Những phương pháp phát hiện con bị bạo hành
Quan sát các biểu hiện bất thường của con
- Nếu con đột ngột khóc, hờn, nôn ói.... mà con không hề ốm đau hay ươn người thì phải ngay lập tức đề phòng. Nếu 2,3 ngày con đi học đến nhìn thấy ai đó mà khóc thét lên thì phải chú ý ngay. Nhiều khi, người giữ trẻ đánh không để lại dấu vết trên cơ thể đâu. Bố mẹ phải thật tinh ý.
- Các bố mẹ chú ý, nếu con trước nay không đánh ai bao giờ, đi học về cứ thích đánh người khác thì các bố mẹ cũng nên đề phòng. Hoàn toàn có thể có hình thức bạo lực trong cách dạy dỗ ở trường.
- Khi con có vết bầm hay gì đó ở người, bố mẹ đừng làm toáng lên. Hãy im lặng điều tra. Nếu có dấu hiệu rõ hơn thì hãy xử lý.
(Ảnh: HealthyPlace)
- Tuy nhiên, không phải khi nào những dấu vết bạo hành cũng để lại trên da thịt. Đặc biệt là với những trẻ chưa biết nói, phụ huynh nên tìm hiểu về triệu chứng của Shaken Baby Syndrome - SBS (Tạm dịch: Hội chứng xảy ra với trẻ khi bị rung lắc mạnh).
Hội chứng SBS xảy ra khi trẻ (thường là dưới 1 tuổi) bị người chăm sóc lắc mạnh cơ thể của trẻ một cách hung bạo.
Khi đầu của trẻ bị lắc mạnh, bộ não sẽ va đập với xương sọ và có thể gây nên những bầm tím, sưng tấy, tạo áp lực hay thậm chí là chảy máu trong não bộ.
Ảnh hưởng thường gặp của hội chứng SBS là làm tổn thương, chảy máu võng mạc - một lớp mô thần kinh vô cùng nhạy cảm của mắt, có vai trò chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành thông tin hình ảnh gửi về não bộ.
Trẻ bị rung lắc mạnh có thể gây tổn thương mắt và não bộ, nhưng những tổn thương này không phải lúc nào cũng biểu hiện ra ngoài
Hội chứng SBS ở trẻ là khá phổ biến, riêng ở Mỹ mỗi năm có hơn 10,000 trẻ nhỏ gặp phải hội chứng này.
Những người lớn bạo hành thường trút giận lên trẻ nhỏ bằng cách vừa lắc mạnh vừa quát mắng, quăng quật mạnh hay thậm chí tung lên xuống nhiều lần như trong vụ người giúp việc bạo hành bé gái hơn 1 tháng tuổi vừa qua.
Một số triệu chứng phổ biến của hội chứng SBS: đặc biệt cáu kỉnh, nôn trớ, biếng ăn hoặc gặp trở ngại trong ăn uống, khó thở, co giật, bơ phờ (mệt mỏi, ít vận động, thường không tỉnh táo), da xanh tái, vết bầm ở cổ tay, cánh tay, ngực, cổ..., trán rộng hơn bình thường, hay trên cơ thể có một phần mềm lồi ra, không thể ngẩng đầu lên, rùng mình, trẻ không thể tập trung theo dõi theo chuyển động bằng mắt của mình, mê man
Nếu gặp nhiều trong số các triệu chứng trên ở trẻ lớn hơn, cha mẹ cũng cần lưu tâm chú ý và nghĩ đến khả năng trẻ đã bị bạo hành.
- Trẻ có thay đổi về hành vi như né tránh sự chăm sóc, gần gũi của bố mẹ, hoặc tỏ ra 'bám' bố mẹ một cách quá đà. Những đứa trẻ bị bạo hành thường có phản ứng khá cực đoan: một đứa trẻ bình thường ưa vận động và vui tươi có thể trở nên thụ động, trong khi những đứa trẻ vốn trầm tính thì lại hay gây hấn và xung động hơn.
- Rối loạn ngôn ngữ: Trẻ có thể gặp vấn đề trong giao tiếp hay phản ứng khi trò chuyện, phản ứng chậm, thường xuyên tỏ ra sợ sệt - đặc biệt là nếu trước đây trẻ không có tỏ ra có gì bất thường, điều này có thể là do trẻ bị bạo hành bằng lời nói hay hành động nên sợ nếu nói không đúng ý người lớn sẽ bị 'phạt' tương tự. Trẻ bị bạo hành cũng có thể nảy sinh rối loạn ngôn ngữ như nói lắp.
- Rối loạn giấc ngủ: Trẻ khó ngủ, thường ngủ không yên giấc, có thể khóc thét giữa giấc ngủ...
Có những biểu hiện lạ mà trước khi đi nhà trẻ không có: nghiến răng, cắn móng tay, thở nhanh, hồi hộp hoặc toát mồ hôi khi về nhà.
Trò chuyện với con
- Khi con về nhà, liên tục hỏi han con về trường lớp. Không đặt câu hỏi kiểu: Hôm nay con học gì? Mà hỏi kiểu này: Ngày xưa bố/mẹ đi học vui lắm, cô giáo thường cho ăn bánh này, cho ăn kẹo này, cho hát này....
Lập tức trẻ sẽ buôn dưa về lớp học của nó nếu nó đủ khả năng ngôn ngữ để trả lời.
- Quan tâm hỏi han con thật nhiều khi đón con nhé. Hỏi cô xem con ăn gì, chơi gì, vui không? Càng tỏ ra quan tâm con bao nhiêu, người giữ trẻ càng phải để ý và cẩn trọng bấy nhiêu.
- Dùng những câu hỏi gợi mở: Ở lớp con bạn nào ngoan nhất? Bạn nào không ngoan? Lúc các bạn không ngoan thì cô giáo thường làm gì?
Khi đó, trẻ cảm thấy câu hỏi không nhắm vào mình nên có thể miêu tả khách quan hơn, nếu trẻ cảm thấy mình 'hư' nên mới bị đánh đập và không dám kể với bố mẹ, thì có thể mạnh dạn hơn khi kể về các bạn khác.
Cuối cùng, quan tâm đến con và dành thời gian cho con là điều bố mẹ nên làm. Làm cha mẹ, sự nhạy cảm và thấu hiểu con cái là điều rất quan trọng.
Trò chơi đóng vai
Một cách khác cũng rất đơn giản giúp cha mẹ phát hiện ra con bị bạo hành là chơi trò đóng vai. Bố mẹ sẽ làm học sinh và con là cô giáo. Con sẽ diễn lại y chang những gì cô đã làm ở trường lớp.
Bạo hành trẻ có thể đến từ nhiều đối tượng: người giúp việc, hàng xóm, cô giáo hay chính bạn bè của trẻ. Bởi vậy các phương pháp phát hiện trẻ bị bạo hành cũng cần bao quát đủ các đối tượng trên. Khi phát hiện ra trẻ bị bạo hành, phụ huynh nên tìm bác sỹ tâm lý để được tư vấn. Cần thận trọng khi tìm nguyên nhân, đề phòng trường hợp không đủ chứng cứ dễ gây ra đổ oan cho đối tượng nào đó.
Theo BigSchool
ConTuHoc khuyến nghị học sinh sử dụng hệ thống (tự) học thêm và ôn thi tối ưu TAK12 để đạt điểm cao nhất với thời gian ôn ít nhất. Đăng kí tài khoản miễn phí để bắt đầu: | ||||
Đăng kí nhận emailNếu bạn muốn định kì nhận được email tóm tắt các thông tin cập nhật về tài nguyên, phương pháp học tập, các khóa học/CLB miễn phí và các chương trình ưu đãi của Giáo dục Con Tự Học |
- Dạy con hàng ngày
- CÓ CÁCH NÀO ĐỂ CON HỨNG THÚ VỚI VIỆC TỰ HỌC – “CHỊ BÍCH BỘP” WTT
- ĐỪNG NGHĨ THAY CHO CON CÁI!
- 20 ĐIỀU TRẺ CẦN HỌC ĐỂ SỐNG THÔNG MINH VỀ TÀI CHÍNH – PHẦN 1 (3-5 TUỔI)
- 20 ĐIỀU TRẺ CẦN HỌC ĐỂ SỐNG THÔNG MINH VỀ TÀI CHÍNH – PHẦN 2 (6-10 TUỔI)
- 20 ĐIỀU TRẺ CẦN HỌC ĐỂ SỐNG THÔNG MINH VỀ TÀI CHÍNH – PHẦN 3 (11-13 TUỔI)