Sophia - công dân robot đầu tiên đang khiến dư luận thế giới đặc biệt quan tâm
Saudi Arabia (hay Ả Rập Xê-út) trở thành quốc gia đầu tiên trong lịch sử công nhận quyền công dân cho một robot. Cô robot nhận được vinh dự này có tên là Sophia. Đây là lần đầu tiên một quốc gia trao quyền công dân cho một tạo vật không phải con người, được cho là đánh dấu một kỷ nguyên mới, nơi robot và con người hòa nhập, chung sống với các quyền bình đẳng như nhau.
Được biết, người Saudi Arabia được nhận 1 số đặc quyền, phúc lợi xã hội nhất định như chăm sóc sức khỏe miễn phí; miễn học phí, nước, điện, xăng; không phải chịu thuế thu nhập; khu vực công trả lương cao hơn khu vực tư nhân; trợ cấp thất nghiệp đầy đủ, hay cũng có 1 quỹ phát triển cung cấp khoản vay không lãi suất cho gia đình muốn mua nhà, kinh doanh...
Nhưng mọi chuyện sẽ chẳng có gì đáng nói, nếu như Sophia không phải là một robot nữ, và quốc gia trao quyền ấy không phải là Saudi Arabia (hay Ả Rập Xê-út).
Chính vì hai dữ kiện kia xảy ra cùng một lúc, sự kiện này bỗng gây ra các phản ứng trái chiều.
Không tính đến mối lo sợ robot gây nguy hại cho con người, thì nhiều người cho rằng đây là một sự bất công lớn, vì có vẻ như Sophia đã có những đặc quyền vượt trên hàng triệu lao động nhập cư và phụ nữ của quốc gia này.
Sophia xuất hiện trên sân khấu một mình, trước công chúng, lại không phải quấn hijab (khăn trùm đầu), đeo mạng che mặt hay mặc bất kỳ trang phục truyền thống nào của người Hồi giáo.
Sophia xuất hiện mà không cần đến bất kỳ công cụ che mặt nào
Và đó mới chỉ là một trong những điều gây ra tranh cãi mà thôi, vì Sophia nhận được nhiều quyền lợi hơn thế. Trong đó, quan trọng nhất là quyền tự quyết.
Phụ nữ tại Ả Rập gần như không được tự quyết bất kỳ điều gì, mà buộc phải thông qua một người giám hộ hợp pháp (là nam giới, thường là cha, anh trai, hoặc chồng). Nếu không nhận được chấp thuận, người phụ nữ sẽ không thể ra nước ngoài, không mở được tài khoản ngân hàng, thậm chí là không được khám chữa bệnh, kể cả khi cần cấp cứu.
Trong khi đó, Sophia không cần phải có bất kỳ ai giám hộ cho mình, và điều này thực sự đã gây bất mãn. Sophia còn được cấp cả thẻ căn cước công dân, và có thể dùng nó để xin hộ chiếu, điều mà rất nhiều phụ nữ Ả Rập bị cấm cản.
Dấu hỏi lớn về nhân quyền của Sophia
Sự phân biệt đối xử này cũng khiến nhiều người phải đặt dấu hỏi: Sophia sẽ được coi là người, hay robot?
Về nguyên tắc, khi được trao quyền công dân, Sophia sẽ có quyền lợi đi kèm trách nhiệm của một con người thực thụ. Nhưng nếu là như vậy, cô sẽ phải chịu những quy định hà khắc đối với phụ nữ Ả Rập: cần người giám hộ, không được xin việc nếu không cho phép, không được mở tài khoản, trò chuyện với người khác giới...
Tuy nhiên như đã thấy, Sophia không bị áp dụng bất kỳ đạo luật nào. Cô có thể tự do trò chuyện với bất kỳ ai, có thể xin hộ chiếu, miễn là hệ thống AI bên trong đủ thông minh để làm vậy. Cô có thể làm bất kỳ điều gì cô muốn.
Điều này có nghĩa, người ta không xem cô là một con người đúng nghĩa. Vậy thì sao có thể đảm bảo không xảy ra câu chuyện phân biệt đối xử giữa người và robot, trong khi quyền công dân của cả hai là bình đẳng như nhau?
ConTuHoc khuyến nghị học sinh sử dụng hệ thống (tự) học thêm và ôn thi tối ưu TAK12 để đạt điểm cao nhất với thời gian ôn ít nhất. Đăng kí tài khoản miễn phí để bắt đầu: | ||||
Đăng kí nhận emailNếu bạn muốn định kì nhận được email tóm tắt các thông tin cập nhật về tài nguyên, phương pháp học tập, các khóa học/CLB miễn phí và các chương trình ưu đãi của Giáo dục Con Tự Học |
- Cách mạng 4.0 sẽ thay đổi tương lai các ngành nghề như thế nào?
- Cách mạng 4.0: "Những nhà máy không đèn" và hàng triệu công nhân Việt Nam sẽ mất việc trong không quá 10 năm nữa!?
- Robot với trí tuệ nhân tạo sẽ thay thế một lượng lớn giáo viên trên toàn cầu trong 10 năm tới?
- Jack Ma: "Đừng theo học ngành sản xuất nữa, tương lai thất nghiệp là chắc! "
- Cách mạng công nghiệp 4.0: cơ hội cho những ngành nghề nào mới?
- Nhận định của Tỉ phú Jack Ma: CEO tài năng nhất trong 30 năm tới sẽ là robot