Dạy con cư xử đúng mực - Phần 5: 25 phép tắc trong giao tiếp
Trẻ em như tờ giấy trắng, không phải bẩm sinh đã nhận thức được những thiếu sót của mình trong việc cư xử với mọi người xung quanh nên cần sự chỉ bảo, định hướng và làm gương từ cha mẹ. Ngay từ nhỏ chị em nên chú trọng dạy trẻ cách cư xử lễ phép, lịch sự và ứng xử đúng mực tại nơi công cộng.
Dạy trẻ cách ứng xử với bạn bè và người lớn tuổi (Ảnh: Getty Images).
Dạy trẻ cách cư xử lịch sự trong lời nói với mọi người xung quanh
- Nếu con cần mọi người chú ý đến mình ngay tức khắc, hãy nói “xin lỗi vì làm phiền cô/chú/bác…” để bắt đầu cuộc nói chuyện của mình.
- Khi muốn xin ai một điều gì đó, con cần nói "cô/chú/bác làm ơn cho con...".
- Khi nghi ngờ về một điều gì đó, hãy lịch sự hỏi mọi người bởi điều này có thể giúp con tránh được những thất bại sau này.
- Con không nên nhận xét về ngoại hình của người khác trừ khi đó là những lời khen mang tính tích cực.
- Khi một người lớn nhờ con giúp đỡ, hãy nở một nụ cười trước chứ không nhăn nhó, cằn nhằn ngay.
- Khi được mọi người hỏi thăm về sức khỏe, con hãy vui vẻ đáp lời rồi hỏi lại họ chính câu đó.
- Khi gọi điện đến nhà bất kỳ ai, con nên giới thiệu qua về bản thân trước khi yêu cầu được nói chuyện với người mình cần.
- Đừng bao giờ sử dụng ngôn ngữ thô tục trước mặt người lớn bởi họ sẽ thấy tẻ nhạt và không thoải mái.
- Đừng gọi ai đó bằng những cái tên không lịch sự.
- Khi tình cờ thấy cha mẹ, thầy cô giáo hoặc hàng xóm đang bận việc, con hãy lịch sự hỏi xem liệu mình có thể giúp được gì không. Nếu họ nói có, hãy nhiệt tình giúp đỡ bởi việc làm này cũng có thể giúp con học được nhiều điều mới mẻ.
- Mọi người sẽ chẳng hứng thú với những lời phàn nàn, vì vậy hãy giữ những ý kiến tiêu cực cho riêng mình hoặc chia sẻ chúng với những người bạn của con. Chúng ta nên tránh kêu ca với người lớn.
Dạy trẻ cách cư xử thể hiện sự cảm kích hay hối lỗi
- Con nên học cách nói cảm ơn khi nhận được những điều tốt đẹp từ mọi người.
- Hãy thể hiện sự cảm kích và nói cảm ơn với người đã tặng mình những món quà ý nghĩa. Con nên biết rằng trong kỷ nguyên của thư điện tử ngày nay, những tờ giấy nhỏ viết tay mang thông điệp cảm ơn sẽ khiến người nhận vui hơn rất nhiều.
- Khi tới thăm nhà bạn, con cần cảm ơn cha mẹ họ vì đã quan tâm và cho mình những phút giây vui vẻ, đáng nhớ.
- Nếu vô tình va phải ai đó, con cần ngay lập tức nói xin lỗi.
- Hãy biết nói cảm ơn nếu nhận được sự giúp đỡ của ai đó bởi họ, đặc biệt là thầy cô giáo sẽ rất cảm kích và sẵn sàng giúp đỡ con vào những lần sau.
Bí quyết dạy trẻ cách giao tiếp lịch sự trong các hành vi xã hội
- Không nên cắt ngang cuộc nói chuyện của người lớn trừ khi con có vấn đề khẩn cấp. Con nên nhớ rằng sau khi kết thúc cuộc hội thoại của mình, họ sẽ nhận ra và tiếp chuyện với mình.
- Trước khi bước vào phòng, hãy gõ cửa và đợi cho đến khi có sự đồng ý của chủ nhà.
- Đừng chọc ghẹo, trêu đùa người khác với bất kỳ lý do gì bởi như vậy là rất thô lỗ.
- Hãy thể hiện sự lịch sự cho dù con đang không hài lòng với một việc gì đó. Ví dụ như khi theo dõi một vở kịch nhàm chán, con cũng nên cố gắng ngồi đến hết buổi và theo dõi chăm chú để thể hiện sự tôn trọng với công sức mà người diễn viên đã bỏ ra.
- Chú ý che miệng khi ho, hắt hơi và đừng ngoáy mũi trước chốn đông người.
- Khi bước vào phòng, hãy để ý giữ cửa cho người đi phía sau.
- Hãy sử dụng đúng cách những đồ dùng phục vụ ăn uống. Nếu không chắc chắn, con nên hỏi cha mẹ và quan sát cách họ sử dụng để học theo.
- Hãy để ăn khăn lên đùi và dùng nó để lau miệng khi cần thiết.
- Đừng cố gắng với đồ vật trên bàn mà thay vào đó hãy nhờ mọi người chuyển qua cho con.
Cách dạy trẻ làm những việc mà chúng không thích
- Dùng mẫu câu “nếu - thì” khi khuyến khích con làm việc nhà, chẳng hạn như “Nếu con mà giúp mẹ cất đống đồ chơi này thì mẹ sẽ rất vui”.
- Dùng mẫu câu “giữa - chọn” để trẻ chủ động đưa ra chính kiến, chẳng hạn: “Giữa món có lợi và có hại cho sức khỏe, con sẽ chọn cái nào?”.
- Dùng từ “muốn” khi đề nghị con làm gì đó, như: “Mẹ muốn con đánh răng trước khi ngủ”.
- Dùng những từ ngữ biểu đạt cảm xúc, khích lệ, động viên trẻ như: “Mẹ thấy vui; Mẹ rất tự hào; Mẹ thực sự thấy hạnh phúc”.
- Rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ trong lúc đi chơi bằng cụm từ: “Kể cho mẹ nghe; Giúp mẹ giải câu này; Hãy kể, miêu tả lại”.
- Nói “còn bây giờ thì” khi mẹ muốn con dừng một công việc nào đó, như là: “Con đang xem phim hoạt hình à? Mẹ thấy cũng hay nhưng đến lúc tắt đi rồi. Còn bây giờ thì mình học bài con nhé”.
- Hỏi ý kiến để khuyến khích con ra quyết định, như: “Con thấy thế nào? Con còn cách giải quyết nào nữa không?”.
- Dạy trẻ cách ứng xử thông qua những câu chuyện một ngày con trải qua trên lớp, như: “Hôm nay con có gì vui không? Mẹ sẵn sàng lắng nghe”.
Lời nói và hành động của trẻ sẽ quyết định lớn đến sự hình thành nhân cách sau này. Những quy tắc dạy trẻ cách cư xử lễ phép, lịch sự ngay từ nhỏ sẽ giúp con chín chắn và sớm trưởng thành.
Theo Afamily
> Dạy con cư xử đúng mực - Phần 4: Quy tắc ứng xử ở trường
> Dạy con cư xử đúng mực - Phần 3: Quy tắc ứng xử bên bàn ăn
> Dạy con cư xử đúng mực - Phần 2: Những quy tắc cơ bản theo từng độ tuổi
> Dạy con cư xử đúng mực - Phần 1: Lưu ý dành cho cha mẹ
ConTuHoc khuyến nghị học sinh sử dụng hệ thống (tự) học thêm và ôn thi tối ưu TAK12 để đạt điểm cao nhất với thời gian ôn ít nhất. Đăng kí tài khoản miễn phí để bắt đầu: | ||||
Đăng kí nhận emailNếu bạn muốn định kì nhận được email tóm tắt các thông tin cập nhật về tài nguyên, phương pháp học tập, các khóa học/CLB miễn phí và các chương trình ưu đãi của Giáo dục Con Tự Học |