11 nguyên tắc kiểm soát sự tức giận trước con cái
Đã có khi nào bạn “nổi cơn tam bành” với con tại nhà không? Trẻ dường như là nguyên nhân của những cơn giận và hành động nóng nảy khi bố mẹ kiệt sức, quá tải, stress… Lúc này, bạn có thể mất kiểm soát và la mắng trẻ. Bạn nên biết, nóng giận trước mặt trẻ không bao giờ là tốt. Bên cạnh việc để lại ấn tượng đáng sợ trong đầu con, một số bậc phụ huynh còn trở nên mất kiểm soát và gây thương tổn cho đứa con ruột của mình. Hãy kiểm soát bản thân bằng những bí quyết của chuyên gia tâm lí dưới đây.
4 cách để tự phòng tránh, hạn chế rơi vào trạng thái tức giận
1. Biết giới hạn của bản thân
Không chỉ những trò nhõng nhẽo của trẻ mà còn cả công việc, những việc vặt, cãi nhau với bạn bè cũng khiến bạn trở nên nóng nảy khi về nhà. Khi thực sự cảm thấy stress, bạn nên tránh tất cả mọi tác nhân khơi gợi cơn nóng giận. Đồng thời, trong lúc ấy, bạn nên tạm ngưng mọi công việc và có thể đi dạo vài vòng hay làm bất cứ việc gì khiến bạn cảm thấy nhẹ nhõm hơn.
2. Đưa ra những nguyên tắc rõ ràng
Bạn cần đưa ra những giới hạn để trẻ không bao giờ “chọc giận” bạn và cũng là cách giúp trẻ bớt nhõng nhẽo và trở nên ngoan ngoãn hơn. Bên cạnh đó, bạn có thể quyết định những quy tắc nào quan trọng cần giữ và những quy tắc nào không cần thiết khi trẻ vòi vĩnh điều gì đó. Ví dụ như bạn hoàn toàn có thể chấp nhận việc trẻ cứ nằng nặc đòi được uống nước bằng cái ly màu đỏ thì mới chịu ăn hay đòi mặc quần áo theo ý trẻ để đi chơi. Những đòi hỏi này của trẻ đơn thuần thể hiện sở thích cá nhân nên bạn hãy cho phép con được thể hiện bản thân của trẻ. Đồng thời, điều này cũng sẽ giảm đi phần nào cơn khó chịu cho bạn và cho cả trẻ, cũng như giúp hạn chế tối đa mọi cuộc cãi nhau trong gia đình.
3. Hãy yêu quý bản thân
Việc chăm sóc cho bản thân cũng là một cách để chăm sóc đến gia đình. Vậy bạn hãy luôn ngủ đủ, tập thể dục và ăn uống đúng bữa. Bạn cũng có thể tự thưởng cho bản thân bằng cách dành thời gian massage khi tắm hoặc đi ăn tối với chồng sau khi gửi con sang ông bà nhờ trông hộ. Không gì có thể nạp năng lượng cho bạn tốt hơn một ít lãng mạn từ tình yêu.
Bạn không thể nào tránh khỏi những lúc nổi “cơn tam bành” nhưng có thể học cách để kiềm chế cơn giận và giúp cho bản thân cảm thấy dễ chịu hơn khi chăm sóc con yêu của mình.
4. Lập một danh sách những hoạt động giúp bạn bình tĩnh
Để có thể giữ được sự bình tĩnh lâu dài, bạn nên tích hợp những bài tập thể chất trong hoạt động hàng ngày, hàng tuần. Chúng ta – những người lớn – đều rất bận rộn với quá nhiều công việc nhưng thời gian trong ngày lại ngắn ngủi. Do đó, cách tốt nhất để giúp chúng ta trở thành những ông bố bà mẹ tốt là tự rèn luyện bản thân. Bạn có thể tập yoga, thiền, chạy, đạp xe hoặc đi bộ,… Tất cả những hoạt động trên đều giúp bạn có thể kiên nhẫn hơn rất nhiều.
cách để kiềm chế cơn giận khi xảy đến
Khi bạn la hét hoặc đánh trẻ, bạn đã vô tình dạy cho con rằng việc làm tổn thương người khác về tinh thần hoặc thể chất là điều bình thường. Trong trường hợp tiêu cực, trẻ sẽ phản ứng ngược lại theo cùng một cách, đó là hét trả lại bạn. Mọi chuyện sẽ trở nên tệ hơn nữa.
Và bạn có muốn rằng sau này khi con của bạn lớn lên, lập gia đình và có con, chúng cũng sẽ dạy dỗ con cái theo cách mà bạn đã thực hiện? Đây quả là một vòng lẩn quẩn mà tốt nhất bạn không nên là người bắt đầu. Vậy nên khi trẻ đã làm gì khiến bạn giận, hãy cố gắng làm một vài trong số những cách sau đây để tự kiềm chế.
1. Cho bản thân khoảng không gian riêng
Nếu bạn cảm thấy mình bắt đầu mất kiểm soát, hãy hít một hơi thật sâu và đếm đến 10, sau đó bạn hãy uống trà hoặc uống nước, bước sang phòng khác, nhắm mắt lại hoặc nhìn ra cửa sổ. Bạn sẽ thấy bất ngờ khi chỉ một vài phút nghỉ ngơi cũng có thể khiến bạn cảm thấy thoải mái.
2. Tạm tránh xa con một lát
Khi bạn thấy bản thân bắt đầu mất kiểm soát, tránh xa trẻ là giải pháp hữu hiệu. Việc này không chỉ giúp bạn kiềm chế bản thân mà còn giúp trẻ nhận ra bố/mẹ đang cần được nghỉ ngơi. Với những trẻ lớn hơn, bạn có thể nói thẳng thắn với trẻ: “Bố/mẹ đang mệt lắm, chút nữa mình nói chuyện sau nhé”.
Cho dù bằng lời nói hay hành động, cần cố hết sức không phản ứng với trẻ khi bạn đang nóng giận. Ngay khi cảm thấy không thể kiểm soát cơn giận của mình, bạn cần tách khỏi trẻ trong vài phút để lấy lại bình tĩnh. Bạn có thể uống một ly nước lạnh, đi rửa mặt hoặc làm gì đó khác để hạ hỏa. Khi bạn cảm thấy mình không còn bị cảm giác tức giận thôi thúc, bạn sẽ đủ tỉnh táo để kỷ luật và dạy dỗ con theo một cách thích hợp.
3. Đếm ngược
Trước khi trả lời một đòi hỏi của trẻ hoặc chuẩn bị tức giận vì trẻ hư, bạn nên đếm ngược cho đến khi mình trở nên bình tĩnh hơn. Việc đếm ngược từ số lớn trở lại số nhỏ khiến bạn mất một chút thời gian để nhớ con số và giúp bạn kịp bình tĩnh trở lại.
Một vài người phải đếm từ 100 mới thuyên giảm cơn nóng nảy, nhưng nhiều người chỉ cần đếm từ 10 trở xuống. Bất cứ bao nhiêu thì đếm ngược cũng là cách giúp bạn có thêm thời gian suy nghĩ kĩ trước khi làm bất kì điều gì khiến bạn hối hận.
4. Thử những cách khiến bản thân bị phân tâm
Nếu cảm thấy rằng bạn sắp nổi nóng với mọi thứ xung quanh, bạn thử quên đi lý do bực bội hiện tại và làm điều gì đó thú vị, hãy thử nhớ lại lúc bạn và con cùng chơi đùa hay những biểu cảm hài hước của trẻ hoặc bạn có thể nghe một bản nhạc mà bạn thích.
5. Viết để “xả” giận
Bạn đã từng thử “xả” giận bằng cách viết ra những điều bực bội thay vì quát nó vào mặt trẻ hay chưa? Bạn có thể thoải mái thể hiện mọi nỗi niềm ra trang giấy mà không sợ làm tổn thương ai cả. Đây là một cách để “chuyển hướng” cơn giận rất hiệu quả đấy.
6. Không đe dọa
Những lời răn đe này sẽ chỉ hiệu quả nếu bạn chắc chắn có thể theo sát chúng. Nế không, chính bạn là người hạ thấp giá trị lời nói của mình. Hầu hết những lời dọa được thốt ra trong lúc tức giận nên thường khá vô lý, do đó, tốt nhất là bạn tránh xa những câu nói kiểu như: “Nếu con cứ bày bừa như vậy, mẹ sẽ…”
7. Tránh xa hành vi bạo lực
Khi cảm thấy muốn “động thủ” với con, tốt nhất nên rời khỏi phòng. Một cái tát có thể trở thành một trận đòn dữ tợn. Bất kể con phạm lỗi nghiêm trọng đến thế nào, việc đánh đập con cái không đem lại điều gì tốt đẹp cả. Nếu bạn thường xuyên cảm thấy bản thân chạm tới giới hạn chịu đựng và sẵn sàng đánh con, bạn nên suy nghĩ lại và đặt ra giới hạn mới.
Khi trẻ vừa bắt đầu gây ra phiền phức, bạn nên nói cho con biết thay vì cố chịu đựng. Bởi vì bạn càng ráng nhịn, kết quả sẽ chỉ là một cơn bùng nổ khi bạn không thể chịu được nữa. Trong trường hợp bạn không kiểm soát được mình và đánh trẻ, bạn nên thẳng thắn xin lỗi trẻ vì hành vi làm tổn thương tinh thần và thể xác này. Đây cũng là lúc bạn nên xem lại cách kiềm chế cơn tức giận của mình.
Tổng hợp
ConTuHoc khuyến nghị học sinh sử dụng hệ thống (tự) học thêm và ôn thi tối ưu TAK12 để đạt điểm cao nhất với thời gian ôn ít nhất. Đăng kí tài khoản miễn phí để bắt đầu: | ||||
Đăng kí nhận emailNếu bạn muốn định kì nhận được email tóm tắt các thông tin cập nhật về tài nguyên, phương pháp học tập, các khóa học/CLB miễn phí và các chương trình ưu đãi của Giáo dục Con Tự Học |