Cảnh báo 3 xu hướng lừa đảo, xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng đang phổ biến

13 Tháng Ba 2017 3844 lượt đọc

3 xu hướng lừa đảo, xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng đang phổ biến bao gồm gửi thông tin thông báo trúng thưởng giả mạo, Bán hàng online không đúng nội dung cam kết và chính sách tư vấn thông tin không rõ ràng, gây hiểu nhầm.

 Từ thực tế tiếp nhận thông qua tổng đài bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 1800.6838, Cục Quản lý Cạnh tranh (Bộ Công Thương) đưa ra cảnh báo 3 xu hướng lừa đảo, xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng.

Gửi thông tin thông báo trúng thưởng giả mạo

Người tiêu dùng nhận được điện thoại hoặc email thông báo về việc trúng thưởng sản phẩm có giá trị. Sau đó, người tiêu dùng được hướng dẫn nộp một khoản tiền nhỏ để phục vụ cho việc nhận thưởng (phí vận chuyển, phí hải quan…) hoặc nộp thêm tiền để đổi sang sản phẩm khác giá trị hơn.

Thực tế, khi nhận được hàng, người tiêu dùng phát hiện sản phẩm trúng thưởng chỉ là hàng rẻ tiền, không bằng với giá trị phần tiền nộp thêm. Khi đó, việc liên hệ với bên bán để giải quyết khiếu nại rất khó khăn.

Bán hàng online không đúng nội dung cam kết

Thông qua trang web, mạng xã hội Facebook, chương trình bán hàng trên tivi, nhiều công ty, cá nhân đã lợi dụng việc mua hàng qua mạng đã giao hàng không đúng như thông tin giới thiệu.

Các sản phẩm bị quảng cáo sai sự thật rất đa dạng, từ sản phẩm đắt tiền như nữ trang, đồng hồ, điện thoại… cho đến sản phẩm sử dụng hàng ngày như quần áo, mỹ phẩm, đồ gia dụng…

Việc người tiêu dùng liên hệ với các người bán này rất khó khăn do trang web hoặc trên Facebook để lại rất ít thông tin liên hệ của người bán.

Do đó, người tiêu dùng khi mua hàng qua mạng, đặc biệt là mua hàng qua Facebook, trước khi mua cần cân nhắc kỹ trước về nguồn gốc, giá cả của sản phẩm.

Bẫy tư vấn thông tin không rõ ràng, gây hiểu nhầm

Trong cung cấp các dịch vụ tài chính tiêu dùng, thời gian qua Cục Quản lý cạnh tranh cũng đã ghi nhận nhiều khiếu nại liên quan đến hoạt động tư vấn thông tin trước khi người tiêu dùng ký hợp đồng vay tiêu dùng trả góp tại các công ty tài chính.

Khi ký kết, nhân viên thường giải thích qua loa nội dung hợp đồng sau đó nhanh chóng đề nghị người tiêu dùng ký; khi ký kết trên hợp đồng có khi để khoảng trống, chỉ khi được cung cấp hợp đồng sau khi đã ký kết, người tiêu dùng mới phát hiện thấy thông tin về mức lãi suất thường từ 6-6.5%/tháng, thay vì từ 1-2%/tháng như tư vấn ban đầu.

Trong những trường hợp này, do giai đoạn tư vấn không được lưu vết nên khi xảy ra tranh chấp, người tiêu dùng thường không có đủ căn cứ để bảo vệ quyền lợi của mình. Các nội dung của hợp đồng vay tiêu dùng thường không được cung cấp cho người tiêu dùng trước khi giao dịch.

Do đó, trước khi quyết định vay, để không mắc bẫy, người tiêu dùng có thể tham khảo thông tin về hoạt động của đơn vị cho vat thông qua website hoặc qua người thân, bạn bè, liên hệ tới Tổng đài tư vấn, hỗ trợ người tiêu dùng 1800.6838 để được tư vấn thông tin.

Trước khi đặt bút ký hợp đồng vay tiền phải làm rõ những nội dung trong hợp đồng nhằm đảm bảo đã hiểu rõ hợp đồng, tránh các trường hợp nhầm lẫn, bị tư vấn thông tin chưa đầy đủ, chính xác, cần đặc biệt lưu ý đến vấn đề lãi suất vay, đề nghị nhân viên ghi rõ mức lãi suất trên hợp đồng trước khi ký.

Theo H.P - ICTnews

ConTuHoc khuyến nghị học sinh sử dụng hệ thống (tự) học thêm và ôn thi tối ưu TAK12 để đạt điểm cao nhất với thời gian ôn ít nhất. Đăng kí tài khoản miễn phí để bắt đầu:
Học tốt lớp 1-12 môn Toán, Tiếng Anh Ôn thi vào lớp 6 Ôn thi vào lớp 10 Nâng cao Tiếng Anh theo khung CEFR Ôn thi chứng chỉ Tiếng Anh Cambridge, ETS, IELTS

 

Đăng kí nhận email

Nếu bạn muốn định kì nhận được email tóm tắt các thông tin cập nhật về tài nguyên, phương pháp học tập, các khóa học/CLB miễn phí và các chương trình ưu đãi của Giáo dục Con Tự Học

Trở thành Đại sứ Giáo dục Con Tự Học

 

Được khen ngợi nhiều

sổ học từ vựng thông minh azVocab