Star Donation Challenge

Thử tìm nguyên nhân sinh viên đại học "rơi rụng" nhiều

01 Tháng Mười Hai 2017 2587 lượt đọc

Những con số từ... chưa đầy đủ các trường

+ Tháng 6/2016, Trường ĐH Nông lâm TP.HCM cùng lúc ký 946 quyết định buộc thôi học 946 sinh viên. Trong số này có nhiều em học hệ chính quy, hệ liên thông và cao đẳng đã học từ 3 học kỳ trở lên. Đáng chú ý, trước khi xảy ra việc đuổi học hàng loạt này, trường đã cảnh báo học vụ với 1.937 sinh viên, trong đó có 1.614 sinh viên bị cảnh báo lần 1, 323 sinh viên bị cảnh báo lần 2.

Thử tìm nguyên nhân sinh viên đại học

Nao nức, nhộn nhịp ngày nhập học.

+ Tháng 3/2016, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG TP.HCM cảnh cáo học vụ và buộc thôi học 214 sinh viên với các lý do: Không hoàn thành nghĩa vụ học phí, không đạt số tín chỉ tối thiểu cho ngành đào tạo trong một học kỳ, có điểm trung bình kiểm tra trong học kỳ đầu dưới 3.0 hoặc điểm trung bình của 2 học kỳ liên tiếp dưới 4.0.

+ Con số này ở Trường ĐH Bách khoa TP.HCM là lớn hơn rất nhiều, khi có tới khoảng 30% số sinh viên không còn "bám trụ được tới năm học cuối.

+ Tại Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM, thống kê sau 4 năm (tương đương 1 khóa), trường “mất” từ 15-20% tổng số sinh viên nhập học.

+ 3 khóa gần đây tại Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội, có 565 sinh viên nhập học năm 2014 bị cảnh báo do kết quả học tập kém, chiếm 10% tổng số sinh viên nhập học năm đó.

+ Tại Trường ĐH Mở TP.HCM, thông tin từ ông Nguyễn Minh Hà, Trưởng phòng đào tạo, tính chung các ngành học thì số sinh viên bị "rụng" khá nhiều, trong đó nhóm ngành kỹ thuật có sinh viên bị "rụng" nhiều hơn các ngành kinh tế. "Tỷ lệ ra trường sau khi hết hạn (7 năm) chỉ còn 70-72% số sinh viên nhập học. Trong đó, ngành kỹ thuật có hơn 60%, còn ngành kinh tế và các ngành khác khoảng 75%. Như vậy, khoảng 20-25% sinh viên của một khóa đã bị rơi rụng. Số sinh viên ra trường đúng hạn (4 năm) chỉ được 50%".

+ Trường ĐH Giao thông vận tải, cho biết cứ mỗi năm học lại có hàng ngàn sinh viên của trường bị cảnh báo lần 1 và lần 2, do kết quả học tập không đạt, và khoảng 600 sinh viên bị buộc thôi học.

+ Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, trung bình mỗi năm học, tổng số trường hợp tự nguyện thôi học và bị buộc thôi học ở trường lên đến gần 1.000 sinh viên. 

 

Thử tìm nguyên nhân sinh viên đại học
Một bộ phận sinh viên không tới được ngày này.
 

+ Trường ĐH Y Hà Nội là một trong số ít trường có những ngành tuyển sinh đầu vào với số điểm gần như tuyệt đối. Nhưng tình trạng sinh viên bị cảnh báo vì kết quả học tập sa sút, sinh viên bị áp lực tâm lý phải tạm ngừng hoặc ngừng hẳn học cũng xảy ra. 

Theo GS.TS Nguyễn Hữu Tú - phó hiệu trưởng Trường ĐH Y Hà Nội, hằng năm những trường hợp phải buộc thôi học chiếm khoảng 5-10% sinh viên toàn trường.

+ Trường ĐH Kinh tế quốc dân - cho biết mỗi năm trường này phải áp dụng hình thức xử lý học tập ở nhiều mức cảnh báo khác nhau với hàng ngàn sinh viên.

Năm 2016 có đến 1.400 sinh viên bị áp dụng mức cảnh báo 1, cảnh báo 2 và khoảng 800 sinh viên bị xử lý ở mức buộc thôi học. Sang năm 2017, hiện có 400 sinh viên bị cảnh báo 1, cảnh báo 2 và khoảng 600 sinh viên phải áp dụng hình thức xử lý buộc thôi học.

Thử tìm nguyên nhân của hiện tượng 

Xin chia sẻ ý kiến của thầy giáo Nguyễn Quốc Vương để chúng ta cùng trao đổi: 

Thử tìm nguyên nhân sinh viên đại học
Thầy giáo Nguyễn Quốc Vương

 

Một là nhiều người chọn trường, chọn thi đại học kiểu hú họa như "cho vui", "cho bằng bạn bè", "cho oai" mà không có ý niệm gì về đại học hay học đại học nên khi gặp khó hoặc "thất ý" là chán không học nữa.

Hai là việc học và nội dung học ở đại học rất khác ở phổ thông. Dung lượng kiến thức ở đại hoc lớn hơn nhiều.Bạn có thể rất siêu toán sơ cấp ở phổ thông thi đại học toán toàn 9, 10 điểm nhưng rất có thể bạn sẽ không qua nổi toán cao cấp ở đại học khi học tài tử.

Nhưng cái đó có lẽ không quan trọng bằng lý do này

Hầu hết học sinh Việt Nam trong giai đoạn học phổ thông do môi trường xã hội và quan niệm của phụ huynh chi phối đã chỉ sống trong thế giới rất...hẹp. Thế giới ấy gói gọn lại việc học gạo các môn giáo khoa phục vụ thi đại học với các bài tập toán, lý hóa, anh và bài văn ...mẫu.Luyện đi luyện lại cũng chỉ chừng đó. Sách vở khác không đọc và nhiều phụ huynh còn cho rằng đọc nó phí thời gian.

Thế giới học đường và sinh hoạt học đường chỉ có học các môn giáo khoa và thi. Không gian sinh hoạt là từ nhà đến trường và trường học nằm trong bốn bức tường. Trải nghiệm xã hội nghèo nàn và đơn điệu.

Hệ quả là việc học và sinh hoạt cá nhân của học sinh được duy trì, thúc đẩy gần như dựa vào "Động lực ngoài"-sự thúc giục, đe dọa của gia đình, giáo viên. Sự thôi thúc từ nội tâm-"đông lực trong", thứ bao gồm lý tưởng, sự say mê, mối quan tâm, khát vọng tìm cái mới... rất yếu.

Trong hoàn cảnh đó, sự nhẫn nại, ý chí vượt khó, tính định hướng mục tiêu và năng lực quyết định ở học sinh không được mài giũa.

Để rồi khi vào đại học trong môi trường"tự do" hơn, thoát khỏi sự ràng buộc, kiểm soát của gia đình (động lực ngoài suy giảm hoặc không còn), thanh niên đã sống phóng túng và tùy tiện thay vì biết sống một cách tự do, tự lập.

Cứ nhìn quán nước quanh trường, các quán điện tử, các quán nhậu vỉa hè, các cuộc vui chơi của sinh viên là rõ.

Bốn năm đại học là bốn năm sung sức nhất và có nhiều thời gian nhất. Nếu muốn học cái gì thì đó là thời gian tốt nhất để học. Sau khi ra trường sẽ vướng bận gia đình và công việc. Tuy nhiên rất ít sinh viên ý thức rõ điều đó. Bản thân tôi cũng hối hận là nếu như có nhận thức như bây giờ từ khi còn là sinh viên năm thứ nhất, mọi thứ sẽ khác.

Ở một khía cạnh khác, các sinh viên sinh ra và lớn lên trong các gia đình nghèo khó ở nông thôn nhưng bản thân lại được bố mẹ tạo điều kiện tối đa cho học và không phải đụng tay đụng chân làm bất cứ việc gì cũng là vấn đề lớn.

NGHÈO MÀ KHÔNG PHẢI KHỔ hay chỉ KHỔ ĂN, KHỔ MẶC cũng làm suy giảm ý chí, năng lượng và tính lý tưởng trong các bạn trẻ nông thôn.

Nhiều bạn bố mẹ nghèo nhưng chỉ biết đi học không phải làm gì. Bố mẹ hi sinh hết, làm cho hết . Vì thế lớn lên khả năng chịu đựng, nhẫn nại, vượt khó, cảm thông, hợp tác... kém.

Khi gặp khó khăn thường chỉ biết than thở hoặc tìm cách nhờ vả người thân, bố mẹ.

Việt Nam có một thứ hơn Nhật và Nhật phải thèm muốn là lực lượng thanh niên.

Nhưng đấy cũng chỉ là dạng năng lượng thô. Muốn nó cháy bùng thành cái gì đó thì phải cần đến nhiều thứ khác. Tiếc thay.

Theo Big School

(Số liệu tham khảo từ Vietnamnet, Tuổi Trẻ)


ConTuHoc khuyến nghị học sinh sử dụng hệ thống (tự) học thêm và ôn thi tối ưu TiengAnhK12 để đạt điểm cao nhất với thời gian ôn ít nhất. Đăng kí tài khoản miễn phí để bắt đầu:
Học tốt lớp 1-12 môn Toán, Tiếng Anh Ôn thi vào lớp 6 Ôn thi vào lớp 10 Nâng cao Tiếng Anh theo khung CEFR Ôn thi chứng chỉ Tiếng Anh Cambridge, ETS, IELTS

 

Đăng kí nhận email

Nếu bạn muốn định kì nhận được email tóm tắt các thông tin cập nhật về tài nguyên, phương pháp học tập, các khóa học/CLB miễn phí và các chương trình ưu đãi của Giáo dục Con Tự Học

Trở thành Đại sứ Giáo dục Con Tự Học

Khóa HD ôn thi vào 10

Được khen ngợi nhiều

2.100.000 VND 1.145.000 VND

sổ học từ vựng thông minh azVocab