Bố mẹ là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới thói quen uống rượu của con cái

16 Tháng Mười 2017 4179 lượt đọc
Bố mẹ là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới thói quen uống rượu của con cái
Bố mẹ ảnh hưởng nhiều đến thói xấu uống rượu của thiếu niên. Ảnh minh họa, nguồn: Internet

Trẻ nên biết tác hại của rượu khi 10 tuổi

Theo một báo cáo mới đây của Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (APP), các chuyên gia chăm sóc sức khỏe nên giải thích những tác hại của chất cồn đối với cơ thể cho trẻ em trong độ tuổi 9 - 10.

“Kết quả của những cuộc khảo sát cho thấy, trẻ em trong độ tuổi từ 9- 13 bắt đầu có suy nghĩ thử uống rượu. Vì vậy, việc giải thích cho trẻ từ 9 - 10 tuổi về tác hại của chất cồn rất quan trọng” - báo cáo trên cho biết.

Tại Hoa Kỳ, rượu là đồ uống mà trẻ em và thanh thiếu niên hay lạm dụng nhất. Theo báo cáo mới đây, 21% thanh thiếu niên uống rượu trước 13 tuổi, và 79% uống rượu khi còn học phổ thông.

Tại Anh, khảo sát 5.700 trẻ tuổi từ 13 - 16 cho thấy, 1/ 5 đối tượng trên đã từng say khi mới 14 tuổi, và khi 16 tuổi, tỷ lệ say đã lên tới 50% con số trên. Các nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu nguy cơ trẻ bị say rượu.

Nguy cơ gây say trong vòng 2 giờ ở thanh thiếu niên nữ tuổi từ 9 - 17 có từ ba loại đồ uống chứa cồn trở lên. Tương tự, gây say trong vòng hai giờ đối với thanh thiếu niên nam tuổi từ 9 - 13 khi uống từ ba loại đồ uống trở lên, trên bốn loại đồ uống đối với trẻ từ 14 - 15 và hơn năm loại đồ uống với trẻ độ tuổi từ 16 - 17.

Tác giả của nghiên cứu cũng lưu ý rằng, tỉ lệ uống rượu ở học sinh trung học tại Mỹ tăng từ 36% - 50%, tỷ lệ say rượu ở độ tuổi này là 28% tới 60%.

Đồng tác giả của nghiên cứu, bác sĩ nhi khoa Lorena Siqueira, thành viên của Ủy Ban AAP Về lạm dụng chất gây nghiện cho biết:

“Chúng ta cần can thiệp vào việc uống rượu của trẻ em ở lứa tuổi thanh thiếu niên, đặc biệt là những đối tượng nghiện rượu, bằng phương pháp khác với người lớn. Vì chưa trưởng thành và thiếu kinh nghiệm nên khi uống rượu, trẻ em và thanh thiếu niên có thể gặp những hậu quả nghiêm trọng - có cả trường hợp tử vong trong lần đầu uống say”.

Một nghiên cứu khác của Ủy ban AAP cho thấy, nếu tiếp tục uống rượu khi còn trẻ có thể gây ảnh hưởng tới sự phát triển của não, tạo ra các “lỗ thủng” tại não bộ, và tăng nguy cơ nghiện rượu. AAP cho hay, các bác sĩ nhi khoa nên kiểm tra về thói quen uống rượu của những bệnh nhân ở lứa tuổi thanh thiếu niên và đưa ra những lời khuyên cần thiết.

Bố mẹ là nhân tố quan trọng nhất, bạn bè thứ hai

Nghiên cứu tại Mỹ cho thấy, 80% thanh thiếu niên cho hay, bố mẹ là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới thói quen uống rượu của con cái, điều này có nghĩa bố mẹ đóng vai trò then chốt trong việc giáo dục con cái.

Một nghiên cứu khác tại Anh của tổ chức Joseph Rowntree Foundation cho thấy, trẻ bắt gặp cha mẹ lướt khướt, dù chỉ vài lần thì chúng nhiễm thói xấu này nhanh gấp hai lần so với những đứa trẻ khác.

Việc trẻ em có bạn bè hay nhậu cũng ảnh hưởng lớn tới thói quen của chúng. Thanh thiếu niên có nhiều thời gian bên bạn bè, chúng càng có cớ để tìm tới rượu.

Các công trình nghiên cứu cũng cho thấy, việc giám sát của cha mẹ là rất quan trọng, nếu cha mẹ “thả rông” trẻ trong tối thứ Bẩy và chúng tự do xem phim mà không được giám sát thì chắc chắn chúng sẽ tìm tới rượu.

Thanh thiếu niên sẽ uống số lượng rượu gấp hai lần nếu chúng dành hai tối mỗi tuần với bạn bè. Và tối nào cũng tụ tập thì số lần uống vượt quá bốn lần/tuần.

“Gia đình và bạn bè ảnh hưởng rất lớn tới thanh thiếu niên trong việc uống rượu, nó quyết định đến mức độ uống nhiều, ít và có thường xuyên hay không” - nghiên cứu của Joseph Rowntree Foundation cho biết.

Báo cáo cũng cho thấy, trẻ tiếp xúc với đồ uống có cồn dưới 10 tuổi thì có điều chắc chắn là, ở tuổi thanh thiếu niên chúng sẽ uống và thậm chí uống rất nhiều.

Với những teen mà tiếp xúc với đồ uống có cồn muộn thông qua bạn bè, lớn lên, thiếu sự giám sát thì chúng cũng thuộc dạng “bợm nhậu”.

Chung tay ngăn chặn

Don Shenker, người đứng đầu đơn vị Ngiên cứu về đồ uống có cồn tại Anh cho biết, sự giám sát của cha mẹ trong giai đoạn đầu của trẻ có ảnh hưởng lớn tới việc uống rượu của chúng sau này.

Ông cũng cho rằng, ngoài sự giám sát chặt của gia đình, chính quyền cũng phải làm mọi việc để ngăn ngừa trẻ uống rượu: như tăng giá bán rượu, giáo dục trẻ để nhận biết rõ những tác hại do rượu mang tới.

Mới đây, các chuyên gia y tế Anh cũng thúc ép chính phủ cứng rắn hơn trong việc ngăn cấm quảng cáo rượu trên các phương tiện truyền thông. Các quy định này dựa trên điều luật mà Pháp đã làm, mục tiêu là bảo vệ trẻ khỏi sự xâm lấn của rượu.

Luật của Pháp có tên gọi Loi Evin, đã được đưa ra năm 1991, theo đó ngăn cấm quảng cáo rượu trên truyền hình, các phương tiện xã hội nhưng cho phép ở những nơi khác. Giáo sư Gerard Hastings, tại Đại học Stirling, Anh cho hay, luật đã giúp giảm tiêu thụ rượu ở Pháp.

“Xóa bỏ những ảnh hưởng không tốt là không có gì ngạc nhiên nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng, nền văn hóa, Loi Evin là bước đi đột phá mà nước Anh cần học hỏi” - vị giáo sư nhấn mạnh.

Thực tế cho thấy, quảng cáo đã tác động lớn tới việc trẻ học uống rượu và hình thành thói quen này. Thanh thiếu niên được tiếp xúc với những loại hình quảng cáo và tiếp thị rượu đa dạng, thì chúng uống càng nhiều, và nếu như đã từng uống rượu, do tác động nên chúng có xu hướng uống nhiều hơn.

Theo Nguyễn Hưng (tổng hợp) - GD & TĐ


ConTuHoc khuyến nghị học sinh sử dụng hệ thống (tự) học thêm và ôn thi tối ưu TAK12 để đạt điểm cao nhất với thời gian ôn ít nhất. Đăng kí tài khoản miễn phí để bắt đầu:
Học tốt lớp 1-12 môn Toán, Tiếng Anh Ôn thi vào lớp 6 Ôn thi vào lớp 10 Nâng cao Tiếng Anh theo khung CEFR Ôn thi chứng chỉ Tiếng Anh Cambridge, ETS, IELTS

 

Đăng kí nhận email

Nếu bạn muốn định kì nhận được email tóm tắt các thông tin cập nhật về tài nguyên, phương pháp học tập, các khóa học/CLB miễn phí và các chương trình ưu đãi của Giáo dục Con Tự Học

Trở thành Đại sứ Giáo dục Con Tự Học

 

Được khen ngợi nhiều

sổ học từ vựng thông minh azVocab