Star Donation Challenge

Chơi với con đôi khi như cực hình, tôi phải làm thế nào đây?

17 Tháng Mười 2017 3311 lượt đọc

Những gợi ý tuyệt vời về các trò chơi với con để giúp con phát triển các kỹ năng cần thiết và tạo ra những hồi ức tuổi thơ đẹp đẽ dường như là “giấc mơ xa vời” đối với tôi.

Câu chuyện của con gái và tôi

“Mẹ ơi, mẹ chơi trò tàu hoả với con nhé?”, con gái tôi hỏi sau khi đã xếp ghế ăn thành dãy.

“Ồ, chắc rồi. Mẹ ngồi ghế nào trên tàu thế?”, tôi đáp, trong đầu hình dung tới cảnh tượng sẽ chơi trò chơi tưởng tượng quen thuộc này với con. Không phải đứa trẻ nào cũng từng thế sao?

“Mẹ có thể ngồi ở đây”, con gái đáp. “Nhưng đưa vé cho con trước đã”.

Tôi nhặt một mẩu giấy, vờ làm vé và đưa cho con.

Chúng tôi tận hưởng thêm vài phút chơi đùa vui vẻ bên nhau trước khi mọi chuyện chuyển hướng xấu.

“Mời tất cả hành khách lên tàu!”, tôi thông báo, chính thức bước vào cuộc chơi.

“Khôôôôông! Con phải là người nói câu đó chứ”.

Tôi đứng lên khỏi đoàn tàu.

“Khôôôôông! Tàu vẫn đang chạy cơ mà!”

Tôi lại ngồi xuống và đưa con một chiếc vé khác.

“Khôôôôông! Mẹ đã đưa vé cho con rồi cơ mà”.

Đây không chính xác là những gì mà tôi nghĩ tôi và con gái sẽ chơi cùng nhau. Có lẽ con gái tôi cũng chẳng mường tượng chuyện như vậy xảy ra. Tôi muốn là người mẹ luôn thích thú tận hưởng những khoảnh khắc chơi đùa cùng con. Không phải tôi nên như thế sao?

Chơi với con đôi khi như cực hình, tôi phải làm thế nào đây?

(Ảnh: Getty Images)

Tại sao tôi và con gái lại chẳng thể chơi vui vẻ với nhau?

Chúng tôi đã không vui vì tôi không thực sự chơi. Theo định nghĩa, chơi đùa là tham gia vào một hoạt động để tạo ra niềm vui, sự giải trí. Chơi đùa là phải vui, chứ không phải vì trách nhiệm hay nghĩa vụ.

Không lâu sau “vụ việc” trên, tôi tình cờ đọc được một bài viết của nhà tâm lý học phát triển, Peter Gray. Ông chỉ ra rằng, chơi đùa có ý nghĩa quan trọng với trẻ. Trẻ học thông qua chơi. Những trò chơi giả vờ, đóng vai mang đến cho trẻ cơ hội để đảm nhiệm vai trò của người lớn như nấu nướng, lái xe hay sử dụng phương tiện giao thông công cộng, làm vườn hoặc chăm sóc em bé. Là người lớn, chúng ta đã có những kỹ năng này. Do đó, việc giả vờ chơi khiến chúng ta buồn chán. Não người bị thu hút bởi sự mới mẻ nên việc luyện tập những kỹ năng mới sẽ phù hợp hơn. Với người trưởng thành, ngồi xuống để chơi trò vờ lái ô tô hay nấu bữa tối chẳng khác nào ngồi xuống để học bảng chữ cái – nhàm chán kinh lên được!

Phù, tôi không phải người mẹ duy nhất ghét mấy trò chơi giả vờ cùng con

Vậy tôi nên làm gì bây giờ? Tôi nên dành thời gian ở bên con như thế nào khi không chơi đùa với chúng? Không phải hoạt động này có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo sự gắn kết gia đình ư?

Có và không. Chơi cùng con đúng là rất quan trọng. Nhưng một lần nữa, bạn nên nhớ lại định nghĩa về vui chơi: Chơi là phải vui. Chơi là để vui. Nói cách khác, nếu bạn không thấy vui, bạn không thực sự chơi. Chìa khoá để có được niềm vui cùng nhau khi chơi đùa là tìm ra một hoạt động khiến cả 2 đều thích thú. Tôi nhận ra nguyên nhân khiến mẹ con tôi chẳng thể chơi vui là vì tôi không thấy vui.

Đơn giản thôi nhưng cuộc sống luôn biến đổi. Có vài thứ tôi biết mình không thể làm với niềm vui và do đó, tôi sẽ từ chối tham gia cùng con mà không hề cảm thấy có lỗi. Giả vờ chúng tôi là mèo ư? Không đâu. Lái xe ô tô đồ chơi hoặc tàu hoả đồ chơi khắp nhà ư? Tôi không thể làm được. Vào vai một người mẹ đảm đang và các công việc chăm sóc bé sơ sinh ư? Chán… hơn con gián!

Thay vào đó, tôi cố gắng lấp đầy khoảng thời gian bên con bằng những hoạt động mà tôi thích nhưng cũng rất thu hút con. Ví dụ:

- Dạo bộ giữa thiên nhiên

- Đạp xe

- Bơi lội

- Vẽ

- Đọc sách

- Xếp Lego

- Chơi các trò chơi với bàn cờ

- Nướng bánh

Vậy chúng ta có thể làm gì khi con đề nghị chúng ta chơi cùng?

Trước hết, hãy nhớ rằng, con đề nghị cha mẹ chơi là mong muốn được kết nối. Trẻ muốn vui đùa với chúng ta. Trẻ muốn chúng ta có mặt trong thế giới của chúng. Trẻ cần chúng ta. Thường thì cha mẹ có thể đáp ứng nhu cầu đó thông qua việc tìm một cách kết nối khác:

- Ôm con thật chặt cho tới khi trẻ sẵn sàng để thoát ra.

- Bật nhạc và khiêu vũ cùng con.

- Chạy đuổi theo con khắp phòng khác và tung con lên.

- Đề nghị trẻ thực hiện một hoạt động khác mà cả hai đều chấp nhận và vui vẻ.

Vài nét về tác giả:

Nina Palmo là một người gốc Bắc Âu, hiện đang sống tại Texas (Mỹ) cùng ông xã và 2 con gái. Cô dạy môn xã hội học tại một trường đại học lớn và viết blog chia sẻ về nghề làm cha mẹ, dạy con tại nhà.

Theo Parents


ConTuHoc khuyến nghị học sinh sử dụng hệ thống (tự) học thêm và ôn thi tối ưu TiengAnhK12 để đạt điểm cao nhất với thời gian ôn ít nhất. Đăng kí tài khoản miễn phí để bắt đầu:
Học tốt lớp 1-12 môn Toán, Tiếng Anh Ôn thi vào lớp 6 Ôn thi vào lớp 10 Nâng cao Tiếng Anh theo khung CEFR Ôn thi chứng chỉ Tiếng Anh Cambridge, ETS, IELTS

 

Đăng kí nhận email

Nếu bạn muốn định kì nhận được email tóm tắt các thông tin cập nhật về tài nguyên, phương pháp học tập, các khóa học/CLB miễn phí và các chương trình ưu đãi của Giáo dục Con Tự Học

Trở thành Đại sứ Giáo dục Con Tự Học

Khóa HD ôn thi vào 10

Được khen ngợi nhiều

2.100.000 VND 1.145.000 VND

sổ học từ vựng thông minh azVocab