Hướng dẫn dạy tiếng Anh giao tiếp cho trẻ dễ áp dụng
Dạy giao tiếp tiếng Anh cho trẻ không nhất thiết phải bắt đầu từ những bài học phức tạp hay giáo trình đắt tiền. Ngược lại, điều quan trọng là bạn tạo được môi trường nói tiếng Anh tự nhiên, thân thuộc cho trẻ ngay trong chính ngôi nhà của mình. Trong bài viết sau đây, Giáo dục Con Tự học sẽ chia sẻ hướng dẫn dạy giao tiếp tiếng Anh cho trẻ dễ áp dụng, đồng thời gợi ý những điều ba mẹ nên làm nếu trẻ ngại nói hoặc không hợp tác khi học.
Nội dung bài viết:
- 1. Hướng dẫn cách dạy giao tiếp tiếng Anh cho trẻ tại nhà
- 1.1. Bắt đầu từ những mẫu câu ngắn, quen thuộc với trẻ
- 1.2. Tận dụng các tình huống sinh hoạt để luyện nói mỗi ngày
- 1.3. Sử dụng câu hỏi – trả lời để trẻ luyện phản xạ giao tiếp 2 chiều
- 1.4. Biến việc luyện nói thành trò chơi vui vẻ
- 1.5. Tạo “thử thách nhỏ” để con dùng tiếng Anh hàng ngày
- 1.6. Cùng con bắt chước nhân vật hoạt hình tiếng Anh
- 1.7. Dùng app học giao tiếp có hướng dẫn rõ ràng, dễ áp dụng
- 2. Làm gì khi trẻ không chịu giao tiếp bằng tiếng Anh?
1. Hướng dẫn cách dạy giao tiếp tiếng Anh cho trẻ tại nhà
Dưới đây là 7 cách dạy giao tiếp tiếng Anh cho trẻ hiệu quả, giúp bạn đồng hành cùng con trong hành trình học tập để sử dụng thành thạo ngôn ngữ này.
1.1. Bắt đầu từ những mẫu câu ngắn, quen thuộc với trẻ
Khi mới dạy trẻ giao tiếp tiếng Anh, điều quan trọng nhất là bắt đầu từ những câu đơn giản – vừa đủ để bé hiểu, vừa đủ để bé cảm thấy “mình cũng nói được tiếng Anh mà!”. Hãy ưu tiên những mẫu câu bé thường gặp trong sinh hoạt hằng ngày, ví dụ như:
- Good morning!
- Let’s go!
- I want water.
- It’s yummy!
- I like it!
Những câu này không chỉ gần gũi mà còn giúp trẻ có cảm giác tiếng Anh là thứ mình có thể dùng hằng ngày, chứ không chỉ là bài học ở trường.
1.2. Tận dụng các tình huống sinh hoạt để luyện nói mỗi ngày
Đừng đợi đến giờ học mới nói tiếng Anh – mọi tình huống hằng ngày đều là cơ hội để dạy trẻ giao tiếp tiếng Anh. Bạn có thể sử dụng các mẫu câu để giao tiếp bằng tiếng Anh với con trong các tình huống như:
- Trong bữa ăn: “Do you want more rice?” – “It’s hot!” – “Yummy, right?”
- Khi chơi cùng con: “Catch the ball!” – “My turn!” – “Let’s build a house.”
- Khi đi siêu thị: “Put it in the basket.” – “How many bananas?” – “This is heavy!”
Việc lồng ghép tiếng Anh vào sinh hoạt hằng ngày sẽ giúp con hiểu tiếng Anh là ngôn ngữ dùng để diễn đạt cảm xúc, yêu cầu, mong muốn – đúng như cách ngôn ngữ được sinh ra. Và vì đây là những tình huống thật, bé sẽ nhớ lâu và học nói một cách tự nhiên, không gò bó.
1.3. Sử dụng câu hỏi – trả lời để trẻ luyện phản xạ giao tiếp 2 chiều
Sử dụng câu hỏi – trả lời để trẻ luyện phản xạ giao tiếp tiếng Anh 2 chiều
Một trong những cách hiệu quả nhất để dạy giao tiếp tiếng Anh cho trẻ là tạo ra các đoạn hội thoại ngắn dạng hỏi – đáp. Điều này giúp con luyện phản xạ 2 chiều, chứ không chỉ nghe – lặp lại một cách thụ động.
Bạn có thể bắt đầu bằng các câu hỏi đơn giản như:
- What’s this? → It’s a cat.
- Do you like apples? → Yes, I do.
- Are you happy? → Yes!
- Where’s your toy? → Here!
Ban đầu, bạn có thể vừa hỏi vừa gợi ý đáp án để bé quen. Sau đó, khuyến khích con tự trả lời, và dần dần, bạn có thể đổi vai để bé là người hỏi bạn. Trẻ rất thích khi được “làm chủ cuộc trò chuyện” – điều này cũng giúp con học cách sử dụng tiếng Anh linh hoạt hơn.
1.4. Biến việc luyện nói thành trò chơi vui vẻ
Trẻ học tốt nhất khi được chơi – và điều này cũng đúng với việc học giao tiếp tiếng Anh. Thay vì ngồi học theo kiểu “đọc – chép”, bạn hãy biến mỗi buổi luyện nói thành một trò chơi vui vẻ, nơi mà tiếng Anh là một phần trong cuộc chơi đó.
Dưới đây là một số ý tưởng về trò chơi kích thích trẻ giao tiếng tiếng Anh mà bạn có thể thử ngay:
- Trò chơi tìm đồ vật: “Can you find something blue?” – “It’s under the chair!”
- Simon Says phiên bản tiếng Anh: “Simon says touch your nose!” – “Jump three times!”
- …
👉 Gợi ý các trò chơi học tiếng Anh bổ ích dành cho trẻ
Khi bé cảm thấy việc nói tiếng Anh giống như chơi với ba mẹ, con sẽ không còn áp lực mà thay vào đó là sự hào hứng. Đây là cách rất hiệu quả để giúp trẻ dùng tiếng Anh một cách tự nhiên, tự tin mà không sợ sai.
1.5. Tạo “thử thách nhỏ” để con dùng tiếng Anh hàng ngày
Một cách thú vị khác để dạy trẻ giao tiếp tiếng Anh tại nhà là đưa ra những thử thách nhỏ mỗi ngày. Chẳng hạn:
- “Hôm nay con hãy chào ba bằng tiếng Anh nhé!”
- “Ai nói được 5 câu tiếng Anh trong bữa tối thì được thêm 1 miếng xoài tráng miệng nha!”
- “Mỗi lần con dùng tiếng Anh đúng, mẹ sẽ tặng con một sticker!”
Các thử thách nên ngắn – vui – có phần thưởng nhỏ, để con không cảm thấy áp lực.Cách này vừa giúp trẻ có mục tiêu rõ ràng để luyện nói mỗi ngày, vừa kích thích sự hứng thú của trẻ như khi đang chơi trò chơi, từ đó tăng động lực học và giao tiếp tự nhiên bằng tiếng Anh.
1.6. Cùng con bắt chước nhân vật hoạt hình tiếng Anh
Trẻ thường bắt chước rất nhanh, đặc biệt là khi xem hoạt hình hoặc video có nhân vật ngộ nghĩnh, âm thanh vui tai. Bạn có thể tận dụng điều này để dạy trẻ giao tiếp tiếng Anh một cách gián tiếp nhưng rất hiệu quả.
Để cùng con bắt chước nhân vật hoạt hình tiếng Anh:
- Chọn những video có nội dung đơn giản, nhiều câu lặp lại như Peppa Pig, Dora the Explorer, Cocomelon, Super Simple Songs…
- Xem cùng con và lặp lại một vài câu thoại hoặc cụm từ mà bé thích.
- Cùng con “nhập vai” một nhân vật và nói lại đoạn hội thoại bằng giọng điệu vui vẻ, ví dụ: “I’m Peppa Pig. What’s your name?”
Việc cùng con bắt chước nhân vật không chỉ giúp bé luyện phát âm, ngữ điệu, mà còn kích thích trí tưởng tượng và niềm yêu thích ngôn ngữ. Đây cũng là cách tuyệt vời để tạo sự gắn kết giữa bạn và con trong quá trình học tiếng Anh.
👉 22+ phim hoạt hình tiếng Anh cho bé học ngoại ngữ hiệu quả
1.7. Dùng app học giao tiếp có hướng dẫn rõ ràng, dễ áp dụng
Trong thời đại công nghệ, việc dạy giao tiếp tiếng Anh cho trẻ tại nhà có thể dễ dàng hơn rất nhiều nếu bạn chọn đúng ứng dụng hỗ trợ. Nhiều app học giao tiếp tiếng Anh cho trẻ hiện nay được thiết kế rất trực quan, sinh động và có hướng dẫn rõ ràng, phù hợp với khả năng tiếp nhận của trẻ nhỏ.
Khi chọn ứng dụng, bạn nên ưu tiên những app:
- Có phần luyện nói – phản xạ hai chiều (bé được nói ra, được phản hồi)
- Có giao diện vui mắt, dễ sử dụng với trẻ
- Có các hoạt động gắn với tình huống thực tế, ví dụ: chào hỏi, ăn uống, chơi, đi học...
- Có lộ trình học rõ ràng, chia theo độ tuổi hoặc trình độ
Một số app phổ biến mà nhiều phụ huynh lựa chọn hiện nay có thể kể đến như: Lingokids, English for Kids, Buddy.ai,... hoặc các nền tảng kết hợp AI hỗ trợ luyện phát âm, luyện hội thoại cơ bản. Dù bạn chọn app nào, điều quan trọng là bạn cùng đồng hành và khuyến khích con sử dụng đều đặn mỗi ngày, kể cả chỉ 5–10 phút.
👉 20 app học tiếng Anh giao tiếp hiệu quả nhất 2025
Ngoài những ứng dụng trên, Giáo dục Con Tự Học gợi ý ba mẹ cho trẻ học với Kids A-Z với học phần Reading, nơi bé có thể đọc truyện theo cấp độ (level), nghe phát âm chuẩn bản xứ và rèn luyện kỹ năng đọc hiểu qua các bài tập đi kèm.
Kids A-Z là công cụ học tập Tiếng Anh được yêu thích bởi hàng triệu trẻ em trên toàn thế giới, cung cấp hơn 3.000 đầu sách điện tử phong phú, chia thành 29 trình độ, từ cấp độ cơ bản A đến nâng cao Z2, phù hợp cho trẻ từ mầm non đến THCS. Với lộ trình học tập được cá nhân hóa theo từng trình độ, Kids A-Z không chỉ giúp trẻ nâng cao khả năng ngoại ngữ mà còn khơi dậy niềm yêu thích học tập, giúp con tự tin bước vào hành trình khám phá tri thức. Đây là lựa chọn lý tưởng cho phụ huynh muốn đồng hành cùng con trên con đường học vấn.
2. Làm gì khi trẻ không chịu giao tiếp bằng tiếng Anh?
2.1. Nguyên nhân trẻ không chịu giao tiếp bằng tiếng Anh
Nguyên nhân trẻ không chịu giao tiếp bằng tiếng Anh
Trong quá trình dạy giao tiếp tiếng Anh cho trẻ, sẽ có lúc bạn gặp tình huống: bé lắc đầu, im lặng, hoặc thậm chí từ chối nói tiếng Anh dù trước đó rất hợp tác. Điều này là hoàn toàn bình thường và không phải dấu hiệu “bé không hợp học ngoại ngữ” như nhiều phụ huynh lo lắng.
Trước hết, bạn cần hiểu rằng ngôn ngữ là thứ cần thời gian để "ngấm" – giống như cây cần thời gian để nảy mầm. Nhiều bé chỉ quan sát, nghe, hiểu trong thời gian đầu mà chưa sẵn sàng để nói ra. Giai đoạn này được gọi là “silent period” (thời kỳ im lặng) – một phần tự nhiên trong quá trình học ngôn ngữ thứ hai.
Ngoài ra, có một vài lý do phổ biến khiến trẻ không chịu giao tiếp bằng tiếng Anh, bao gồm:
- Bé sợ nói sai, bị chê cười hoặc bị sửa quá nhiều
- Bé không hiểu rõ mình đang nói gì, chỉ học thuộc lòng nhưng không thực sự hiểu ngữ cảnh
- Không có môi trường dùng tiếng Anh thật, nên bé không thấy cần thiết phải nói
- Quá nhiều áp lực từ người lớn, biến việc học tiếng Anh thành “trách nhiệm” thay vì niềm vui
Vậy phụ huynh nên làm gì trong những trường hợp này? Giáo dục Con Tự Học sẽ gợi ý những giải pháp trong phần tiếp theo của bài viết.
2.2. Cách để trẻ tự tin khi giao tiếp bằng tiếng Anh
2.2.1. Kiên nhẫn và quan sát thay vì ép buộc
Nếu bé không muốn nói tiếng Anh, đừng vội thúc ép. Hãy tạo không gian để con nghe nhiều hơn, quan sát nhiều hơn. Bạn vẫn có thể nói tiếng Anh, dùng mẫu câu quen thuộc, hỏi han nhẹ nhàng – nhưng đừng đòi hỏi con phải trả lời ngay. Chỉ cần bạn duy trì môi trường tiếng Anh mỗi ngày, bé sẽ tự mở lòng khi sẵn sàng.
2.2.2. Kết nối cảm xúc tích cực với việc nói tiếng Anh
Nếu trẻ thấy vui khi giao tiếp tiếng Anh, con sẽ chủ động nói nhiều hơn. Hãy luôn:
- Mỉm cười khi con dùng tiếng Anh, dù chỉ 1 từ.
- Khen ngợi khi trẻ chủ động nói bằng tiếng Anh, chẳng hạn như “Wow, you said it so well!”
- Duy trì bầu không khí thoải mái trong buổi học của trẻ như khi chơi cùng ba mẹ
2.2.3. Luôn làm gương cho con trong quá trình con học
Trẻ học ngôn ngữ bằng cách bắt chước người lớn, nên việc bạn cùng học, cùng nói, cùng chơi tiếng Anh với con sẽ giúp con mạnh dạn giao tiếp bằng tiếng Anh thường xuyên hơn. Bạn không cần phát âm hoàn hảo hay nói thật giỏi – chỉ cần chủ động sử dụng tiếng Anh trong sinh hoạt, con sẽ dần bắt chước và học nói theo một cách tự nhiên.
2.2.4. Giao tiếp là quá trình – không cần hoàn hảo ngay
Đừng quá đặt nặng việc “nói đúng ngay từ đầu”. Quan trọng là con hiểu khi nào nên nói gì và dám dùng tiếng Anh. Dù câu nói của con có thể chưa chuẩn 100%, nhưng khi con đã hình thành thói quen dùng tiếng Anh hàng ngày, con sẽ ngày càng cải thiện và có sự tin khi giao tiếp bằng ngôn ngữ này.
Dạy trẻ giao tiếp bằng tiếng Anh là một hành trình – không cần vội, không cần áp lực. Chỉ cần bạn kiên nhẫn đồng hành cùng con mỗi ngày, từng câu nói nhỏ sẽ dần tạo nên sự tự tin lớn. Hãy bắt đầu từ những điều giản dị nhất – một lời khen, một câu nói cùng con – và để tiếng Anh trở thành một phần tự nhiên trong cuộc sống gia đình.
ConTuHoc khuyến nghị học sinh sử dụng hệ thống (tự) học thêm và ôn thi tối ưu TAK12 để đạt điểm cao nhất với thời gian ôn ít nhất. Đăng kí tài khoản miễn phí để bắt đầu: | ||||
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Đăng kí nhận emailNếu bạn muốn định kì nhận được email tóm tắt các thông tin cập nhật về tài nguyên, phương pháp học tập, các khóa học/CLB miễn phí và các chương trình ưu đãi của Giáo dục Con Tự Học |
- Cứ ra nước ngoài chắc chắn nói giỏi tiếng Anh?
- e-learningforkids.org - website miễn phí cho trẻ học các môn tiếng Anh, toán, sức khỏe, kỹ năng máy tính,... qua các game sinh động
- Lit2Go: Tài liệu online quý dành cho cha mẹ hỗ trợ con nâng cao kỹ năng đọc hiểu
- Barefoot Books – kênh YouTube giúp trẻ học tiếng Anh qua những cuốn sách hát
- Fun English Games: Học tiếng Anh thật vui qua các trò chơi miễn phí
- "Giỏi tiếng Anh không tốn mấy đồng" - Bí quyết dạy tiếng Anh tại nhà của mẹ 2 con