Thông báo điều chỉnh mức giá Kids A-Z

Giúp con sẵn sàng vào lớp 1 với cách đọc sách áp dụng quy tắc PEER

21 Tháng Mười 2017 4126 lượt đọc

Rất nhiều phụ huynh có con trong độ tuổi tiền tiểu học đều nhận thức rõ tầm quan trọng của việc đọc sách cho con mỗi ngày. Đọc sách chính là cách kết nối tuyệt vời với con, để cùng chia sẻ những câu chuyện, hình ảnh thú vị và nâng cao hiểu biết của con về thế giới xung quanh.

Khoảng thời gian đọc sách hay nhất, tốt nhất là khi giữa cha/mẹ và đứa trẻ có sự tương tác tích cực: Bạn nói về câu chuyện, đọc to câu chuyện lên, con bạn lắng nghe, bàn về câu chuyện, chia sẻ cảm xúc với bạn. Các nhà giáo dục gọi đó là “đọc sách hội thoại”.

Kỹ năng mà không ít trẻ giai đoạn tiền tiểu học còn thiếu

Nhiều trẻ bước vào lớp 1 trong khi chưa sẵn sàng cho quá trình học hỏi. Trẻ thiếu vốn từ, cấu trúc câu và những kỹ năng cơ bản khác vốn được yêu vầu phải thành thạo khi đến trường. 

Tại sao lại có quá nhiều trẻ thiếu hụt các kỹ năng quan trọng để hào hứng và an tâm đến trường?

Câu trả lời có lẽ đến từ việc phụ huynh chưa thực sự quan tâm tới vai trò của sách đối với trẻ. Ở Mỹ, số liệu thống kê cho thấy, có những bạn bắt đầu lớp 1 với cả ngàn giờ trải nghiệm với sách. Trong nhà trẻ chất đầy sách tranh. Trẻ được chứng kiến cha mẹ, anh/chị/em của mình đọc sách để thư giãn, giải trí, tìm kiếm thông tin. Trong khi đó, có những bạn đến lớp với ít hơn 25 giờ đọc sách và được đọc sách. Trong nhà cũng có khá ít sách. Cha mẹ hoặc anh/chị/em của trẻ cũng không phải người thích đọc.

Trên thực tế, sách tranh mang đến cho trẻ cơ hội thực hành nhiều kỹ năng cần thiết để tạo tâm lý sẵn sàng và vững vàng vào lớp 1 như: vốn từ vựng, cấu trúc âm, ý nghĩa văn bản, cấu trúc câu chuyện và ngôn từ, khả năng tập trung chu ý, niềm vui thích học hỏi... Trẻ ở tuổi tiền tiểu học cần thức ăn, nơi trú ẩn, sự yêu thương và cần cả những cuốn sách nữa. 

Điều quan trọng là thường xuyên đọc sách cho con nghe. Trẻ được cha/mẹ đọc sách 3 lần/tuần hoặc nhiều hơn thể hiện tốt hơn trong những mốc phát triển sau này so với trẻ đọc ít hơn 3 lần/tuần. Không bao giờ là quá sớm để đọc sách cho con nghe. Trước 9 tháng tuổi, trẻ sơ sinh đã có thể bày tỏ sự thích thú với những cuốn sách mà trẻ có thể chạm vào hay tạo ra âm thanh.  

Bí quyết đọc sách cho bé tuổi tiền tiểu học: Áp dụng quy tắc PEER

(Ảnh: Reading Rockets)

Đọc sách hội thoại là gì?

Cách bạn đọc cho con ở giai đoạn tiền tiểu học có ý nghĩa quan trọng không kém nếu so với mức độ thường xuyên đọc sách. 

Đọc sách hội thoại là sáng tạo của Dự án Stony Book Reading and Language. Theo đó, người lớn sẽ giúp trẻ trở thành người kể chuyện, thay vì kiểu thường thấy: người lớn đọc, trẻ lắng nghe.

Với đọc sách hội thoại, người lớn đảm nhận vai trò người lắng nghe, người đặt câu hỏi và khán giả của đứa trẻ. Không ai có thể học chơi đàn dương cầm chỉ bằng cách nghe ai đó chơi. Tương tự, không ai có thể học đọc chỉ bằng cách nghe người khác đọc. Trẻ sẽ học được nhiều nhất từ những cuốn sách mà trẻ có sự tương tác tích cực nhất

Giúp con sẵn sàng vào lớp 1 với cách đọc sách áp dụng quy tắc PEER

(Ảnh: Cincinnati Children Blog)

Áp dụng cách đọc sách hội thoại với quy tắc PEER

Để đọc theo kiểu đối thoại này đạt hiệu quả như mong muốn, phụ huynh có thể áp dụng quy tắc 4 bước PEER, cụ thể như sau:

P: Viết tắt “của Prompt”

Khơi gợi cảm hứng cho con với một câu hỏi về câu chuyện. Gợi ý con tập trung chú ý, lôi cuốn con vào diễn biến câu chuyện và giúp trẻ hiểu về cuốn sách.

Ví dụ: Bạn có thể chỉ vào một bức tranh vẽ một quả bóng bay và hỏi con: “Đây là gì thế con?”.

E: Viết tắt của “Evaluate”

Đánh giá nhận định của con.

Ví dụ: “Đúng rồi! Đây là một quả bóng bay!”.

E: Viết tắt của “Expand”

Mở rộng thêm dựa trên câu trả lời của con.

Ví dụ: Đây là một quả bóng bay màu đỏ, rất lớn. Hôm Chủ nhật vừa rồi, mẹ con mình cũng nhìn thấy quả bóng như thế ở trong siêu thị con nhỉ?

R: Viết tắt của “Repeat”

Lặp lại hoặc trở lại với phần gợi cảm hứng mà bạn đã bắt đầu khi đọc sách, khích lệ con sử dụng thông tin mới mà bạn vừa đưa ra.

Ví dụ: “Con có thể nói “quả bóng bay màu đỏ, rất to” không?”. Mỗi lần đọc sách câu chuyện, vốn từ được mở rộng thêm sẽ một lần nữa được thốt lên thành lời.

Giúp con sẵn sàng vào lớp 1 với cách đọc sách áp dụng quy tắc PEER

(Ảnh: The Atlantic)

CROWD: 5 kiểu gợi ý để bắt đầu phương pháp đọc sách hội thoại

  • Completion prompts: Gợi ý hoàn thành câu

Bạn để trống phần cuối của một câu rồi đề nghị trẻ hoàn thành. Có thể sử dụng kiểu gợi ý này với các cuốn sách có vần điều hoặc sách có những cụm từ lặp đi lặp lại. Nó sẽ cung cấp cho trẻ thông tin về cấu trúc ngôn ngữ - vốn có vai trò quan trọng đối với việc đọc sau này. 

Ví dụ: Bạn có thể nói "I think I'd be a glossy cat. A little plump but not too..." và để con điền vào phần trống từ "fat". 

  • Recall prompts: Gợi ý nhớ lại

Đây là những câu hỏi về điều gì đã xảy ra trong một cuốn sách mà trẻ từng đọc. Gợi ý kiểu nhớ lại hiệu quả với gần như mọi loại sách, trừ sách về bảng chữ cái. Nó giúp trẻ hiểu nội dung câu chuyện và việc mô tả lại trình tự diễn biến các sự kiện. Bạn có thể sử dụng gợi ý dạng nhớ lại không chỉ ở cuối mà còn ngay từ đầu cuốn sách, khi trẻ đã đọc cuốn sách đó trước đây.

Ví dụ: Con có nhớ chuyện gì đã xảy ra với chú chim bé nhỏ màu xanh trong cuốn sách này không?

  • Open-ended prompts: Gợi ý kiểu kết thúc mở

Những gợi ý này tập trung vào phần hình ảnh trong sách. Chúng mang lại hiệu quả tốt nhất khi áp dụng cho loại sách giàu hình ảnh minh hoạ chi tiết, cụ thể. Trẻ sẽ có cơ hội tăng cường độ thành thạo trong biểu cảm của mình, đồng thời luyện khả năng chú ý vào chi tiết.

Ví dụ: Khi nhìn vào một trang trong cuốn sách mà trẻ đã quen thuộc, bạn có thể nói: "Nói cho mẹ biết điều gì xảy ra trong bức tranh này thế?".

  • WH- prompts: Gợi ý kiểu câu hỏi WH-

Những gợi ý này thường bắt đầu bằng câu hỏi với "What, where, when, why" và "How". Giống gợi ý dạng mở, gợi ý kiểu câu hỏi WH- tập trung vào các hình ảnh trong sách. Trẻ sẽ được học thêm nhiều từ vựng mới.

Ví dụ: Khi chỉ vào một vật được minh hoạ trong sách, bạn có thể hỏi con: "Tên của vật này là gì con nhỉ?".

  • Distancing prompts: Gợi ý kiểu khoảng cách

Bạn đề nghị con liên hệ những hình ảnh hoặc từ ngữ trong cuốn sách đang đọc với những trải nghiệm bên ngoài cuốn sách. Cách này giúp trẻ tạo được cầu nối giữa sách và thế giới thực cũng như hoàn thiện độ trôi chảy khi nói, khả năng hội thoại và kỹ năng tường thuật.

Ví dụ: Con có nhớ lần chúng mình đi vườn bách thú tuần trước không. Mình đã nhìn thấy những con vật nào ở đó nhỉ?".

* Gợi ý kiểu khoảng cách và gợi ý kiểu nhớ lại khó hơn so với 3 dạng gợi ý còn lại. Với trẻ 4-5 tuổi, không nên thường xuyên áp dụng 2 kiểu gợi ý khó này. 

Lưu ý:

Những đứa trẻ được cha mẹ đọc sách theo lối đối thoại như thế này thường sở hữu kỹ năng ngôn ngữ nói tốt hơn và có nhiều cơ hội tiếp xúc với từ mới hơn.

Đừng cảm thấy bị ép buộc phải sử dụng quy trình PEER trên từng trang sách, với từng cuốn sách. Quan trọng là phải tạo được sự vui vẻ. Bạn có thể áp dụng PEER khi phù hợp và khi con bạn tỏ ra hứng thú với câu chuyện.

 BTC Con Tự Học

Tham khảo từ Reading Rockets


ConTuHoc khuyến nghị học sinh sử dụng hệ thống (tự) học thêm và ôn thi tối ưu TAK12 để đạt điểm cao nhất với thời gian ôn ít nhất. Đăng kí tài khoản miễn phí để bắt đầu:
Học tốt lớp 1-12 môn Toán, Tiếng Anh Ôn thi vào lớp 6 Ôn thi vào lớp 10 Nâng cao Tiếng Anh theo khung CEFR Ôn thi chứng chỉ Tiếng Anh Cambridge, ETS, IELTS

 

Đăng kí nhận email

Nếu bạn muốn định kì nhận được email tóm tắt các thông tin cập nhật về tài nguyên, phương pháp học tập, các khóa học/CLB miễn phí và các chương trình ưu đãi của Giáo dục Con Tự Học

Trở thành Đại sứ Giáo dục Con Tự Học

 

Được khen ngợi nhiều

sổ học từ vựng thông minh azVocab