Bài tập về nhà, bỏ đi là tốt và nhiều trường nên làm như thế!
Bỏ bài tập về nhà ư? Tôi không nghĩ rằng có người nào đó - kể cả học sinh, cha mẹ và giáo viên - lại cảm thấy - phiền lòng nếu điều này được thực thi - theo chia sẻ của một người mẹ Mỹ.
Tôi đã từng ngồi kèm con học qua bao buổi tối đầy đau khổ, cố gắng giúp con giải những bài toán phân số và phép chia dài dằng dặc. Tôi đặc biệt không thể nào quên cảnh tượng con trai lớn của tôi đã phải vất vả thế nào trong suốt năm học lớp 4. Con thường về nhà lúc 3 giờ 30, ngồi phịch xuống ghế, mắt như muốn lồi ra trên gương mặt, ăn đồ ăn nhẹ một cách thờ ơ rồi nhìn chằm chằm vào khoảng không vô định ít nhất 20 phút.
Sau khi lấy lại sức sống, con sẽ chơi đùa và ăn tối. Rồi đắm chìm trong bài tập về nhà, gồm bài tập toán, 30 phút đọc và ghi nhật ký, thực hành phép nhân, đôi khi tập đánh vần. Mọi thứ đều ổn trong vòng nửa tiếng đầu tiên, nhưng sau đó bắt đầu trở nên rối loạn.
Chúng tôi đã thử để con làm bài tập về nhà ngay sau khi tan học. Hoặc sau bữa tối. Hoặc vào buổi sáng sớm hôm sau. Nhưng chẳng gì có thể xoá bỏ cuộc chiến với bài tập về nhà.
(Ảnh: ScaryMommy)
Phần lớn thời gian, không phải con tôi không biết cách hoàn thành bài tập như thế nào. Mà là cháu đã thấy đủ với đống bài tập rồi. Bộ não đã quá đủ với việc học trên lớp và chẳng còn gì lại nữa. Con muốn chơi bên ngoài, muốn đọc một cuốn sách hay xem một chương trình truyền hình yêu thích.
Giáo viên của con rất tốt và may mắn biết bao khi ngay từ đầu năm học, họ đã cam đoan rằng bài tập về nhà không nhằm mục đích khiến trẻ lo lắng. Nếu chuyện đó xảy ra, giáo viên sẽ đề nghị phụ huynh gửi cho họ tờ giấy nhắn với nội dung thông báo về việc bài tập về nhà chiếm hơn 1 tiếng đồng hồ trong thời gian ở nhà của con hay con gặp khó khăn để hoàn thành.
Trẻ đã dành phần lớn thời gian trong ngày ở trường. Bài tập về nhà không nên trở thành thứ “thống trị” thời gian ở nhà hay gây ra căng thẳng không đáng có cho trẻ.
Tại Vermont, trường Tiểu học Orchard đã ngừng giao bài tập về nhà cho học sinh. Thay vào đó, họ đề nghị các gia đình đọc sách cho con nhiều hơn, ra ngoài và cùng nhau chơi thể thao, cùng ăn tối, đi ngủ đúng gì. Kết quả thu được vô cùng khả quan. Học sinh không chỉ sẵn sàng và hứng thú với việc tự đọc hơn mà những người khác cũng được hưởng lợi từ hính sách này. Thầy Trifilio, hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Không bài tập về nhà giúp trẻ có thời gian để suy nghĩ sáng tạo hơn và theo đuổi niềm đam mê của mình”.
Câu chuyện bài tập về nhà là những cái ôm từng được chia sẻ rộng rãi trên mạng (Ảnh: Shutter Stock).
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, khi giao bài tập về nhà cho học sinh tiểu học, người ta chẳng gặt hái được những điều tốt đẹp nào từ việc đó. Trên thực tế, không ít nghiên cứu cho thấy, quá nhiều bài tập về nhà dẫn đến tình trạng lo lắng, stress và đau đầu.
Là người lớn, phần lớn chúng ta đều biết khi nào mình cần nghỉ. Và khi được tận hưởng những khoảng nghỉ quý giá đó, chúng ta có xu hướng làm việc tốt hơn, cảm thấy tươi mới, tràn đầy năng lượng hơn, cư xử ít gàn dở hơn. Bạn cảm thấy thế nào khi đã hoàn thành cả núi công việc ở cơ quan và về đến nhà vẫn phải làm tiếp, chẳng có thời gian rảnh? Bạn sẽ già đi rất nhanh. Nó thậm chí còn khiến bạn đôi khi không còn là chính mình nữa.
Trẻ nhỏ cũng không khác gì. Và mỗi người lại có một điểm “tới hạn” của mình. Chỉ bởi chúng ta không cho rằng, nửa tiếng làm bài tập chia thì có gì ghê gớm nhưng trẻ có thể không cảm thấy như vậy.
Tôi bắt đầu nhận ra điều bất ổn khi con rơi vào cảnh mệt mỏi mỗi ngày khi làm bài tập về nhà. Không phải vì con đang cố tỏ ra lười biếng, ỷ lại. Con chỉ đang cố nói với tôi: Con mệt lắm rồi và thực sự cần nghỉ ngơi.
6 giờ học trên lớp, thêm 30 phút làm bài tập về nhà, vậy là con đã đạt tới giới hạn về khả năng chịu đựng trong ngày. Con đã kiệt sức rồi.
Không phải vô cớ mà xuất hiện phong trào “Không bài tập về nhà”. Nó mang tới những thay đổi tích cực cho trường học và gia đình. Thật hi vọng trong tương lai gần, chúng ta sẽ tiếp tục chứng kiến nhiều trường nữa noi gương trường Tiểu học Orchard. Tôi không nghĩ bất cứ ai – bao gồm cả sinh viên, phụ huynh và giáo viên - lại cảm thấy phiền lòng nếu phong trào này được áp dụng rộng rãi.
Theo ý kiến của Katie Bingham-Smith
trên trang ScaryMommy
ConTuHoc khuyến nghị học sinh sử dụng hệ thống (tự) học thêm và ôn thi tối ưu TAK12 để đạt điểm cao nhất với thời gian ôn ít nhất. Đăng kí tài khoản miễn phí để bắt đầu: | ||||
Đăng kí nhận emailNếu bạn muốn định kì nhận được email tóm tắt các thông tin cập nhật về tài nguyên, phương pháp học tập, các khóa học/CLB miễn phí và các chương trình ưu đãi của Giáo dục Con Tự Học |
- Các bạn nhỏ Mỹ làm bài tập về nhà thế nào, nhiều hay ít?
- Dạy con hàng ngày
- CÓ CÁCH NÀO ĐỂ CON HỨNG THÚ VỚI VIỆC TỰ HỌC – “CHỊ BÍCH BỘP” WTT
- ĐỪNG NGHĨ THAY CHO CON CÁI!
- 20 ĐIỀU TRẺ CẦN HỌC ĐỂ SỐNG THÔNG MINH VỀ TÀI CHÍNH – PHẦN 1 (3-5 TUỔI)
- 20 ĐIỀU TRẺ CẦN HỌC ĐỂ SỐNG THÔNG MINH VỀ TÀI CHÍNH – PHẦN 2 (6-10 TUỔI)