NÓI CHUYỆN VỚI CON NHƯ THẾ NÀO?
NÓI CHUYỆN VỚI CON NHƯ THẾ NÀO?
Các cha mẹ bây giờ cũng đã hiểu ra tầm quan trọng của việc nói chuyện, trao đổi cùng con. Việc đó vô cùng có lợi vì mọi sự cố đều có thể biết trước để xử lý sớm. Hơn nữa, có trao đổi với con thì mới ra các vấn đề về tính cách, quan niệm sống,…. để giúp con điều chỉnh.
Tuy nhiên, tớ thấy các cha mẹ đôi khi nói chuyện với con chưa đúng cách cho lắm. Tớ liệt kê một số vấn đề nhé.
1. Các cha mẹ hỏi han con quá nhiều. Khi con còn nhỏ, nếu liên tục hỏi han, con sẽ dần dần phụ thuộc vào cha mẹ, mềm yếu và thiếu tự tin. Các con sẽ rất soi các thứ xung quanh, ít chịu mở lòng với bạn bè và những người khác. Lý do đơn giản là do con dựa dẫm vào bố mẹ. Khi xảy ra chuyện thì chỉ nghĩ đến việc về nhà mách mẹ chứ không nghĩ đến việc giải quyết khó khăn hay chia sẻ với bạn bè. Khi con lớn lên, con sẽ cảm thấy bức bách vì cha mẹ cái gì cũng hỏi. Con sẽ cảm thấy mất tự do, dần dần sẽ ko trả lời cha mẹ nữa. Vì thế, cha mẹ sẽ thấy bực bội, khó chịu, và cảm thấy con mình xa dần.
2. Cha mẹ không để ý đến câu trả lời của con mà chỉ hỏi cho có. Cũng có khi là cha mẹ vừa xem điện thoại, vừa hỏi chuyện con. Con sẽ nhận ra điều đó rất nhanh và sẽ thấy cha mẹ thiếu tôn trọng mình. Vì thế, con sẽ dần dần không nói chuyện với cha mẹ nữa.
3. Cha mẹ điều khiển con thông qua những giờ phút tâm sự đó. Cha mẹ lắng nghe con, không những đưa ra ý kiến mà còn quyết định luôn và bắt buộc con làm theo. Khi con còn nhỏ, việc điều khiển còn có thể chấp nhận được. Dĩ nhiên, con sẽ có tính phụ thuộc vào cha mẹ. Nhưng vấn đề chính là khi con lớn lên, con sẽ cảm thấy bức bối, khó chịu, mất tự do. Vì thế, con sẽ dần dần khép kín và không tâm sự với cha mẹ nữa.
4. Lồng ghép các lời giảng đạo vào trong các câu tâm sự. Trẻ con ghét nhất là khi bố mẹ giảng giải gương người tốt việc tốt, yêu cầu con phải học tập, noi gương hoặc đưa ra lời đánh giá tốt xấu ở những sự vụ mà con mang về kể cho bố mẹ nghe. Đôi khi các sự vụ đó đã xong, những lời giảng đạo đó vô giá trị vì các bên đã hành xử theo cách của mình trước khi được nghe lời dạy bảo. Hơn nữa, việc dạy bảo như vậy con sẽ thấy không thoải mái vì nghĩ mình như tội đồ hoặc bạn bè mình trong mắt bố mẹ chỉ là 1 lũ ất ơ vớ vẩn. Vì thế, dần dần các con không chia sẻ với bố mẹ nữa.
5. Can thiệp vào câu chuyện bạn bè của con. Các bố mẹ thường có xu hướng thích con chơi với bạn này, ghét con chơi với bạn kia. Vì thế, trong lời chia sẻ thường có những vụ ép uống dạng này. Các con sẽ nhanh chóng nhận ra và thường thì trẻ không nghe lời bố mẹ đâu, chúng thích ai thì vẫn chơi với bạn đó thôi.
Để tâm sự với con thật dễ dàng và hiệu quả, các cha mẹ nên làm theo phương thức sau:
1. Kể cho con nghe về quá khứ, kỉ niệm của mình, những cách hành xử dở hơi của chính mình và hậu quả đi kèm. Cách này khiến con cảm thấy bố mẹ thật gần gũi, dễ chịu như bạn bè. Vì thế, các con cũng sẽ dễ dàng tâm sự vụ việc của các con hơn. Trong những lời tâm sự đã có hậu quả đi kèm, vì thế, con đã biết được làm gì thì hậu quả sẽ ra sao. Con sẽ từ đó biết rút kinh nghiệm.
2. Nên nói chuyện với con mọi lúc mọi nơi chứ không phải có giờ có giấc. Việc này sẽ khiến con thoải mái chia sẻ hơn. Con sẽ vô tư chia sẻ với bố mẹ mọi thứ và cũng sẽ nhận được lời tư vấn của bố mẹ một cách tự nhiên và thoải mái nhất.
3. Khi nói chuyện với con, nếu có điện thoại hay ai đó cắt ngang, hãy xin lỗi con và dặn sẽ nói chuyện đó lại sau. Con sẽ thấy được tôn trọng và con sẽ nhớ để tiếp tục chia sẻ với cha mẹ vào lúc thích hợp.
4. Luôn tâm niệm, đời con là của con, đời mình là của mình. Đừng ức chế khi con không thực hiện theo lời khuyên của mình. Hãy để đứa trẻ tự chủ. Va vấp trong tuổi thơ là liều thuốc tốt để khi trưởng thành, con sẽ đỡ vấp ngã. Các cha mẹ đừng có quá hoảng sợ nếu con va vấp mà hấp tấp làm việc gì đó. Điều đó có thể gây tổn hại đến con, bạn bè con, môi trường của con.
5. Chơi với con những trò chơi con trẻ. Kỉ niệm mà tớ yêu quý và nhớ mãi chính là mấy lần bố mẹ tớ ngồi đánh tú lơ khơ với bọn tớ. Tớ nhớ là bố tớ còn ăn gian và cả nhà phát hiện ra. Vui và thoải mái vô cùng. Có lẽ cả đời tớ ko bao giờ quên được giây phút đó. Chơi với con, chơi sòng phẳng kiểu cùng vai phải lứa sẽ đem lại cho con nhiều cảm xúc tuyệt vời. Các con sẽ thấy cha mẹ gần gũi và thoải mái. Vì thế, các con sẽ dễ dàng chia sẻ với cha mẹ hơn. Các bố mẹ đừng vì quá bận mà bỏ bê việc này nhé.
6. Nếu khó nói, hãy ghi ra giấy. Khi ghi ra, các cha mẹ có thể xóa đi, xé giấy đi viết lại. Vì thế, các câu chữ trong giấy thường được chỉnh sửa chỉn chu hơn, cẩn thận hơn. Cũng vì thế, các cha mẹ bình tĩnh hơn khi viết và câu văn dễ đọc hơn là nghe trực diện. Do vậy, hiệu quả truyền tải cũng tốt hơn là nói. Các cha mẹ đừng ngại gửi thư cho con nhé.
Tóm lại, nói chuyện với con cũng không dễ. Các cha mẹ cũng cần chú ý một chút. Cha mẹ là số phận của con cái, ai sinh con ra cũng phải học cách làm cha mẹ. Tớ hi vọng các cha mẹ luôn học tốt, làm tốt.
Trời mát, chúc cả nhà vui vẻ.
Nguồn: FB Hương Vũ Thu
ConTuHoc khuyến nghị học sinh sử dụng hệ thống (tự) học thêm và ôn thi tối ưu TAK12 để đạt điểm cao nhất với thời gian ôn ít nhất. Đăng kí tài khoản miễn phí để bắt đầu: | ||||
Đăng kí nhận emailNếu bạn muốn định kì nhận được email tóm tắt các thông tin cập nhật về tài nguyên, phương pháp học tập, các khóa học/CLB miễn phí và các chương trình ưu đãi của Giáo dục Con Tự Học |
- Brightside tổng kết 7 hiểu lầm đáng ngại từ những lời cha mẹ hay nói với con
- Đáp án 'chuẩn' cho 11 câu hỏi mà trẻ con thường làm bố mẹ bối rối
- 15 câu hỏi luyện tư duy cho con cha mẹ nên bỏ túi
- 9 lý do khiến trẻ nói dối
- Làm gì khi bé làm ngơ yêu cầu của cha mẹ?
- Cha mẹ thay đổi cách nói năng để dạy con lịch sự và suy nghĩ tích cực