9 cách đơn giản giúp con đọc sách hiệu quả
Có những cách khiến việc đọc sách của con bạn trở nên hiệu quả và thú vị. Chúng không chỉ giúp trẻ hiểu hơn về những điều đã đọc mà còn mang cha mẹ gần với con cái hơn. Và đây là 9 cách trong số đó.
1. “Chuyện gì sẽ xảy ra nếu …?”
Cùng nhau thảo luận với trẻ về cuốn sách và bạn nên bắt đầu bằng các câu hỏi. Những câu hỏi cụ thể như: “Con có biết hình vẽ trên bìa là gì không?”. Nếu bạn đang đọc cho con câu chuyện về rùa và thỏ thì những câu hỏi cụ thể có thể là: “Con nghĩ rùa và thỏ ai sẽ thắng trong cuộc đua? Rùa và thỏ con nào chạy nhanh hơn?”….
Những câu hỏi như vậy sẽ giúp trẻ tham gia và theo dõi câu chuyện chăm chú hơn. Hơn nữa cách đưa ra vấn đề cho trẻ giải quyết còn giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, sự logic và phát triển thêm vốn từ vựng khi phải trả lời bạn.
Việc đưa ra câu hỏi cho con trong suốt thời gian trẻ đọc truyện sẽ giống như bạn cùng đọc truyện với trẻ. Và hãy chắc chắn khi buổi đọc truyện kết thúc, trẻ không chỉ nhớ câu chuyện mà còn học được những điều ý nghĩa từ câu chuyện đó.
Mẹ nên khơi gợi cho trẻ bằng những câu hỏi khi chỉ con đọc sách
2. Diễn tả câu chuyện
Đầu tiên bạn có thể để trẻ đọc to câu chuyện một lần. Tiếp theo bạn có thể gợi cho trẻ đọc lại câu chuyện cùng với việc thể hiện hành động, cử chỉ và lời nói giống với nhân vật theo cách trẻ nghĩ. Khi trẻ đã quen với cách này rồi thì bạn có thể gợi ý trẻ “nhập vai” luôn từ lần đọc đầu tiên.
Mẹ cũng có thể khuyến khích trẻ diễn tả lại câu chuyện cùng với các đạo cụ để câu chuyện thú vị và sinh động hơn.
Một bước nâng cao hơn là bạn có thể khơi gợi cho trẻ kể lại câu chuyện đã đọc theo cách riêng của trẻ.
3. Nguyên tắc 3 giây
Trong suốt cuộc thảo luận bạn nên tuân theo nguyên tắc 3 giây. Điều này có nghĩa là bạn hãy dành cho trẻ 3 giây để suy nghĩ câu trả lời. Và bạn cũng đừng phủ nhận những câu trả lời của trẻ nhé. Đáp án không quan trọng, hãy khơi gợi để trẻ suy nghĩ.
4. Đọc sách nhiều thể loại
Mẹ không nên chỉ gói gọn loại sách dành cho trẻ em chỉ là truyện cổ tích. Nên mở rộng chủ đề dành cho trẻ như: câu chuyện cuộc sống, chuyện về động vật, chuyện về các mối quan hệ - cách ứng xử… sẽ giúp trẻ mở rộng vốn từ, sự tưởng tượng và cả kiến thức của mình nữa.
Ba mẹ nên mở rộng các chủ đề sách dành cho trẻ
5. Hình dung
Hãy dùng các câu hỏi khiến bé phải phát huy trí tưởng tượng của mình. Ví dụ nếu câu chuyện xảy ra trong rừng, bạn có thể hỏi bé nghĩ đó là cánh rừng như thế nào? Rừng có những gì?... Ngoài ra, các trò chơi như vẽ tranh hay cắt dán lại một khung cảnh, con vật, người… nào đó cũng khiến bé phải phát huy trí não để hình dung ra điều đó. Hoạt động này khiến bé có trí tượng tượng tốt và nhớ câu chuyện rất lâu.
6. Xem phim chuyển thể từ truyện
Hãy cho trẻ tiếp cận câu chuyện từ nhiều cách khác nhau. Bạn có thể cho trẻ xem bộ phim về câu chuyện đó rồi cho trẻ đọc sách viết về nó. Hoặc ngược lại, đọc sách trước, xem phim sau. Hay đọc truyện tranh rồi đọc truyện chữ… Việc này cho bé có cái nhìn nhiều chiều về cùng một việc, giúp phát triển được tư duy so sánh, nhận xét của bé.
Sau mỗi câu chuyện, mẹ có thể cùng trẻ trao đổi về sự giống - khác nhau hay hỏi xem bé thích kiểu thể hiện nào hơn.
7. Biến việc đọc sách thành một trò chơi
Nếu đọc sách liên tục thì có lẽ trẻ sẽ chán, nhưng nếu bạn biến chúng thành các trò chơi như: đoán nhân vật (bạn có thể đưa ra một số chí tiết miêu tả nhân vật cho bé đoán), dự đoán kết quả ( trò chơi được tiến hành khi câu chuyện gần kết thúc) …. Điều này chắc chắn sẽ làm trẻ thích thú hơn.
8. Gia nhập câu lạc bộ đọc sách
Khi trẻ đã đọc một vài cuốn sách, bạn nên dẫn trẻ đến một CLB sách dành cho trẻ con để con có thể thảo luận chúng với các bạn đồng trang lứa. Điều này giúp trẻ không chỉ tự tin hơn mà còn phát triển được kỹ năng giao tiếp với mọi người.
Cho con gia nhập câu lạc bộ đọc sách sẽ giúp con tự tin phát triển kỹ năng giao tiếp với mọi người
9. Ghi lại những từ mới
Đây là một cách học ngoại ngữ dành cho những người lớn, nhưng đây cũng là một cách học từ mới cho trẻ con. Thói quen ghi ra những từ mới vào một cuốn sổ tay sẽ giúp trẻ nhớ chắc những gì đã được đọc, lại dễ dàng ôn lại.
Theo yeutre.vn
ConTuHoc khuyến nghị học sinh sử dụng hệ thống (tự) học thêm và ôn thi tối ưu TAK12 để đạt điểm cao nhất với thời gian ôn ít nhất. Đăng kí tài khoản miễn phí để bắt đầu: | ||||
Đăng kí nhận emailNếu bạn muốn định kì nhận được email tóm tắt các thông tin cập nhật về tài nguyên, phương pháp học tập, các khóa học/CLB miễn phí và các chương trình ưu đãi của Giáo dục Con Tự Học |
- BÀI HỌC LỚN NHẤT BẠN ĐÃ HỌC ĐƯỢC TỪ CHA MÌNH LÀ GÌ?
- 4 HOẠT ĐỘNG GIÚP TRẺ DUY TRÌ VIỆC ĐỌC SÁCH TRONG SUỐT KỲ NGHỈ HÈ
- Mô hình Daily 5 (5 hoạt động mỗi ngày) để phát triển kỹ năng đọc và khả năng tự học
- Là quá sớm nếu bạn ngừng đọc sách cho con ngay khi chúng tự đọc được - một nghiên cứu khoa học tại Úc khẳng định
- Những lời khuyên tuyệt vời về việc đọc sách cho con từ tác giả Russ Walsh
- Giáo dục con bạn - lời khuyên của giáo sư John Vũ về trách nhiệm và cách giáo dục con của cha mẹ