Trẻ nhỏ chưa có khả năng bày tỏ cảm xúc của bản thân một cách ôn hòa và bằng lời nói. Chính vì vậy khi tức giận, cáu gắt với người khác hoặc với những tình huống nảy sinh trong cuộc sống, trẻ khó có thể diễn tả bằng lời. Có nhiều cách dạy trẻ kiểm soát cơn tức giận và bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của bản thân rất hiệu quả. Ở đây, chúng tôi lựa chọn phương pháp dạy trẻ dựa trên đặc điểm về độ tuổi và sự phát triển nhân cách.
Một điều các bậc cha mẹ nên ghi nhớ trong cách dạy con mình là bạn cần phải làm một hình mẫu lí tưởng cho trẻ.
Đối với trẻ chuẩn bị đi học
Biểu hiện tức giận của trẻ ở độ tuổi này thường là khóc. Trẻ nghĩ rằng, khóc sẽ gây được sự chú ý của bạn, sẽ hiểu được nhu cầu của trẻ. Các con chưa có khả năng diễn đạt được như cầu các con muốn. Các con thường gào lên khi không thỏa mãn ý muốn của mình và quăng quật mọi thứ bên cạnh. Thậm chí có thể lao vào cắn, cấu bạn. Giúp trẻ kiểm soát cơn tức giận bằng cách bạn bắt trẻ thở sâu, đếm số.
Nếu trẻ thường xuyên có những cơn “tam bành” thì lại là chuyện khác. Đôi khi các bậc cha mẹ thường lờ đi, để con một mình nhưng như vậy không tốt chút nào. Bạn nên đưa bé tới các bác sĩ điều trị tâm lí.
Để hiểu những nhu cầu của con, bạn nên lắng nghe trẻ, dành nhiều thời gian chơi với con. Nếu con vô cớ tức giận thì bạn nên đưa con tới những nơi chan hòa với thiên nhiên, những nơi yên tĩnh để hai mẹ con cùng dạo bộ.
Để dạy trẻ kiểm soát cơn tức giận là cả một quá trình dài và bạn không nên quá cứng nhắc. Những điều bạn cần ghi nhớ là:
- Hiểu tiếng khóc của trẻ.
- Dùng những đồ chơi, trò chơi để cắt cơn giận cho bé như đi dạo, nghe nhạc, chơi đồ chơi.
- Sống gương mẫu, bản thân phải kiềm chế cơn tức giận.
- Nếu cơn tức giận của bé thường xuyên thì cần tìm tới bác sĩ tâm lí để điều trị cho con.
Bé trong độ tuổi từ mẫu giáo đến lớp 3
Trẻ trong độ tuổi này vẫn biểu hiện cơn tức giận bằng tiếng khóc song vì vốn từ vựng đã kha khá rồi nên có thể dùng cả lời nói. Bạn nên dạy trẻ cách biểu hiện cảm xúc, suy nghĩ của mình ra bằng lời nói. Tuyệt đối không bao giờ hạn chế cảm giác sợ hãi hoặc tức giận của trẻ. Nó sẽ khiến trẻ bí bích trong người và nếu để lâu, sự tức giận bị dồn nén và làm những điều không hay.
Bạn cần ghi nhớ các cách sau để giúp bé kiểm soát cơn tức giận trong độ tuổi này:
- Giúp bé bày tỏ cảm giác bằng từ ngữ. Để bé có thời gian bình tĩnh và lắng nghe bé.
- Không cố giới hạn những vấn đề của bé. Không được chế giễu cơn tức giận của bé, cũng như không coi thường.
- Bé cần học cách giải quyết vấn đề của mình bằng chính năng lực của mình. Bạn đừng làm thay bé. Nếu bé tức giận, chỉ dạy bé cách kiểm soát cơn tức giận đó.
- Nghỉ ngơi, dinh dưỡng hợp lí, tái tạo năng lượng, không khí trong lành sẽ giúp con bạn có được tâm lí tốt nhất.
Đối với trẻ lớn hơn
Không biểu hiện bằng tiếng khóc mà trẻ đã có biểu hiện cụ thể như dùng bạo lực khi tức giận. Bạn cần:
- Lắng nghe tâm tư của con.
- Luôn rèn cho con những phản ứng tích cực đối với các tình huống trong cuộc sống và thái độ sống với mọi người.
- Giúp trẻ ghi lại quá trình cảm xúc trong cuộc sống của trẻ.
- Trở thành những bậc cha mẹ gương mẫu. Trẻ cần hiểu rõ trách nhiệm khi bày tỏ thái độ của mình và hậu quả của những cách cư xử không phù hợp.
Theo Eva.vn