Sách không lời, cách đọc loại sách đặc biệt này cho con

20 Tháng Mười 2017 4585 lượt đọc

Đọc một cuốn sách không lời cho trẻ là cách tuyệt vời để phát triển những kỹ năng ngôn ngữ quan trọng, bao gồm nghe, từ vựng, đọc hiểu và tăng nhận thức về cấu trúc câu chuyện.

Theo chia sẻ của Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Minh - Giảng viên Đại học Sư phạm Hà Nội, sách không lời hay còn gọi là sách tranh với những hình ảnh minh họa rất ngộ nghĩnh, dễ thương, tác động rất mạnh vào thị giác. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách đọc và biết cách khai thác hết những giá trị vô giá mà thể loại sách không lời mang lại.

Sách không lời, cách đọc loại sách đặc biệt này cho con

Sách không lời, cách đọc loại sách đặc biệt này cho con

Hai cuốn sách tranh đã xuất bản tại Việt Nam (Ảnh: Nhã Nam, Kim Đồng).

Sách không lời thực sự là một phương tiện vô cùng đắc dụng trong việc kích thích trí tưởng tượng, khả năng sáng tạo, khả năng quan sát, ngôn ngữ và cảm xúc của trẻ. Bằng cách lược bỏ hoặc tối giản lời nói và sử dụng phương tiện biểu đạt là các hình ảnh, sách không lời tác động mạnh vào thị giác của người đọc, khơi gợi những cảm xúc, cảm giác và buộc người đọc phải quan sát thật kĩ những ấn tượng, cảm xúc và cảm giác đó của mình.

Vì không bị trói buộc bởi lời, nên người đọc có thể tự do tạo ra những câu chuyện khác nhau dựa trên khả năng tưởng tượng, sáng tạo của mình, vì thế, bạn có thể đọc đi đọc lại một cuốn sách mà không biết chán, mỗi lần lại khám phá ra một câu chuyện khác nhau.

Dưới đây là một số bí quyết giúp bố mẹ có khiến cho những cuốn sách không lời trở nên biết nói:

1. Quan sát trang bìa và để bé tự mô tả những gì mình thấy trên bìa sách, đặt ra những câu hỏi như: Con nhìn thấy những gì (có những ai, vật gì, màu sắc như thế nào, nhân vật đang làm gì, con nghĩ tại sao nhân vật lại làm như vậy, xung quanh nhân vật có những gì…?). Con đoán xem cuốn sách nói về cái gì?

2. Dạo một vòng quanh cuốn sách, thưởng thức những hình ảnh minh họa, dừng lại ở một vài hình ảnh mà bé có ấn tượng đặc biệt. Quan sát thật kĩ những biểu hiện trên khuôn mặt của nhân vật, những chi tiết trong bối cảnh, cách sử dụng màu sắc của tác giả. Chia sẻ với bé về những gì bạn nhìn thấy, và hướng dẫn bé chia sẻ những gì mà bé nhìn thấy với bạn.

3. Dừng lại ở một trang sách, và bịa ra một cuộc đối thoại giữa các nhân vật. Bạn hãy nhập vai vào một nhân vật, nói bằng giọng điệu của nhân vật và cho bé nhập vai vào nhân vật khác. Bạn cũng có thể thêm vào một số âm thanh để mô tả những gì mà bạn nhìn thấy: tiếng gió thổi ào ào, tiếng mưa rơi lộp bộp…

4. Để cho bé tự “đọc” cuốn sách theo cách của mình. Bé sẽ lật từng trang, và “đọc” nó. Bạn hãy dùng các câu hỏi Ai, Cái gì, Tại sao, Như thế nào, Ở đâu, Khi nào để giúp bé bổ sung thêm các chi tiết cho câu chuyện của mình.

5. Xáo trộn các trang sách để tạo nên những câu chuyện khác nhau: ngày thứ hai, bạn sẽ bắt đầu câu chuyện từ giữa trang, ngày thứ ba bạn có thể kể một câu chuyện từ cuối trang… Cứ như vậy, bạn có thể tạo nên hàng chục câu chuyện khác nhau với một cuốn sách không lời.

Theo FB Page Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Minh


ConTuHoc khuyến nghị học sinh sử dụng hệ thống (tự) học thêm và ôn thi tối ưu TAK12 để đạt điểm cao nhất với thời gian ôn ít nhất. Đăng kí tài khoản miễn phí để bắt đầu:
Học tốt lớp 1-12 môn Toán, Tiếng Anh Ôn thi vào lớp 6 Ôn thi vào lớp 10 Nâng cao Tiếng Anh theo khung CEFR Ôn thi chứng chỉ Tiếng Anh Cambridge, ETS, IELTS

 

Đăng kí nhận email

Nếu bạn muốn định kì nhận được email tóm tắt các thông tin cập nhật về tài nguyên, phương pháp học tập, các khóa học/CLB miễn phí và các chương trình ưu đãi của Giáo dục Con Tự Học

Trở thành Đại sứ Giáo dục Con Tự Học

 

Được khen ngợi nhiều

sổ học từ vựng thông minh azVocab