Thông báo điều chỉnh mức giá Kids A-Z

BÀI HỌC LỚN NHẤT BẠN ĐÃ HỌC ĐƯỢC TỪ CHA MÌNH LÀ GÌ?

05 Tháng Bảy 2017 4661 lượt đọc

Hannah Yang, cựu sinh viên ĐH Yale

Lần đầu tiên cha tôi và tôi phát hiện ra hiệu sách lớn nhất của thành phố, chúng tôi những muốn mua mọi thứ trên giá về nhà.

Lúc đó tôi 7 tuổi và thèm khát những câu chuyện thú vị. Cha tôi là một kĩ sư phần mềm cả đời say sưa nghiên cứu. Chúng tôi mới chuyển đến thành phố này từ Utah, chúng tôi chưa có thẻ thư viện, mọi thứ trong hiệu sách đó thật quá cuốn hút cha con tôi.

"Hannah, cha đề nghị thế này, cha sẽ mua mọi cuốn sách cha con mình muốn đọc, miễn là chúng ta cùng đồng ý là cuốn sách đó đáng để giữ trong nhà. Con thấy sao?".

“Nhưng mẹ nói cha con mình mua quá nhiều sách đấy.”, tôi tiếc rẻ trả lời.

“Mẹ con là một phụ nữ thông minh, nhưng trên đời này không có khái niệm quá nhiều sách con ạ.”

Thế là từ đó bắt đầu một truyền thống bí mật kéo dài suốt thời thơ ấu của tôi.

Mỗi khi cha con tôi tới hiệu sách cùng nhau, chúng tôi lại cùng bàn bạc xem sẽ mang những quyển sách nào về nhà. Cha con tôi chia nhau ra đi xem từng khu trong nhà sách, sau đó gặp nhau ở phía sau, ngồi đối diện với nhau và lần lượt bảo vệ từng món trong giỏ của mình.

Năm tôi lên 8 tuổi và thích thể loại truyện phiêu lưu, tôi đưa cho cha xem các quyển như The Magic Tree House và The Tale of Despereaux.

Khi tôi 12 tuổi và bước vào thời kì nổi loạn, tôi đưa cho cha những quyển như The Catcher in the Rye và Flowers for Algernon.

Khi tôi 16 và yêu thích kinh tế học, tôi lại chọn những quyển như Freakonomics và How to Lie with Statistics.

Lúc nào cha cũng nghiêm túc lắng nghe mọi điều tôi nói về từng cuốn sách với ông, dù đó là một vấn đề về tội phạm, hay là về một chú chuột bé nhỏ ước mơ trở thành hiệp sĩ.

Đến lượt cha, ông chỉ cho tôi ba cuốn sách khác nhau về một ngôn ngữ lập trình mới, và hỏi tôi xem quyển nào có vẻ hay nhất. Hoặc ông cho tôi xem cuốn sách hướng dẫn mới nhất về thiết kế giải thuật và đọc cho tôi phần mô tả điều gì làm nên một giải thuật hay. Cũng có lần ông cho tôi xem một cuốn sách về nghệ thuật thời phục hưng, và cùng nhau trầm trồ chiêm ngưỡng những bức họa trong đó.

Mỗi lần cha dẫn tôi đi hiệu sách, tôi lại học thêm được một chút về những thứ mà cha đọc. Nhưng, quan trọng nhất là, tôi học được cách nói sao cho thuyết phục. Tôi học được cách lắng nghe bằng cả trái tim. Tôi học được cách làm cho trí óc hoàn toàn mở.

Chúng tôi không đi hiệu sách quá thường xuyên, có lẽ chỉ vài tháng môt lần. Có lúc mua cả đống sách về nhà, có lần không mua gì cả. Khi chúng tôi mang một mớ mới về, mẹ tôi lại thở dài và nhắc chúng tôi không nên tiếp tục mua những thứ mình không cần. Lúc đó tôi biết là bà nói đúng.

Thế rồi cha tôi thuyết phục mẹ rằng sách là sự đầu tư đáng giá để chúng ta trở thành người mà chúng ta muốn. 
Bây giờ thì, không nghi ngờ gì, tôi biết là cha tôi cũng đúng.

Nguồn:  https://www.quora.com/What-was-the.../answer/Hannah-Yang-4

 

Deva Dubey

Cha tôi có lần kể cho em gái tôi chuyện Chú rắn hổ mang con (THE BABY COBRA)

Có một chú rắn nhỏ sống với cha trong một cái hốc cây ven hồ. Cha chú là rắn hổ mang chúa mà mọi người đều khiếp sợ. Chú rắn con chưa biết săn mồi, cha chú phải mang thức ăn (chuột, ếch, chim, sóc...) về nuôi chú. 

Chú rắn nhỏ rất muốn ra chơi dạo ven hồ, nhưng vì lúc đó đang là mùa mưa, nên hầu như lúc nào chú cũng phải ở trong hang Một tối khi trời khô tạnh, chú ló ra ngoài dạo chơi. Đột nhiên trời mưa to. Tất cả lũ ếch nhảy ra hồ, chúng bắt đầu kêu ộm oạp và nhảy qua đầu chú rắn nhỏ. Chú rắn hoảng hốt quay về hang.

Khi cha chú trở về, chú lo lắng kể lại chuyện.
"Cha ơi cha nghe con kể này, tối nay khi con a ngoài, bọn ếch ngoài hồ tấn công con. Con sợ lắm..."
"Con có đau không con yêu?"
"Không, con không đau. Nhưng bọn chúng luôn sợ cha. Tại sao chúng lại tấn công con? Tại sao chúng lại không sợ con?"
"Vì chúng không biết con là ai".

"Con nên làm gì ạ?"
"Con hãy chờ. Chờ đến ngày chúng ít đề phòng nhất".

"Ít đề phòng nhất cái gì ạ?"
"Ít đề phòng con nhất."
"Nhưng, giờ con không biết săn mồi. Khi đó con sẽ làm gì hả cha?"

"Con chỉ cần ngóc đầu lên. Chúng sẽ biết con là ai".

 "Chỉ thế thôi ạ?"

"Chỉ thế thôi"

Có hai bài học từ câu chuyện này:

  1. Dù lúc này ai đó có trông yếu ớt, bất lực đến thế nào, cùng đừng mắc sai lầm đánh giá thấp họ. Chớ nên tin ai đó sẽ kém cỏi mãi - Từ góc nhìn của loài ếch.
  2. Lúc này người khác có vẻ mạnh hơn bạn - chỉ vì bạn cho phép điều đó. Hãy tự biết bản thân mình, chờ đợi thời cơ, chuẩn bị sẵn sàng, ngóc đầu lên và cho họ biết bạn thực sự là ai! - Từ góc nhìn của loài rắn.

Bằng câu chuyện này, cha tôi đã nói cả hai bài học đó, dạy chúng tôi chớ tự kiêu và cũng không để người khác làm mình kém tự tin.

Nguồn: https://www.quora.com/What-was-the-most-important-lesson-you-learned-from-your-father/answer/Deva-Dubey-1

 

 


ConTuHoc khuyến nghị học sinh sử dụng hệ thống (tự) học thêm và ôn thi tối ưu TAK12 để đạt điểm cao nhất với thời gian ôn ít nhất. Đăng kí tài khoản miễn phí để bắt đầu:
Học tốt lớp 1-12 môn Toán, Tiếng Anh Ôn thi vào lớp 6 Ôn thi vào lớp 10 Nâng cao Tiếng Anh theo khung CEFR Ôn thi chứng chỉ Tiếng Anh Cambridge, ETS, IELTS

 

Đăng kí nhận email

Nếu bạn muốn định kì nhận được email tóm tắt các thông tin cập nhật về tài nguyên, phương pháp học tập, các khóa học/CLB miễn phí và các chương trình ưu đãi của Giáo dục Con Tự Học

Tags:

Trở thành Đại sứ Giáo dục Con Tự Học

 

Được khen ngợi nhiều

sổ học từ vựng thông minh azVocab