Bộ 100 đề đánh giá năng lực môn Tiếng Việt cho HS lớp 4 và 5 thi vào lớp 6 (2 tập)

Picture of Bộ 100 đề đánh giá năng lực môn Tiếng Việt cho HS lớp 4 và 5 thi vào lớp 6 (2 tập)
180.000 VND

Lưu ý: Giá sản phẩm chưa bao gồm phí ship, phí ship sẽ khoảng từ 20.000-35.000 tùy theo địa chỉ nhận ship và sẽ được trao đổi rõ với khách hàng khi nhân viên gọi điện xác nhận đơn hàng.

Bộ 100 đề đánh giá năng lực môn Tiếng Việt cho HS lớp 4 và 5 thi vào lớp 6

1. Sách tích hợp toàn bộ kiến thức Tiếng Việt trong chương trình tiểu học, bao gồm các nội dung liên quan đến kiến thức Luyện từ và câu; Từ Hán Việt; Thành ngữ tục ngữ; Đọc hiểu; Cảm thụ; Tác giả & tác phẩm; Từ loại; Mở rộng vốn từ… Đây là những kiến thức học sinh thường gặp trong các bài thi vào lớp 6 của các trường có thi tuyển –
đặc biệt là các trường ở Hà Nội như Amsterdam, Cầu Giấy, Nguyễn Tất Thành, Archimedes, Ngôi Sao, Lương Thế Vinh…
2. Sách giúp ôn luyện kiến thức thông qua 1000 câu hỏi trắc nghiệm, với hàng trăm cách hỏi khác nhau giúp học sinh ôn tập kiến thức nhanh nhưng không cảm thấy nhàm chán. Các câu hỏi và cách hỏi được xây dựng trên cơ sở tổng hợp tổng hợp và phân tích dạng câu hỏi trong đề thi những năm trước của các trường, vì vậy học sinh sau khi luyện tập bằng bộ đề này không chỉ chắc kiến thức mà còn được làm quen với dạng bài, không còn bị bỡ ngỡ khi làm bài thi chính thức.
3. Sách được biên soạn bởi cô Lê Thị Thu Ngân cùng đội ngũ giáo viên giỏi của Next Nobels – đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm ôn luyện môn Tiếng Việt cho học sinh tiểu học thi vào lớp 6 ở Hà Nội. Với bề dày thành tích hàng năm có hàng trăm học sinh học tập tại trung tâm đạt kết quả cao trong kì thi tuyển sinh vào lớp 6 các trường, nhiều em đạt điểm thủ khoa, á khoa môn Tiếng Việt, Trung tâm Next Nobels hiện là địa chỉ học luyện Tiếng Việt và rèn viết văn yêu thích của học sinh thủ đô.

Những điểm cộng không thể bỏ qua của bộ sách

Học Tiếng Việt, xét đến cùng là học cách sử dụng ngôn ngữ. Vì vậy, không chỉ là sách ôn thi đơn thuần, bộ “100 Đề trắc nghiệm đánh giá năng lực môn Tiếng Việt” còn hướng tới việc phát triển ngôn ngữ cho học sinh. Với hai tập sách dày gần 300 trang, các em học sinh sẽ được:

Mở rộng vốn từ, rèn khả năng diễn đạt và phát triển ngôn ngữ

Toàn bộ câu hỏi trong bộ sách đều sử dụng ngữ liệu chọn lọc là hàng trăm các câu văn, đoạn văn hay trích dẫn từ các tác phẩm nổi tiếng, các truyện hay trong và ngoài sách giáo khoa. Khi làm bài, các em học sinh cần đọc ngữ liệu và đây là cách rất tốt để các em được bồi đắp vốn từ, học tập cách sử dụng từ ngữ.
Câu hỏi Ví dụ:

Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu: “Hoa chuối rừng nở đỏ chót, hoa đỗ quyên dại và hoa kim tước, hoa kim anh nở khắp nơi, như dăng lên tấm lụa của hội hè.” (Dương Thu Hương) giống với biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu nào dưới đây ?

A. Những cây phong mảnh dẻ, dịu dàng cúi đầu trong thung lũng ven dòng suối. (L. M. Montgomery)
B. Những cây nhài Arập lá sẫm, hoa trắng như những ngôi sao nhũ bạc. (Theo Harriet Beecher Stowe)
C. Những bông hoa loa kèn trong vườn tỏa hương, nương theo làm gió vô hình, len qua từng khe cửa, từng khung cửa sổ, nấn ná khắp hành lang và mọi căn phòng. (L. M. Montgomery)
D. Sớm tinh sương, khi cây mận vẫn còn im lìm, ngái ngủ thì chú chim nhỏ đã cất lên bài ca thánh thót mừng nắng sớm.

Hình thành năng lực đọc hiểu và cảm thụ văn học

Các câu hỏi trong đề thi được biên soạn cẩn thận, lồng ghép nội dung phân tích, đánh giá cũng như cảm xúc của người ra đề. Vì vậy, học sinh sau khi làm bài vừa có thể ghi nhớ kiến thức, vừa học cách đọc hiểu, cảm thụ tác phẩm.

Ví dụ cùng là câu hỏi về tác giả tác phẩm, khi hỏi về tác giả của “Dế mèn phiêu lưu ký”, thay vì chỉ đặt câu hỏi đơn giản “Tác phẩm Dế mèn phiêu lưu ký của nhà văn nào?” thì nhóm biên soạn tài liệu đã khéo léo lồng vào câu hỏi những ngữ liệu có giá trị bồi đắp năng lực cảm thụ cho học sinh như sau:
Nhà văn tài năng này đã xây dựng nên một thế giới tưởng tượng sống động về loài vật bằng ngôn từ. Bước vào thế giới loài vật ấy, chúng ta như bước vào thế giới thân quen của con người. Các nhân vật từ chị Nhà Trò yếu ớt đáng thương cho đến chàng Dế Mèn tốt bụng, tài giỏi đều hiện hiện lên vô cùng ấn tượng và gần gũi. Nhà văn ấy là:

A. Tạ Duy Anh
B. Tô Hoài
C. Đoàn Giỏi
D. Lâm Thị Mỹ Dạ

Cung cấp hệ thống các thành ngữ, tục ngữ

Bằng việc gắn kết ý nghĩa các thành ngữ, tục ngữ với những câu chuyện thực tế, những tấm gương, nhân vật trong cuộc sống hiện tại bộ đề thi giúp học sinh vừa hiểu ý nghĩa, vừa ghi nhớ một cách tự nhiên. Ví dụ, hỏi về câu tục ngữ “Lửa thử vàng, gian nan thử sức”, người biên soạn dẫn dắt từ chia sẻ của đệ nhất phụ nhân tổng thống Mỹ như sau:
Michelle Obama, đệ nhất phu nhân của tổng thống Mỹ Barack Obama đã từng chia sẻ về cách dạy con mình: “Tôi luôn nói với các con của tôi rằng chúng không nên né tránh những việc khó khăn bởi vì đó chính là nơi mà chúng ta phát triển bản thân.” Lời khuyên đó giống với lời khuyên trong câu tục ngữ Việt Nam nào dưới đây ?

A. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.
B. Lửa thử vàng, gian nan thử sức.
C. Không thầy đố mày làm nên.
D. Đói cho sạch, rách cho thơm.

Phát triển tư duy tổng hợp, tạo kiến thức nền cho các môn học ở cấp II.

Câu hỏi sau đây là một ví dụ vì nó không chỉ kiểm tra khả năng đọc hiểu của học sinh mà qua đó các em còn được cung cấp thông tin về một vấn đề có ý nghĩa toán cầu – dự án “1000 tỉ cây xanh của giới trẻ toàn cầu”
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Cậu thiếu niên người Đức Felix Finkbeiner được mời phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc vào năm 2011 khi anh mới 13 tuổi về những biến đổi khắc nghiệt của khí hậu toàn cầu. Anh nói: “Chúng con cho rằng người lớn biết được những tác hại của biến đổi khí hậu và cũng biết được những biện pháp để khắc phục. Tuy nhiên chúng con không hiểu được vì sao người lớn lại có quá ít hành động thực tế. Nhưng tương lai thế giới là của chúng con. Chúng con không tin rằng chỉ có người lớn mới cứu được tương lai của chúng con và chúng con buộc phải hành động để giữ lấy tương lai của mình.” Từ năm 9 tuổi, Finkbeiner đã khởi xướng phong trào “Trồng cây cho Trái Đất” thành một mạng lưới ở nhiều nơi trên thế giới, quy tụ các nhà hoạt động trẻ tuổi, nhằm nỗ lực làm chậm lại tình trạng ấm lên toàn cầu. Từ mục tiêu ban đầu trồng 1 triệu cây xanh trên nước Đức, hiện nay phong trào đã trồng được hơn 14 tỉ cây xanh tại khoảng 130 nước trên thế giới và đang đặt ra mục tiêu mới nhằm trồng 1000 tỉ cây, tức 150 cây xanh cho mỗi người trên Trái Đất. Để tổ chức thực hiện được mục tiêu đó, phong trào của Finkbeiner đã và đang vận động khoảng 55 ngàn “Đại sứ vì công lý cho khí hậu” tham gia phong trào, thu hút những người trẻ tuổi tham gia vào nỗ lực đối phó với nguy cơ về biến đổi khí hậu toàn cầu. Phần lớn các đại sứ này trên thế giới đều nằm trong lứa tuổi từ 9 đến 12. (Theo Báo Thanh niên)

Theo em, vì sao dự án “1000 tỉ cây xanh của giới trẻ toàn cầu” do cậu thiếu niên người Đức Felix Finkbeiner khởi xướng lại thu hút được nhiều người trẻ ?

A. Vì nguy cơ biến đổi khí hậu toàn cầu là nguy cơ lớn đe dọa loài người và việc trồng cây xanh để làm chậm lại tình trạng ấm lên toàn cầu là một việc vô cùng cần thiết không chỉ của riêng người lớn mà còn trách nhiệm chung của tất cả mọi người trên trái đất.
B. Bài phát biểu của cậu thiếu niên người Đức Felix Finkbeiner tại Liên Hợp Quốc rất hay và giàu sức thuyết phục, đã thức tỉnh mọi người, đặc biệt là giới trẻ, giúp họ nhận ra cần phải chung tay cứu trái đất.
C. Vì người khởi xướng việc dự án trồng cây xanh là một thiếu niên tuy còn rất nhỏ nhưng đã sớm có hiểu biết đúng đắn, có ý thức trách nhiệm với cộng đồng, với môi trường chung của trái đất. Cậu là tấm gương sáng, giúp truyền cảm hứng cho người trẻ.
D. Cả A, B, C.