Học tập 7 bí quyết dạy trẻ của giáo viên Montessori
Dưới đây là 7 câu phổ biến có thể nghe được ở từ bất kì giáo viên Montessori nào cùng với cách áp dụng chúng vào cuộc sống gia đình của bạn.
Rất khó để tóm tắt về phương pháp Montessori trong một vài từ. Đó là một triết lý về giáo dục và phát triển trẻ em đã có từ rất lâu và được nhiều phụ huynh, giáo viên áp dụng. Đó còn là một cách nhìn về thế giới. Và một trong những cách đơn giản nhất để hiểu đơn giản về Montessori chính là lắng nghe những ngôn từ mà các giáo viên Montessori sử dụng.
Họ dùng những câu chữ tôn trọng trẻ em và đưa ra những kỳ vọng về đứa trẻ đó. Từ ngữ được lựa chọn cẩn thận để khuyến khích trẻ trở nên độc lập và có những cách nhìn tích cực hơn.
1. "Mẹ thấy con đã làm việc rất chăm chỉ"
Tập trung vào quá trình thay vì kết quả là nguyên tắc chính của Montessori. Họ không khen con là "con làm tốt lắm" hay "con đã thành công rồi" mà thay vào đó họ nhấn mạnh vào quá trình tập trung trong một thời gian dài của con, hoặc cách con viết nắn nót, cẩn thận và rằng chữ của con rất dễ đọc.
Khen ngợi sự chăm chỉ và kiên trì của con, chứ không phải kết quả mà bé đạt được, giúp thấm nhuần tinh thần cầu tiến, nơi mà bé tin rằng mình có thể cải thiện qua những nỗ lực của chính mình.
Thay vì nói với con rằng "Con là một cậu bé ngoan," hãy nói "Mẹ để ý thấy ngày hôm qua con đã rất tử tế với em trai khi chia sẻ đồ chơi với em". Điều này cho bé nhận ra hành vi tốt của mình. Thay vì khen "Con đúng là một họa sĩ tài năng," hãy thử "Mẹ hoan nghênh tinh thần kiên trì vẽ cho đến khi bức tranh được như ý của con đấy".
2. "Con thấy mình đã làm tốt hay chưa?"
Trong lớp học Montessori, đứa trẻ chính là thầy của chính mình. Các giáo viên chỉ đóng vai trò như người hướng dẫn cho bé những bài học và giúp đỡ bé những lúc cần thiết. Bé sẽ tự trải nghiệm ra những điều cho mình thông qua một môi trường và tài liệu đều đã được chuẩn bị cẩn thận. Tự phân tích là một phần quan trọng trong quá trình khám phá đó.
Khi con hỏi "Mẹ có thích bức tranh của con không?", bạn hãy thử hỏi ngược lại con thay vì nói rằng bạn rất thích bức tranh đó. Hãy hỏi cô bé những gì bé nghĩ về nó, tại sao bé lại quyết định chọn những màu đó để tô và phần yêu thích nhất trong bức tranh đối với bé là gì. Giúp bé bắt đầu biết đánh giá thành quả của mình, hơn là tìm kiếm sự công nhận từ những người khác.
3. "Con có thể tìm thấy nó ở những đâu?"/"Ai có thể giúp con lúc này?"
Độc lập là một giá trị quan trọng cần được học trong bất kỳ lớp học Montessori nào. Mục tiêu của phương pháp Montessori là giáo viên giúp trẻ tự làm việc. Vì vậy, các giáo viên thường trả lời các câu hỏi bằng một câu hỏi khác như "Con có thể tìm nó ở những đâu nào?" Hoặc "Ai có thể giúp con lúc này? "
Nếu con bị mất giày và bạn lại thấy chiếc giày hé ra từ dưới giường, hãy thử đặt câu hỏi dẫn dắt, thay vì chỉ ngay cho bé."Lúc tháo giày thì con đang ở đâu? Con đã kiểm tra trong phòng của con chưa?". Việc này có thể làm mất nhiều thời gian hơn, nhưng nó sẽ rất đáng giá khi bé bắt đầu chủ động hơn và sẽ ít tìm đến bố mẹ hơn.
4. "Con muốn mẹ giúp gì nào?"
Trong lớp học của Montessori, trẻ em phải chịu trách nhiệm về nhiều thứ, kể cả chăm sóc môi trường sống của mình. Trẻ thường rất tự hào về trách nhiệm này, dành thời gian để cắm hoa trên bàn, tưới nước cho khu vườn và vui vẻ lau chùi cửa sổ, bàn học.
Đôi khi, một công việc nào đó sẽ quá nhiều và quá ngợp đối với trẻ. Trong trường hợp đó, giáo viên sẽ hỏi đứa trẻ về cách họ có thể giúp đỡ, bé cần gì ở người lớn.
Ví dụ: Con mệt mỏi mà còn phải sắp xếp đồ chơi lại gọn gang trước khi đi ngủ, thì cả đống đồ chơi có thể sẽ khiến bé chán nản không muốn làm nữa. Lúc này mẹ hãy nói "Con muốn mẹ giúp con dọn cái gì nào" hoặc "Mẹ sẽ dọn những chiếc xe, còn con sẽ gom những chú rô bốt nhé".
5. "Trong lớp, chúng ta …." (hoặc "Ở trong nhà, chúng ta…")
Cụm từ này được sử dụng khi bạn muốn nhắc nhở trẻ về bất kỳ nội quy hay và các hành vi đáng khen nào trong lớp. Lời nhắc nhở cũng như là lời tuyên bố khách quan về hoạt động chung của một cộng đồng như thế nào, thường là để có được sự hợp tác của trẻ.
"Trong lớp học, mọi người phải ngồi trong khi ăn" thường dễ nghe và hiệu quả hơn là "Ngồi xuống!".
Nếu bố mẹ có một quy tắc về việc đi đứng trong nhà, thay vì quát lên "Không được chạy", hãy thử nói rằng "Ở trong nhà thì chúng ta đi bộ." và để xem bạn thấy trẻ cãi lại lời mình nữa không nhé.
6. "Đừng cắt ngang sự tập trung của bé"
Duy trì sự tập trung của trẻ là một phần cơ bản của nguyên tắc Montessori. Lớp học Montessori cho trẻ một khoảng thời gian dài làm việc liên tục, thường là ba tiếng đồng hồ. Điều này cho phép trẻ phát triển khả năng tập trung sâu, không bị quấy rầy khi sau mỗi tiếng trẻ lại bị phân tâm khi chuyển sang môn học khác như các lớp học bình thường.
Có thể là bố mẹ đang muốn khen ngợi con vì con đang học rất ngoan, nhưng đôi khi chỉ cần nhìn thấy bố mẹ thôi cũng phá vỡ sự tập trung mà bé đang có.
Lần tới khi bước vào phòng và thấy con đang say mê vẽ một bức tranh hoặc giải một bài toán, hãy chỉ nhẹ nhàng đi tới và quan sát thôi thay vì ngỏ lời khen con vẽ đẹp như thế nào. Các mẹ có thể để dành lại lời khen con sau này rằng bạn rất hài lòng khi thấy con dành toàn bộ tâm huyết vào sáng tạo của con.
7. "Theo sát con"
Điều cuối cùng này là một trong những điều quan trọng nhất. Đây là điều mà các giáo viên Montessori nói với nhau và với cha mẹ - chứ không phải với đứa trẻ. Họ thường nhắc nhở nhau rằng phải luôn "theo dõi đứa trẻ", để chắc chắn rằng bé đang trong thời gian phát triển nội lực, rằng bé đang làm việc gì vì một bài học nào đó.
Nếu bạn không thể khiến con mê đọc sách, hãy thử xem bé yêu thích những gì. Bé thích vui đùa, có thể một cuốn truyện cười sẽ khiến bé thích thú, chứ không phải những câu chuyện cổ tích mà bạn đang nhắm đến. Nhớ rằng "theo con" có thể giúp mẹ nhìn thấy con bằng một góc nhìn khác để cùng làm việc với con thay vì chống lại con.
Theo Afamily
ConTuHoc khuyến nghị học sinh sử dụng hệ thống (tự) học thêm và ôn thi tối ưu TAK12 để đạt điểm cao nhất với thời gian ôn ít nhất. Đăng kí tài khoản miễn phí để bắt đầu: | ||||
Đăng kí nhận emailNếu bạn muốn định kì nhận được email tóm tắt các thông tin cập nhật về tài nguyên, phương pháp học tập, các khóa học/CLB miễn phí và các chương trình ưu đãi của Giáo dục Con Tự Học |
- Các cách giúp bố mẹ dạy con 4-5 tuổi học Toán ở nhà hiệu quả
- 10 điểm khác biệt của giáo dục Nhật Bản khiến thế giới phải học hỏi
- Dạy con hàng ngày
- CÓ CÁCH NÀO ĐỂ CON HỨNG THÚ VỚI VIỆC TỰ HỌC – “CHỊ BÍCH BỘP” WTT
- ĐỪNG NGHĨ THAY CHO CON CÁI!
- 20 ĐIỀU TRẺ CẦN HỌC ĐỂ SỐNG THÔNG MINH VỀ TÀI CHÍNH – PHẦN 1 (3-5 TUỔI)