"Điện thoại, kẻ gây rối trong trường học" - giáo viên phải lên tiếng
Thực tế cho thấy, hiện nay số lượng học sinh phổ thông, nhất là học sinh bậc trung học cơ sở, trung học phổ thông đến trường, đem theo và sử dụng điện thoại di động gần như tuyệt đối.
Có thể nói, thời nay, điều kiện kinh tế nhiều gia đình khấm khá lên, số tiền để sở hữu một chiếc điện thoại cũng không phải là quá đắt, nên phụ huynh chẳng ngại mua sắm cho con cái cái tiện ích này nhằm dễ dàng liên lạc, quản lý việc đi đứng, học hành của con trẻ.
Cũng có nhiều trường hợp, tuy không được phép của phụ huynh nhưng con cái, cô cậu học trò vẫn có và lén lút đem điện thoại đến trường sử dụng.
Cũng có nhiều trường hợp, tuy không được phép của phụ huynh nhưng con cái, cô cậu học trò vẫn có và lén lút đem điện thoại đến trường sử dụng.
Học sinh sử dụng điện thoại tại trường lớp ảnh hưởng đến việc học tập. (Ảnh minh họa: Baobinhthuan.com.vn) |
Các em là lứa tuổi mới lớn, tính bắt chước, đua đòi, thích khoe mẽ, trưng diện... rất lớn, hễ thấy bạn bè có điện thoại là mình cũng muốn có như bạn bè.
Nhiều em mua sắm điện thoại không phải để gọi, nhắn tin cho cha mẹ, người thân những lúc thật sự cần thiết, mà chủ yếu nghe nhạc, chơi game, lướt web, gọi, nhắn tin hẹn hò, rủ rê bạn bè đi chơi bời, làm những việc không đâu như: ghi âm, chụp hình bậy bạ.
Nhiều nhà trường phổ thông đã, đang đau đầu về chuyện học sinh lén lút chụp ảnh, ghi hình, ghi âm bạn mình, kể cả thầy cô có sơ hở về lời ăn tiếng nói, về áo quần khi ngồi, cúi xuống.
Rồi các em sẵn sàng đưa lên mạng xã hội Facebook bình luận, bêu riếu, nói xấu nhau… rất nguy hiểm, làm ảnh hưởng, tổn hại đến nhân phẩm người khác.
Thậm chí, có em cá biệt còn dùng điện thoại di động để "khủng bố", chửi bới, de dọa giáo viên, người lớn mà các em ghét, bằng hàng loạt cuộc gọi nháy và tin nhắn. Điện thoại di động của không ít học sinh khi đem tới trường, trong đó đã cài đặt nhiều phần mềm, nội dung, hình ảnh đen, hình ảnh sex, rồi đem phát tán, truyền cho nhau xem, bình luận chăm chú, lúc ra chơi, kể cả trong giờ học.
Qua quan sát, theo dõi, nhà trường, thầy cô giáo chúng tôi nhận thấy, một số em hư hỏng, lơ là, chểnh mảng, học hành càng ngày sa sút, yếu kém, có một phần nguyên nhân từ việc ghiền, lạm dụng quá mức điện thoại.
Bất chấp quy định cấm, trong tiết học, gặp các giáo viên dễ dãi, không bao quát lớp, ít nghiêm khắc, các em học sinh ngang nhiên, tự do gọi, nhắn, xem điện thoại, làm ảnh hưởng đến chất lượng dạy - học của thầy và trò.
Việc học sinh cố tình sử dụng điện thoại trong giờ học, buổi học gây ảnh hưởng xấu đến lớp học, giờ dạy, chụp ảnh, ghi âm những tình huống sơ hở của người khác thì mọi thầy cô giáo, nhà trường nên có biện pháp giáo dục và xử lý nghiêm túc, không để tình trạng đó tái diễn.
Đặc biệt, cần ngăn cấm, xử lý triệt để học sinh lợi dụng điện thoại để phát tán, lan truyền những nội dung không lành mạnh, những hình ảnh, clip mang tính bạo lực, khiêu dâm... trong học sinh.
Hơn nữa, nhà trường cần thông báo sự việc này đến phụ huynh để họ có trách nhiệm cùng nhà trường giáo dục con em, thấy được tác hại khi sử dụng điện thoại trong giờ học, buổi học và những cái hại khác.
Nhiều trường học ở các địa phương lâu nay rất quan tâm đến vấn đề này và đã đạt được sự đồng thuận với các bậc phụ huynh ngay từ đầu năm.
Theo đó, nghiêm cấm mọi học sinh đem và sử dụng điện thoại di động đến trường, đến lớp cũng được xem là biện pháp tốt nhằm triệt để tình trạng học sinh lạm dụng điện thoại di động, gây ảnh hưởng, chi phối, tác động xấu đến hoạt động dạy học và các hoạt động khác trong nhà trường.
Trường trung học phổ thông Huỳnh Thúc Kháng, nơi tôi đang công tác, mới đây, có quy định nghiêm cấm học sinh không được sử dụng điện thoại trong cả buổi học ở không gian nhà trường đã nhận sự nhất trí cao của cha mẹ học sinh.
Sau mấy ngày triển khai “lệnh cấm”, ý thức, thái độ truy bài, tập trung chuẩn bị bài mới, tập thể dục… của đại bộ học sinh tốt hơn hẳn, không còn tình trạng chểnh mảng, từng học sinh, từng nhóm học sinh mải châu đầu vào điện thoại trong thời gian nghỉ giải lao giữa giờ.
Thông tư số 08 về khen thưởng và xử lý kỷ luật học sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành từ năm 1988, cách đây đúng 29 năm, đã trở nên lạc hậu, lỗi thời, không còn phù hợp với điều kiện mới, nhất là những tình huống như học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học, phát tán những hình ảnh, nội dung thiếu lành mạnh… nảy sinh hiện nay.Cách làm của trường tôi được xem là một gợi ý tốt cho các trường khác cùng vận dụng, triển khai góp phần định hướng tốt cho học sinh, nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục.
Do đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần sớm soạn thảo, ban hành thông tư mới, bổ sung, đưa vào những nội dung, điều khoản, quy định mới phù hợp với đặc điểm, tình hình giáo dục ở nhà trường phổ thông hiện nay, theo hướng tăng mức kỷ luật đối với vi phạm của học sinh.
Mặt khác, nó chính là cơ sở, căn cứ thống nhất, đồng bộ để tất cả cơ sở giáo dục cả nước cùng thực hiện, tránh tình trạng mỗi trường, mỗi nơi một kiểu khác nhau.
ConTuHoc khuyến nghị học sinh sử dụng hệ thống (tự) học thêm và ôn thi tối ưu TAK12 để đạt điểm cao nhất với thời gian ôn ít nhất. Đăng kí tài khoản miễn phí để bắt đầu: | ||||
Đăng kí nhận emailNếu bạn muốn định kì nhận được email tóm tắt các thông tin cập nhật về tài nguyên, phương pháp học tập, các khóa học/CLB miễn phí và các chương trình ưu đãi của Giáo dục Con Tự Học |
- Tư thế ngồi đúng để đảm bảo sức khỏe khi sử dụng máy vi tính
- NÊN CHO TRẺ SỬ DỤNG MÀN HÌNH CÁC LOẠI BAO LÂU MỘT NGÀY?
- Những nguy cơ đến với con trẻ từ Internet
- Lấy về máy tính một hoặc một bộ video từ youtube dưới dạng file nghe (mp3) để con luyện tiếng Anh
- AN TOÀN CHO TRẺ KHI SỬ DỤNG YOUTUBE TRÊN MOBILE
- AN TOÀN CHO TRẺ KHI SD YOUTUBE TRÊN MÁY TÍNH