Muốn thành tích học tập cao, đừng chỉ đọc sách và tô vàng khắp nơi
Đây cũng chính là cách học tập mà theo các nhà khoa học là đúng cách để có thành tích tốt. Nếu sinh viên hoặc các em học sinh đang chưa có thành tích tốt dù đã dành rất nhiều thời gian cặm cụi học bài, dùng bút tô vàng cả trang giấy hay đọc cả cuốn sách thì đây là cách mà các bạn có thể thử.
Sau đây là câu chuyện ngắn về cách dạy con phương pháp học của ông bố Carl Wilke tại Tacoma, Washington. Wilke là bố của 6 đứa con với tuổi từ 4 tới 22 và rõ ràng, ông nhận thấy được những thách thức mà bọn trẻ phải đối mặt khi đi học. Bởi thế, ông đã chỉ những đứa con rằng:
- Nên chọn ra những điểm chính yếu trong vở ghi chép thay vì highlight mọi thứ lên.
- Đồng thời, cần phải chú ý những tiêu đề, chữ in đậm trong sách giáo khoa để phát hiện ra những vấn đề lớn, quan trọng một cách dễ dàng hơn.
(Ảnh: Teenage Singapore)
Vài tháng sau đó, Eileen - đứa con gái 18 tuổi của Wilke chuẩn bị đối mặt với một kỳ thi quan trọng. Eileen than thở rằng cô sắp phải thi thực hành nhưng lại không biểt phải học thế nào. Khi đó, Eileen đi hỏi bố mẹ và họ đã dành ra 2 tiếng để ngồi với cô, cùng nhau đọc qua bảng các câu hỏi. Eileen cầm tài liệu để hỏi mẹ, sau đó bà trả lời và nếu sai thì Eileen sẽ giải thích cho mẹ là tại sao sai, từ đó thảo luận để tìm ra đáp án đúng. Kết quả của buổi cùng học, Eileen đã vượt qua được kỳ thi với thành tích xuất sắc và điều mà cô rút ra được là “Tôi đã dạy mẹ học nhưng vô hình chung, tôi đã dạy chính bản thân” - một cách học tự vấn.
Một nghiên cứu công bố năm 2017 tiến hành trên 414 sinh viên đại học đã chỉ ra rằng, những học sinh đạt thành tích cao thường sẽ tìm kiếm sự trợ giúp khi gặp khó khăn với một vấn đề nào đó. Những sinh viên này thường hay tìm hiểu thêm kiến thức từ nhiều nguồn khác, thí dụ như video hướng dẫn trên Youtube. Trong nghiên cứu, các nhà khoa học phát hiện rằng những sinh viên nào thường tìm tới giảng viên để hỏi bài, nhờ giúp giải quyết các vướng mắt, sẽ có tỷ lệ đạt điểm cao nhiều hơn. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu khác tiến hành bởi phó giáo sư sinh học Elena Bray Speth tại Đại học St. Louis, Missouri thì chỉ có 1/5 sinh viên là hay làm điều đó.
Khoa học hơn một chút, cách chủ động tiếp cận với giảng viên để nhờ trợ giúp được gọi là học tự đảm bảo: trong đó người học sẽ có thể theo dõi được năng lực học của bản thân trong lớp, đồng thời tự nhủ về một trách nhiệm đạt tới thành tích tốt. Trên thực tế, đây cũng là một kỹ năng mà các giảng viên đại học luôn muốn sinh viên mới nhập học phải đạt được càng sớm càng tốt.
Trớ trêu thay, nhiều sinh viên lại chọn những cách tiếp cận thụ động hơn (đọc sách, ghi chú và highlight). Các nhà nghiên cứu khẳng định cách học này sẽ cho sinh viên cảm giác giả về sự an toàn. Ned Johnson, người sáng lập công ty chuyên ra đề thi, cho biết rằng sau khi sinh viên nghiên cứu vấn đề gì đó vài lần, nó sẽ bắt đầu trở nên quen thuộc và cuối cùng họ sẽ kết luận rằng: “Hơ, vụ này mình biết rồi”. Nhưng có thể khi đó họ chỉ học được cách nhận diện ra vấn đề đó chứ không phải là lưu nó vào bộ nhớ, bởi thế nên khi đi thi thì không thể gợi nhớ lại được để làm bài.
Johnson cho biết những học sinh có thành tích tốt thường sẽ dành nhiều thời gian để thực hành theo nhiều cách khác nhau, thí dụ như tự hỏi đáp với bản thân hoặc thi thố với bạn bè, qua đó sẽ bắt họ phải hồi tưởng lại những kiến thức tương tự như khi họ làm bài thi. Đây chính là một cách học sâu kiến thức hơn, thường không mất nhiều thời gian nhưng lại có hiệu quả như “thi thử”. Nghiên cứu đã chứng minh những học sinh học nhóm và hỏi đáp với nhau hàng tuần sẽ đạt được điểm cao hơn so với những học sinh chọn cách học khác.
Các nhà khoa học khẳng định việc thực hành như trên thường sẽ có hiệu quả nhất khi người học luyện tập gợi nhớ lại kiến thức đã học trong khoảng từ vài phút tới vài ngày.
Thêm điểm quan trọng khác trong quá trình học chính là thời gian học bài. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc học sẽ hiệu quả hơn nếu được thực hiện trong nhiều quãng thời gian ngắn, khoảng 45 phút, chứ không phải là vài tiếng. Các nhà khoa học gọi đây là hiệu ứng cất cánh và hạ cánh, nghĩa là người ta sẽ dành nhiều năng lượng hơn vào 2 thời điểm: lúc bắt đầu học và lúc sắp kết thúc.
Và học một cách có kế hoạch cũng có vai trò không nhỏ để đưa tới thành công. Chắc chắn việc đợi tới mai thi, đêm nay mới mang bài ra học thì dù có học suốt đêm cũng không mang lại thành tích tốt. Trong một nghiên cứu tiến hành bởi Đại học quốc gia Singapore hồi đầu năm nay dựa trên khảo sát 361 sinh viên đã khẳng định việc lên kế hoạch học bài trước khi thi sẽ giúp đạt được thành tích cao hơn. Cụ thể, họ cho các sinh viên tiến hành các bài test 15 phút trong vòng từ 7 tới 10 ngày trước khi thi. Kết quả nhóm học sinh này sẽ có điểm số trung bình cao hơn so với những học sinh không luyện tập trước.
Theo Tinh tế
ConTuHoc khuyến nghị học sinh sử dụng hệ thống (tự) học thêm và ôn thi tối ưu TAK12 để đạt điểm cao nhất với thời gian ôn ít nhất. Đăng kí tài khoản miễn phí để bắt đầu: | ||||
Đăng kí nhận emailNếu bạn muốn định kì nhận được email tóm tắt các thông tin cập nhật về tài nguyên, phương pháp học tập, các khóa học/CLB miễn phí và các chương trình ưu đãi của Giáo dục Con Tự Học |
- 10 điểm khác biệt của giáo dục Nhật Bản khiến thế giới phải học hỏi
- Giáo dục trẻ bằng trải nghiệm sáng tạo
- Áp dụng phương pháp SQ3R vào việc chuẩn bị bài học theo SGK
- Khai thác sơ đồ tư duy như một công cụ để học tập (phần 2)
- Khai thác sơ đồ tư duy như một công cụ để học tập (phần 1)
- Bí quyết học tập, tìm hiểu cực nhanh của Elon Musk