Hình khối lập phương lớp 1: Tổng hợp kiến thức & Bài tập
Hình khối lập phương lớp 1: Tổng hợp kiến thức & Bài tập
05 Tháng Năm 2025
15 lượt đọc
Khối lập phương là một trong những khái niệm hình khối cơ bản trong chương trình toán lớp 1. Trong bài viết này, Giáo dục Con Tự Học sẽ cung cấp những kiến thức cơ bản, các bài tập và mẹo giúp phụ huynh dạy trẻ học hình khối lập phương lớp 1 hiệu quả.
Trong chương trình toán lớp 1, khối lập phương là một trong những hình khối đầu tiên mà học sinh sẽ được học. Khối lập phương là khối đa diện đều ba chiều có 8 đỉnh và 6 mặt đều là hình vuông bằng nhau. Nhờ tính đối xứng và cân đối, khối lập phương thường xuất hiện trong nhiều đồ vật quen thuộc với trẻ như: hộp quà, rubik, viên gạch đồ chơi,…
Khi học về hình khối lập phương lớp 1, trẻ sẽ được quan sát, chạm tay vào vật thật hoặc hình minh họa để cảm nhận rõ hơn về đặc điểm của khối này. Việc học hình khối lập phương toán lớp 1 giúp trẻ phát triển khả năng tư duy hình học, phân biệt hình khối và làm nền tảng cho các kiến thức hình học sau này.
2. Những đặc điểm của hình khối lập phương
Sau khi đã hiểu khối lập phương là gì, dưới đây là những đặc điểm cơ bản của hình khối lập phương mà phụ huynh nên biết để hướng dẫn trẻ học:
Có 6 mặt phẳng đối xứng bằng nhau: Mỗi mặt của khối hình lập phương lớp 1 đều là hình vuông, có kích thước giống nhau và sắp xếp đối xứng.
Có 12 cạnh bằng nhau: Các cạnh của khối lập phương toán lớp 1 đều có độ dài như nhau.
Các đường chéo của mặt bên bằng nhau: Mỗi mặt vuông có hai đường chéo cắt nhau tại một điểm và đều dài bằng nhau. Đây là đặc điểm giúp phân biệt khối lập phương với những hình khối khác như khối hộp chữ nhật.
Đường chéo trong khối lập phương bằng nhau: Trong lòng khối lập phương, các đường chéo nối từ đỉnh này đến đỉnh đối diện (khác mặt) cũng có độ dài bằng nhau.
Việc nắm rõ những đặc điểm này sẽ giúp học sinh làm tốt các bài tập về khối lập phương lớp 1 cơ bản, đặc biệt là những bài tập nâng cao yêu cầu nhận diện hình, kể tên đặc điểm, hoặc chọn hình đúng trong nhóm các hình khối lập phương lớp 1.
3. Hướng dẫn cách làm bài tập khối lập phương lớp 1 thường gặp
3.1. Bài tập nhận biết hình khối lập phương lớp 1
Bài tập nhận biết hình khối lập phương lớp 1là dạng bài toán cơ bản nhất khi trẻ bắt đầu làm quen với hình khối lập phương lớp 1. Mục tiêu của dạng bài tập này là giúp trẻ biết nhận diện đồ vật hoặc hình khối nào là khối lập phương, đồng thời phân biệt với các hình khối khác như khối trụ, khối cầu,... Đặc biệt, dạng bài tập này giúp trẻ học cách phân biệt hình khối lập phương và khối hộp chữ nhật - loại hình học sinh lớp 1 rất dễ nhầm lẫn.
Hướng dẫn phân biệt khối hình lập phương và khối hộp chữ nhật lớp 1
Bước 1: Nhìn vào số mặt và hình dạng của mặt
Hình khối lập phương có 6 mặt đều là hình vuông bằng nhau.
Trong khi đó, khối hộp chữ nhật có 6 mặt là hình chữ nhật.
Bước 2: Kiểm tra độ dài các cạnh
Tất cả 12 cạnh của khối lập phương đều bằng nhau.
Khối hộp chữ nhật có 3 cặp cạnh bằng nhau.
Ví dụ 1 (SGK Toán lớp 1 Kết nối - Bài 14): Những hình nào là khối lập phương?
Đáp án: A, C
Ví dụ 2 (SGK Toán lớp 1 Kết nối - Bài 14): Mỗi đồ vật sau có dạng hình gì?
Đáp án: Thứ tự hình từ bên trái -> phải:
Khối lập phương
Khối hộp chữ nhật
Khối lập phương
Khối hộp chữ nhật
3.2. Bài tập đếm hình khối lập phương lớp 1
Sau khi đã nhận biết được hình khối lập phương, trẻ sẽ bắt đầu làm quen với bài tập đếm khối lập phương lớp 1. Đây là dạng bài tập giúp rèn luyện khả năng quan sát, đếm chính xác và bước đầu hình thành tư duy không gian cho trẻ.
Mục tiêu của dạng bài này là giúp trẻ biết cách xác định từng khối lập phương riêng biệt trong một mô hình hoặc nhóm hình, từ đó đếm chính xác số lượng khối dựa trên hàng ngang, hàng dọc hoặc các lớp xếp chồng. Ngoài ra, với những bài toán ở mức nâng cao hơn, trẻ còn được rèn luyện khả năng suy luận để phân biệt đâu là khối nhìn thấy, đâu là khối bị khuất, từ đó phát triển tư duy logic và tưởng tượng không gian một cách linh hoạt hơn.
Hướng dẫn cách đếm khối lập phương lớp 1 theo từng bước
Bước 1: Xác định từng khối riêng biệt
Quan sát hình ảnh và tìm ra từng khối lập phương riêng biệt. Với những mô hình có nhiều khối ghép lại, trẻ nên nhìn tổng thể để nhận diện các khối trong hình.
Bước 2: Đếm từng khối một cách chính xác
Để đếm hình khối lập phương không bị sót, học sinh có thể đếm theo thứ tự từ trái qua phải, từ trên xuống dưới hoặc từ lớp dưới lên lớp trên. Mỗi lần đếm xong một hàng hoặc lớp, trẻ sẽ tiếp tục đếm cho đến hết các khối.
Bước 3: Kiểm tra khối bị khuất (đối với bài toán đếm khối lập phương lớp 1 nâng cao):
Khi quan sát hình vẽ mà đề bài đã cho, trẻ cần tưởng tượng và suy luận xem có thể có khối lập phương nào bị khuất không, từ đó hoàn thành bài tập đúng.
Ví dụ 1 (SGK Toán lớp 1 Kết nối - Bài 14): Bạn Mai xếp được hình dưới đây. Trong hình có bao nhiêu khối lập phương?
Đáp án: 5 khối lập phương
Ví dụ 2 (SGK Toán lớp 1 Kết nối - Bài 14): Dùng các khối lập phương nhỏ như nhau, bạn Việt xếp thành các chữ T, H, C như sau:
a) Chữ nào được xếp bởi nhiều khối lập phương nhất?
b) Hai chữ nào được xếp bởi số khối lập phương bằng nhau?
Đáp án:
a) Chữ H
b) Chữ T và chữ C
3.3. Bài tập dãy hình khối lập phương có quy luật lớp 1
Bài tập dãy hình khối lập phương có quy luật là một dạng bài quen thuộc trong chương trình toán lớp 1, giúp trẻ luyện tư duy logic và khả năng quan sát theo trình tự. Với dạng bài này, học sinh thường được cho một chuỗi các hình khối xen kẽ, ví dụ như chuỗi hình khối lập phương, hình hộp chữ nhật, hình khối lập phương,, v.v… Đề bài yêu cầu học sinh chọn hình phù hợp vào chỗ trống trong chuỗi theo đúng quy luật đã cho.
Các bước hướng dẫn học sinh làm dạng bài tập này như sau:
Bước 1: Quan sát toàn bộ dãy hình đã cho
Khuyến khích trẻ đọc kỹ từng hình trong chuỗi, xác định tên gọi các hình.
Bước 2: Tìm quy luật sắp xếp
Gợi ý để trẻ giải đáp các câu hỏi như: Các hình khối có lặp lại theo chu kỳ không? Có đang xen kẽ hình khối lập phương và hình khác không?
Bước 3: Dự đoán hình tiếp theo
Sau khi xác định quy luật, trẻ có thể dễ dàng suy ra hình còn thiếu là gì. Chẳng hạn, nếu dãy là khối hộp chữ nhật - khối lập phương - khối hộp - khối hộp chữ nhật, hình cần điền là khối lập phương.
Bước 4: Kiểm tra lại chuỗi hoàn chỉnh
Dạy trẻ kiểm tra lại toàn bộ dãy sau khi điền để chắc chắn quy luật vẫn đúng.
Ví dụ (SGK Toán lớp 1 Kết nối - Bài 14): Hình khối thích hợp đặt vào dấu "?" là hình nào?
Đáp án:
a) B
b) A
3.4. Bài tập kể tên đồ vật có hình lập phương lớp 1
Bài tập kể tên đồ vật có hình lập phương lớp 1 là một dạng bài tập giúp trẻ liên hệ kiến thức hình học với thực tế, từ đó nhận biết được các vật xung quanh có hình khối lập phương. Đây là cách tuyệt vời để trẻ hiểu rõ hơn về khối lập phương trong cuộc sống hằng ngày và làm quen với các hình khối qua những đồ vật gần gũi.
Hướng dẫn làm bài tập kể tên đồ vật có hình lập phương
Trẻ sẽ được yêu cầu nhìn xung quanh và kể tên những đồ vật có hình dáng giống khối lập phương. Để làm tốt bài tập này, trẻ cần lưu ý:
Đối chiếu với đặc điểm của hình khối lập phương: Nhắc trẻ nhớ lại rằng khối lập phương có 6 mặt vuông bằng nhau và 12 cạnh đều bằng nhau.
Tìm kiếm đồ vật có hình vuông đều: Những đồ vật có hình dáng giống khối lập phương sẽ có các cạnh bằng nhau và không có góc cong.
Ví dụ: Kể tên 03 đồ vật có hình khối lập phương
Đáp án:
Hộp rubik
Viên xúc xắc
Hộp quà hình lập phương
4. Tổng hợp các bài tập khối lập phương lớp 1 để trẻ tự ôn luyện
Để giúp trẻ củng cố và nâng cao kiến thức về khối lập phương, dưới đây là một số bài tập khối lập phương lớp 1 mà trẻ có thể tự ôn luyện tại nhà.
Bài 2 (SBT Toán lớp 1 Kết nối - Bài 14): Tô màu các khối lập phương
Đáp án:
Bài 3 (SBT Toán lớp 1 Kết nối - Bài 14): Bạn Việt xếp các khối lập phương nhỏ như nhau thành hình A và hình B.
a) Mỗi hình có bao nhiêu khối lập phương nhỏ?
b) Viết A hoặc B thích hợp vào chỗ chấm:
Hình ..... có nhiều khối lập phương và nhỏ hơn hình .....
Hình ..... có ít khối lập phương và nhỏ hơn hình .....
Đáp án:
a)
Hình A: 8
Hình B: 10
b)
Hình B có nhiều khối lập phương nhỏ hơn hình A
Hình A có ít khối lập phương nhỏ hơn hình B
Bài 4 (SBT Toán lớp 1 Kết nối - Bài 14): Dùng các khối gỗ lập phương nhỏ như nhau, bạn Việt xếp thành các chữ L, T, U, H như sau:
Viết tiếp vào chỗ chấm.
a) Chữ có số khối lập phương ít nhất là .....
b) Hai chữ có số khối lập phương bằng nhau là ..... và .....
Đáp án:
a) L
b) U, H
Bài 5 (SBT Toán lớp 1 Kết nối - Bài 14): Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.
a) Tô màu các khối lập phương lần lượt đỏ, vàng, xanh rồi lại đỏ, vàng, xanh cho đến khối cuối cùng. Hỏi khổi ở dưới dấu "?" có màu gì?
A. Đỏ
B. Vàng
C. Xanh
b) Khối thích hợp đặt vào dấu "?" là?
Đáp án:
a) B. Vàng
b) B
5. Một số mẹo hướng dẫn trẻ học tốt hình khối lập phương lớp 1
Học về hình khối lập phương lớp 1 có thể trở nên dễ dàng và thú vị hơn với những mẹo nhỏ giúp trẻ tiếp thu nhanh và hiệu quả. Dưới đây là một số mẹo giúp trẻ học tốt hình khối lập phương, đồng thời phát triển khả năng tư duy không gian và nhận diện hình học một cách dễ dàng.
Duy trì việc luyện bài tập hàng ngày: Phụ huynh nên dành khoảng 15–20 phút mỗi ngày để cùng con làm các bài tập về khối lập phương. Việc học đều đặn giúp con nhớ kiến thức lâu và không bị áp lực khi đến lớp.
Cho trẻ chơi với các đồ chơi có hình khối lập phương: Cha mẹ có thể chuẩn bị các khối LEGO, khối gỗ hoặc hộp vuông để con vừa chơi vừa học. Khi được cầm nắm và quan sát trực tiếp, trẻ sẽ hiểu rõ hơn thế nào là khối lập phương.
Liên hệ hình khối với đồ vật quen thuộc: Phụ huynh có thể chỉ cho con các vật trong nhà có dạng khối lập phương như hộp quà, hộp rubik, viên xúc xắc... Nhờ đó, con sẽ ghi nhớ kiến thức dễ dàng hơn vì thấy chúng xuất hiện trong cuộc sống hằng ngày.
Tạo trò chơi đếm khối để tăng hứng thú: Cha mẹ có thể tổ chức trò chơi nhỏ như “Ai đếm nhanh hơn số khối lập phương trong hình” hoặc “Xếp được bao nhiêu khối trong 1 phút”. Vừa học vừa chơi sẽ giúp con tiếp thu kiến thức mà không cảm thấy nhàm chán.
Để giúp trẻ làm tốt bài toán hình khối lập phương lớp 1, Giáo dục Con Tự Học gợi ý phụ huynh cho trẻ học bổ trợ môn Toán với Matific– nền tảng học toán tương tác được thiết kế dành riêng cho học sinh mầm non, tiểu học và THCS.
Hàng ngàn hoạt động tương tác trên Matific tạo môi trường học tập hấp dẫn cho trẻ
Matificlà chương trình học Toán dành cho trẻ lứa tuổi từ 4 đến 15, gồm hàng ngàn hoạt động tương tác, được giáo viên, phụ huynh và học sinh đặc biệt đánh giá cao vì khả năng giúp trẻ thay thế nỗi sợ toán bằng niềm yêu thích, say mê. Chương trình đang được sử dụng tại hơn 120 quốc gia, nhận được yêu thích của hơn 50 triệu người dùng là giáo viên, phụ huynh và học sinh. Chương trình hỗ trợ hơn 40 ngôn ngữ, trong đó có cả tiếng Anh và tiếng Việt.
Việc học về khối lập phương không chỉ giúp trẻ củng cố nền tảng toán học mà còn phát triển khả năng tư duy logic và hình học một cách toàn diện. Mong rằng qua bài viết này, bạn đã tìm được những phương pháp hữu ích để giúp trẻ học tốt hình khối lập phương lớp 1 và yêu thích môn toán hơn mỗi ngày.
ConTuHoc khuyến nghị học sinh sử dụng giải pháp ôn luyện cá nhân hóaTAK12 để (tự) học thêm và ôn thi theo cách tối ưu. Chọn chương trình vàđăng kí tài khoản miễn phí để bắt đầu!