25 năm qua, bài test Torrance đã chỉ ra sự suy giảm trong khả năng sáng tạo ở trẻ nhỏ, tại sao?
Mỗi đứa trẻ đều bắt đầu hành trình cuộc đời của mình với một tiềm năng đáng kinh ngạc: tự duy sáng tạo, giúp trẻ tiếp cận thế giới với bản tính tò mò, với những câu hỏi, với niềm khao khát được học về thế giới và chính mình qua những trò chơi. Tuy nhiên, tư duy này thường bị xói mòn hoặc thậm chí bị triệt tiêu bởi những phương pháp giáo dục truyền thống khi trẻ bắt đầu đi học.
Bài kiểm tra về suy nghĩ sáng tạo (The Torrace Test of Creative Thinking) thường được trích dẫn như một ví dụ cho thấy suy nghĩ khác biệt của trẻ suy giảm dần theo thời gian như thế nào. 98% trẻ ở độ tuổi mẫu giáo là “những thiên tài sáng tạo” - trẻ có thể nghĩ ra vô hạn khả năng để sử dụng một cái kẹp giấy. Trong khi phần lớn chúng ta, chỉ nghĩ ra được 1 hoặc một vài cách mà thôi.
Khả năng này giảm mạnh khi trẻ bước vào hệ thống giáo dục chính thức và cho đến trước tuổi 25, chỉ còn 3% duy trì được khả năng sáng tạo của mình.
Điều đáng lo ngại nhất chính là trong vòng hơn 25 năm qua, bài kiểm tra Torrance đã chỉ ra mức độ suy giảm trong khả năng sáng tạo ở trẻ nhỏ (từ mẫu giáo tới lớp 3).
Nhân tiện, bạn có biết có thể kết hợp 6 khối gạch Lego tiêu chuẩn theo 915 triệu cách khác nhau không?
(Ảnh: Reuters)
Sai lầm trong đầu tư trọng điểm giáo dục
Diễn đàn Kinh tế Thế giới đã công bố bản báo cáo về nguồn lực con người (Human Capital Report) hồi tháng 9 vừa qua, với tựa đề phụ: “Chuẩn bị cho con người sẵn sàng với công việc trong tương lai”. Bản báo cáo có đoạn: “Nhiều hệ thống giáo dục ngày nay đã không còn tạo được kết nối với các kỹ năng cần thiết để vận hành trong thị trường lao động hiện đại”.
Tiếp đó, bản báo cáo chỉ ra vấn đề nghiêm trọng khi nhiều trường học có xu hướng tập trung chủ yếu vào phát triển các kỹ năng nhận thức của trẻ - là các kỹ năng thuộc phạm trù những môn học truyền thống – hơn là củng cố các kỹ năng như giải quyết vấn đề, sáng tạo và hợp tác.
Vấn đề này nên được đặc biệt quan tâm khi xem xét bộ kỹ năng cần có trong Cuộc Cách mạng Công nghiệp Lần thứ 4: kỹ năng giải quyết vấn đề phức hợp, tư duy phản biện và sáng tạo. Chúng là 3 kỹ năng quan trọng nhất mà một đứa trẻ cần thực hành, phát triển, theo bản báo cáo về tương lai việc làm (Future of Jobs Report).
Khả năng sáng tạo, từ vị trí thứ 10 đã nhảy vọt lên vị trí thứ 5 chỉ trong vòng 5 năm, cho thấy tầm quan trọng của nó lớn tới mức nào. Và trí thông minh cảm xúc cũng như khả năng nhận thức linh hoạt cũng góp mặt trong danh sách kỹ năng cần có cho năm 2020.
10 kỹ năng cần có cho năm 2020: 1. Kỹ năng giải quyết vấn đề phức hợp; 2. Tư duy phản biện; 3. Sáng tạo; 4. Quản lý con người; 5. Hợp tác với người khác; 6. Trí thông minh cảm xúc; 7. Đánh giá và đưa ra quyết định; 8. Định hướng dịch vụ; 9. Thương lượng; 10. Linh hoạt trong nhận thức. (Ảnh: WEF)
Thật đáng lo ngại khi những kỹ năng trên thường ít được chú trọng trong trường học, nơi quan điểm thống trị vẫn là phương pháp dạy học theo kiểu giáo viên ghi bảng và giảng bài, vốn đã quá quen thuộc từ nhiều thế kỷ nay.
Việc vui chơi của trẻ
Một nghiên cứu ở New Zealand đã so sánh trẻ học đọc từ tuổi lên 5 với những trẻ học đọc từ tuổi lên 7. Năm trẻ 11 tuổi, cả 2 nhóm đều biểu hiện khả năng đọc như nhau. Nhưng những trẻ chỉ học đọc khi đã 7 tuổi thực sự cho thấy mức độ đọc hiểu cao hơn.
Một trong những giải đáp cho vấn đề này là, trẻ có nhiều thời gian hơn để khám phá thế giới thông qua vui chơi. Rõ ràng, việc chuẩn bị để trẻ sẵn sàng cho nghề nghiệp trong tương lai đòi hỏi việc người lớn phải thay đổi quan điểm học tập và giáo dục.
(Ảnh: Livestrong)
Biết đọc, viết, làm toán vẫn giữ vai trò quan trọng giúp trẻ mở khoá thế giới trước mắt mình. Nhưng một thế giới ngày càng sôi động, ngày càng gắn kết với nhau đồng nghĩa với việc trẻ sẽ thay đổi công việc nhiều lần trong đời - chuyển sang những việc còn chưa hề tồn tại ngày nay và những việc mà trẻ có thể tự mình sáng tạo ra.
Câu hỏi được đặt ra là: Làm thế nào để nuôi dưỡng, củng cố những kỹ năng trên cho trẻ và duy trì khả năng tự nhiên của trẻ trong quá trình học hỏi cả đời mình – thay vì làm xói mòn khả năng đó khi trẻ bắt đầu đi học?
Đạt được điều này đơn giản hơn so với tưởng tượng của bạn: Hãy để trẻ hoà mình vào những trải nghiệm vui vẻ và tích cực. Những dạng thức khác nhau của chơi đùa mang đến cho trẻ cơ hội để phát triển kỹ năng sáng tạo, thể chất, cảm xúc và xã hội, bên cạnh các kỹ năng nhận thức.
Vui chơi suốt đời
Nếu chúng ta đều nhất trí về yêu cầu cấp thiết phải phát triển các kỹ năng giải quyết vấn đề phức hợp, tư duy phản biện và sáng tạo, rất cần để nhận ra rằng, những kỹ năng này được tạo dựng bằng cách học qua chơi, trải dài suốt cuộc đời.
Khi đầu tư vào tương lai của trẻ, hãy đảm bảo rằng không có chỗ cho những học hỏi dạng áp đặt, cho việc buộc trẻ phải đến trường từ sớm hay những trẻ 3 tuổi nhất đinh phải học bảng chữ cái, chữ số dưới dạng viết dù không có bằng chứng nào cho thấy chúng sẽ giúp trẻ trở thành những người biết đọc và đọc một cách hiệu quả.
Chúng ta cần thử thách chính bản thân mình để nhận thấy vai trò thực sự của flashcard, của bài tập về nhà dành cho trẻ nhỏ và nhận thấy giá trị của việc duy trì những khoảnh khơi vui chơi đầy thú vị, đầy ý nghĩa cùng với con cái chúng ta.
Khả năng tự nhiên của trẻ học thông qua chơi có thể là bí quyết được giữ gìn tốt nhất, mà chi phí lại rẻ nhất dành cho các bậc cha mẹ thế kỷ 21. Nó sẽ giúp trang bị cho cả con cái chúng ta và cả nền kinh tế tiềm năng phát triển thịnh vượng.
Hơn thế nữa, chơi thì thật vui. Vậy, điều gì còn ngăn cản chúng ta nữa chứ? Hãy chơi đùa đi thôi!
Theo WEF
ConTuHoc khuyến nghị học sinh sử dụng hệ thống (tự) học thêm và ôn thi tối ưu TAK12 để đạt điểm cao nhất với thời gian ôn ít nhất. Đăng kí tài khoản miễn phí để bắt đầu: | ||||
Đăng kí nhận emailNếu bạn muốn định kì nhận được email tóm tắt các thông tin cập nhật về tài nguyên, phương pháp học tập, các khóa học/CLB miễn phí và các chương trình ưu đãi của Giáo dục Con Tự Học |
- MỐI LIÊN QUAN GIỮA VẬN ĐỘNG VÀ HỌC TẬP
- Các trò chơi giúp bé bắt đầu học chữ
- Trẻ em luyện tập cường độ cao sẽ thúc đẩy trí não
- 4 trò chơi với nước đá trẻ em nào cũng mê tít
- Cha mẹ phải có trách nhiệm cùng dạy con, mà thông qua cách chơi để dạy là hiệu quả và nhẹ nhàng hơn cả
- Who am I và What am I - trò chơi vui nhộn, đơn giản, dễ tổ chức tại nhà, trong nhóm nhỏ, trong lớp học