star donation challenge 2025

Tìm hiểu 5 năng lực toán học tiểu học theo chương trình GDPT mới

18 Tháng Tư 2025 257 lượt đọc

Theo chương trình GDPT năm 2018, mục tiêu chương trình Toán không chỉ dừng lại ở việc truyền đạt kiến thức, mà còn tập trung phát triển năng lực môn toán tiểu học cho học sinh. Có tổng cộng 5 năng lực toán học ở tiểu học mà học sinh được hình thành và rèn luyện xuyên suốt 5 năm học. Bài viết này sẽ giúp phụ huynh nắm rõ từng năng lực, cũng như cách đồng hành cùng con trong quá trình phát triển các năng lực toán học ở tiểu học.

1. 5 năng lực toán học tiểu học theo chương trình GDPT mới

Chương trình GDPT mới năm 2018 đã xác định rõ định hướng dạy học môn Toán ở tiểu học là nhằm phát triển năng lực toán học của học sinh tiểu học một cách toàn diện. Cụ thể, 5 năng lực toán học tiểu học được chú trọng bao gồm:

  • Năng lực tư duy và lập luận toán học
  • Năng lực mô hình hoá toán học
  • Năng lực giải quyết vấn đề toán học
  • Năng lực giao tiếp toán học 
  • Năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán

Đây là những năng lực chung môn toán tiểu học cần được hình thành và phát triển từ sớm, giúp học sinh tiểu học học toán không chỉ để biết mà còn để hiểu và ứng dụng vào thực tế.

5 năng lực toán học tiểu học

1.1. Năng lực tư duy và lập luận toán học

Một trong những năng lực toán học ở tiểu học quan trọng nhất chính là khả năng tư duy logic và lập luận chặt chẽ. Với học sinh tiểu học, năng lực này thể hiện qua những biểu hiện cụ thể:

  • Thực hiện được một số thao tác tư duy cơ bản, như quan sát, nhận diện sự giống và khác nhau giữa các đối tượng hay tình huống quen thuộc trong học toán.
  • Mô tả được kết quả của quá trình quan sát một cách rõ ràng.
  • Biết đưa ra chứng cứ và lý lẽ phù hợp trước khi đưa ra kết luận.
    Có khả năng đặt và trả lời các câu hỏi trong quá trình lập luận, đồng thời bước đầu biết cách chỉ ra chứng cứ và lập luận hợp lý để bảo vệ kết luận của mình.

1.2. Năng lực mô hình hoá toán học

Tiếp theo trong các năng lực toán học ở tiểu học, năng lực mô hình hóa toán học giúp học sinh biết cách chuyển đổi tình huống thực tế thành bài toán. Cụ thể, với năng lực này, học sinh có thể:

  • Lựa chọn được các yếu tố toán học phù hợp như phép tính, công thức, sơ đồ, bảng biểu hoặc hình vẽ để trình bày (bằng lời nói hoặc chữ viết) các nội dung, ý tưởng gắn với tình huống đơn giản trong cuộc sống.
  • Sử dụng các mô hình đó để giải quyết những bài toán xuất hiện từ các tình huống thực tiễn.
  • Đưa ra được lời giải hoặc câu trả lời phù hợp với yêu cầu của bài toán gắn với thực tế.

1.3. Năng lực giải quyết vấn đề toán học

Trong danh sách 5 năng lực toán học tiểu học, năng lực giải quyết vấn đề toán học đóng vai trò quan trọng, giúp học sinh vận dụng kiến thức đã học để xử lý các tình huống toán học đơn giản.

Cụ thể, học sinh cần:

  • Xác định được vấn đề cần giải quyết, biết cách đặt thành câu hỏi cụ thể.
  • Đề xuất được hướng giải quyết phù hợp với yêu cầu bài toán.
  • Thực hiện và trình bày được cách giải một cách rõ ràng, logic – dù ở mức độ đơn giản.
    Tự kiểm tra lại kết quả và phương pháp đã thực hiện, từ đó hình thành thói quen đánh giá và điều chỉnh khi cần thiết.

1.4. Năng lực giao tiếp toán học

Năng lực giao tiếp toán học là khả năng trao đổi, trình bày và hiểu các nội dung toán học thông qua lời nói, chữ viết, ký hiệu và các hình thức biểu đạt khác. Đây là một trong những năng lực toán học của học sinh tiểu học cần được rèn luyện từ sớm.

Nội dung năng lực này bao gồm:

  • Nghe và đọc hiểu thông tin toán học trong các văn bản, câu hỏi hoặc lời hướng dẫn ở mức độ đơn giản, từ đó xác định được vấn đề toán học liên quan.
  • Trình bày được ý tưởng, nội dung hoặc lời giải toán học – dù chưa cần đầy đủ, chính xác hoàn toàn – trong quá trình tương tác với thầy cô và bạn bè.
  • Kết hợp giữa ngôn ngữ nói/viết và ngôn ngữ toán học như ký hiệu, sơ đồ, hình ảnh minh hoạ... để diễn đạt nội dung một cách hiệu quả.
  • Tự tin khi thảo luận, trả lời câu hỏi, hoặc trình bày cách giải trong các tình huống đơn giản.

1.5. Năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán

Cuối cùng trong các năng lực toán học ở tiểu học, năng lực sử dụng thành thạo các công cụ học toán là yếu tố không thể thiếu để giúp hỗ trợ quá trình tư duy và giải quyết bài toán.

Cụ thể, học sinh cần:

  • Nhận biết tên gọi, chức năng, cách sử dụng và bảo quản các dụng cụ học toán quen thuộc như: que tính, thẻ số, thước, êke, compa, mô hình hình học…
  • Biết sử dụng những công cụ đó để thực hiện các hoạt động học tập toán học đơn giản.
  • Làm quen với các thiết bị hỗ trợ hiện đại như máy tính cầm tay, phần mềm toán học hoặc các ứng dụng công nghệ phù hợp với lứa tuổi.
  • Bước đầu hiểu được điểm mạnh, điểm hạn chế của từng loại công cụ để biết cách lựa chọn và sử dụng hợp lý.

2. Cách giúp trẻ phát triển các năng lực chung toán tiểu học

Việc hình thành và rèn luyện năng lực toán học của học sinh tiểu học không chỉ đến từ nội dung chương trình học, mà còn phụ thuộc vào cách tiếp cận và đồng hành của phụ huynh trong cuộc sống hằng ngày. Dưới đây là một số phương pháp hiệu quả giúp trẻ từng bước phát triển các năng lực toán học ở tiểu học.

2.1. Khuyến khích trẻ đặt câu hỏi và suy luận

Khuyến khích trẻ đặt câu hỏi và suy luận

Đây là cách thiết thực giúp trẻ phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học. Khi học toán hoặc giải bài tập, thay vì chỉ hỏi con “đáp án là gì”, cha mẹ nên đặt những câu hỏi mở như: “Vì sao con chọn cách làm này?”, “Theo con còn cách nào khác để giải không?”

Việc tạo điều kiện để trẻ so sánh, phân tích các cách làm sẽ giúp con hình thành tư duy logic, biết suy luận và bảo vệ lập luận của mình. Đây cũng là nền tảng quan trọng để nâng cao năng lực chung môn toán tiểu học từ những năm học đầu tiên.

2.2. Liên hệ toán học với tình huống thực tiễn

Để trẻ phát triển năng lực mô hình hoá toán học, phụ huynh nên tạo cơ hội để con vận dụng kiến thức vào những tình huống gần gũi trong đời sống. Chẳng hạn:

  • Tính tổng số tiền khi mua đồ trong siêu thị
  • Đo chiều cao, cân nặng của các thành viên trong gia đình
  • Chia phần ăn đều cho các bạn trong một buổi tiệc nhỏ

Bên cạnh đó, phụ huynh có thể hướng dẫn trẻ cách "chuyển" một tình huống cụ thể thành bài toán. Ví dụ, nếu có ba bạn, mỗi bạn có hai chiếc bánh, thì đó là bài toán 3 × 2. Những hoạt động này giúp trẻ thấy toán học gần gũi và hữu ích, đồng thời phát triển tốt năng lực môn toán tiểu học theo định hướng chương trình mới.

2.3. Khuyến khích trẻ thử sai và tự tìm cách giải

Một trong những cách hiệu quả để rèn năng lực giải quyết vấn đề toán học là tạo điều kiện cho trẻ được thử – và chấp nhận sai. Khi làm toán, trẻ nên được phép đưa ra nhiều cách giải khác nhau, thay vì bị giới hạn trong một phương án “duy nhất đúng”.

Phụ huynh nên tạo môi trường học tập khuyến khích sự sáng tạo, không đánh giá thấp những lần con làm sai. Qua đó, trẻ sẽ tự tin hơn trong việc tìm hướng giải quyết, học được cách tư duy linh hoạt và phát triển khả năng tự học.

2.4. Cho trẻ trình bày cách làm bằng lời nói hoặc hình ảnh

Năng lực giao tiếp toán học là một trong những năng lực toán học của học sinh tiểu học cần được chú trọng phát triển từ sớm. Đây không chỉ là việc trả lời đúng câu hỏi, mà còn là khả năng nghe – hiểu – diễn đạt ý tưởng toán học một cách rõ ràng, phù hợp.

Để hỗ trợ trẻ phát triển năng lực này, phụ huynh có thể:

  • Khuyến khích con nói ra cách làm, trình bày lời giải bằng lời hoặc viết lại bằng từ ngữ của chính mình.
  • Cho trẻ cùng học nhóm, thảo luận bài toán với bạn bè hoặc giải thích lại cho người khác nghe.
  • Lắng nghe con giải thích, không ngắt lời hay vội sửa sai – việc được trình bày đầy đủ giúp trẻ tự tin và rèn kỹ năng biểu đạt.

Thông qua những hoạt động đơn giản đó, trẻ sẽ từng bước hình thành khả năng trao đổi, thuyết trình, và sử dụng ngôn ngữ toán học kết hợp với ngôn ngữ thông thường. Đây chính là kỹ năng quan trọng giúp trẻ tiến bộ trong học tập và giao tiếp – cả trong môn toán và các môn học khác.

2.5. Hướng dẫn trẻ sử dụng công cụ học toán hiện đại

Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, việc sử dụng công cụ, thiết bị hỗ trợ không chỉ là phương tiện mà còn là một phần của năng lực môn toán tiểu học. Khi được làm quen và sử dụng đúng cách, các công cụ học toán giúp trẻ thao tác dễ dàng hơn, hiểu bài sâu hơn và tăng khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

Phụ huynh có thể hỗ trợ con bằng những cách sau:

  • Hướng dẫn trẻ làm quen và sử dụng đúng các dụng cụ học tập cơ bản như thước kẻ, êke, compa, que tính, mô hình hình học… Đây là bước đầu để phát triển kỹ năng thao tác trực quan và chính xác.
  • Khuyến khích trẻ sử dụng bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ khi giải toán thay vì chỉ trình bày theo cách truyền thống.
  • Cho trẻ tiếp cận với một số công cụ công nghệ hỗ trợ học toán phù hợp với lứa tuổi tiểu học.

Giáo dục Con Tự Học gợi ý phụ huynh nên cho trẻ học toán trên ứng dụng Matific – nền tảng học toán tương tác được thiết kế dành riêng cho học sinh tiểu học. 

Matific là chương trình học Toán dành cho trẻ lứa tuổi từ 4 đến 12, gồm hàng ngàn hoạt động tương tác, được giáo viên, phụ huynh và học sinh đặc biệt đánh giá cao vì khả năng giúp trẻ thay thế nỗi sợ Toán bằng niềm yêu thích, say mê.

Ứng dụng học toán tư duy cho trẻ 3-5 tuổi - Matific

Hàng ngàn hoạt động tương tác trên Matific tạo môi trường học tập hấp dẫn cho trẻ

Matific hiện đang được sử dụng tại hơn 120 quốc gia, nhận được yêu thích của hơn 50 triệu người dùng là giáo viên, phụ huynh và học sinh. Chương trình hỗ trợ hơn 40 ngôn ngữ, trong đó có cả tiếng Anh và tiếng Việt. Vì vậy, ngoài việc học Toán bằng tiếng Việt, phụ huynh cũng có thể lựa chọn tiếng Anh cho con khi học trên Matific để trẻ làm quen tiếng Anh từ sớm, tạo nền tảng tốt khi bước vào bậc tiểu học.

Qua bài viết trên, Giáo dục Con Tự Học đã cùng bạn tìm hiểu chi tiết về 5 năng lực toán học tiểu học theo chương trình GDPT mới cũng như những cách thiết thực để hỗ trợ con phát triển từng năng lực ngay tại nhà. Mong rằng với những gợi ý cụ thể trong bài, bạn sẽ có thêm nhiều ý tưởng để giúp con phát triển tư duy toán học một cách tự nhiên và hiệu quả mỗi ngày.


ConTuHoc khuyến nghị học sinh sử dụng hệ thống (tự) học thêm và ôn thi tối ưu TAK12 để đạt điểm cao nhất với thời gian ôn ít nhất. Đăng kí tài khoản miễn phí để bắt đầu:
Học tốt lớp 1-12 môn Toán, Tiếng Anh Ôn thi vào lớp 6 Ôn thi vào lớp 10 Nâng cao Tiếng Anh theo khung CEFR Ôn thi chứng chỉ Tiếng Anh Cambridge, ETS, IELTS

 

Đăng kí nhận email

Nếu bạn muốn định kì nhận được email tóm tắt các thông tin cập nhật về tài nguyên, phương pháp học tập, các khóa học/CLB miễn phí và các chương trình ưu đãi của Giáo dục Con Tự Học

Trở thành Đại sứ Giáo dục Con Tự Học

 

Được khen ngợi nhiều

sổ học từ vựng thông minh azVocab