Cho con thi các cuộc thi quốc tế để tô điểm hành trang du học: cần tỉnh táo!
Thế nào là một cuộc thi quốc tế thực sự?
Hôm qua, một mẹ hỏi mình về một cuộc thi Piano quốc tế mà mẹ định cho con tham gia. Sau khi chị đọc cho mình tên cuộc thi này tại Nhật Bản, mình ra sức tra trên mạng mà chỉ thấy có mấy bài báo bằng tiếng Việt nói về cuộc thi. Không thấy có bất cứ một trang web tiếng Anh nào cả. Có thể cuộc thi này có trang web chỉ bằng Nhật ngữ chăng? Mà Nhật ngữ thì làm sao thí sinh quốc tế đọc được nhỉ?
Thôi đành đọc về cuộc thi, thấy nói trên báo tiếng Việt là có tới 1000 thí sinh nhiều nước từ đủ mọi lứa tuổi tham gia. Mà thi đủ thứ loại nhạc cụ khác nhau. VN năm rồi lãnh 2 giải Nhất môn Piano.
Theo hiểu biết của mình, đã là cuộc thi quốc tế về âm nhạc chuyên nghiệp thì thường chỉ chuyên cho một nhạc cụ. Và thậm chí chỉ thi một loại nhạc của nhạc sĩ vĩ đại nào đó. Ví dụ như thi piano và chỉ chuyên đánh nhạc của Chopin hay Tchaikosky, Bach...
Nếu có cho phép thi các nhạc cụ khác nhau và tác giả khác nhau thì cũng chỉ vài ba loại và mỗi năm chỉ thi 1 chủ đề, một loại nhạc cụ.
Tuổi của thí sinh dự thi cũng quy định rất chặt và không cho toàn thể nam phụ lão ấu thi xả cảng.
Những cuộc thi nổi tiếng trên thế giới với giải thưởng danh giá luôn có tên tuổi rõ ràng, thông tin cực kỳ đầy đủ, nói ra là biết hay có thể tra cứu rất dễ.
(Ảnh: Ziemia Dobrzyńska)
Phí thời gian, phí tiền bạc nếu cho con tham gia các cuộc thi không tên tuổi, thiếu minh bạch
Nếu không thì chỉ là các cuộc thi cho vui, amateur, gọi là Liên hoan âm nhạc thì đúng hơn.Vì nhạc cụ nào cũng thi, tác giả nào cũng đánh tuốt, tuổi nào cũng tham gia thi thì cách gì so tài cao thấp được? Còn cái gọi là quốc tế thì bây giờ cũng chả khó khăn gì. Chỉ cần 1 cháu VN và 2 cháu Lào cùng Campuchia đấu với nhau gọi ngay là quốc tế.
Tương tự, rất nhiều mẹ cho mình tên các cuộc thi Toán, thi khoa học, thi IT quốc tế mà tìm mãi chả thấy tên đâu. Và cũng phát rồ vì chạy đua vũ trang cho con ăn học để thi đấu. Thi quốc tế be bé thế mà còn có những lớp chuyên luyện thi, biết trước cả dạng đề để cho gà chọi luyện chưởng mới kinh chứ.
Nếu các gia đình dư tiền thì cứ tham gia các cuộc thi dạng này. Vì theo mình biết mỗi lần đi thi thố, các mẹ phải bỏ ra vài ba ngàn USD cho con đi, chưa kể còn tập tành ở nhà nữa, rồi theo thày theo cô, nghe những lời rất có cánh của họ để bù đầu thi cử. Còn nếu không dư tiền mà cũng chẳng dư thời gian thì chả nên thi thố làm gì. Vì nó khá vô bổ mất thời giờ.
Mình khuyên các cha mẹ có con có tài cứ cho học và thi, mà thi hẳn các cuộc thi "oách xà lách". Chỉ cần một giải Lớn trong các cuộc thi này thì chắc chắn con có cơ hội lãnh học bổng lớn vào các trường tốt ở Mỹ. Mà thế giới cũng ngả mũ kính chào. Khỏi lo phân tán lực lượng nhé.
Dưới đây là tên của 10 cuộc thi piano lớn nhất thế giới, các mẹ tham khảo:
- Frederic Chopin International Piano Competition (dành cho các nghệ sĩ piano nghiệp dư)
- Ignacy Jan Paderewski International Piano Competition
- Tchaikovsky International Music Competition (tổ chức tại Moscow)
- Queen Elisabeth International Music Competition
- Marguerite Long and Jacques Thibaud International Competition (tổ chức tại Paris)
- ARD International Music Competition (tổ chức tại Munich)
- The Bach International Competition (tổ chức tại Leipzig)
- Ferenc Liszt International Piano Competition (tổ chức tại Budapest)
- Ferruccio Busoni International Piano Competition
- Maria Canals International Music Competition.
Còn đây là các cuộc thi Toán danh tiếng ở Mỹ, mời các mẹ cho con học và tham gia:
- American Invitational Mathematics Examination (AIME)
- United States of America Mathematical Olympiad (USAMO)
- Mathematical Olympiad Summer Program (MOSP or MOP)
- International Mathematical Olympiad (IMO)
- Mandelbrot Competition
Theo FB Nguyễn Thị Bích Hậu
Các bài viết cùng chủ đề Du học rất thiết thực qua kinh nghiệm thực tế của chị Nguyễn Thị Bích Hậu:
> May mà tôi chưa bán nhà cho con du học!
> Con bạn có thuộc nhóm học sinh trung học được đại học Mỹ ưa chuộng không?
> Chị Nguyễn Thị Bích Hậu (TP. HCM) chia sẻ cách giúp con đoạt học bổng du học nội trú Mỹ
ConTuHoc khuyến nghị học sinh sử dụng hệ thống (tự) học thêm và ôn thi tối ưu TAK12 để đạt điểm cao nhất với thời gian ôn ít nhất. Đăng kí tài khoản miễn phí để bắt đầu: | ||||
Đăng kí nhận emailNếu bạn muốn định kì nhận được email tóm tắt các thông tin cập nhật về tài nguyên, phương pháp học tập, các khóa học/CLB miễn phí và các chương trình ưu đãi của Giáo dục Con Tự Học |
- Nên đi du học từ cấp 3 hay từ đại học?
- Học bổng ASEAN cho học sinh Việt Nam học cấp 3 tại Singapore năm học 2018
- Có nên cho con đi du học (phổ thông) sớm?
- Những YES and NO dành cho các em học sinh muốn du học cấp 2-3 tại Mỹ
- Chia sẻ từ một người mẹ từng du học và đã cho hai con đi du học Singapore, Úc, Mĩ
- Những học bổng kỳ lạ nhất thế giới