Thông báo điều chỉnh mức giá Kids A-Z

Khai thác sơ đồ tư duy như một công cụ để học tập (phần 2)

25 Tháng Tư 2017 8358 lượt đọc

phần 1, chúng ta đã biết về Sơ đồ tư duy như một công cụ ghi chép trực quan, dễ ghi nhớ. Trong phần 2 này hãy xem Sơ đồ tư duy nên được ứng dụng như nào trong việc học tập hàng ngày của các bạn học sinh nhé.

Trước tiên, bạn hãy xem sơ đồ tóm tắt kĩ năng học tập dưới đây:

Bây giờ, chúng ta sẽ nói về việc sử dụng sơ đồ tư duy trong các việc: Ghi chép (take notes) trên lớp, Ôn tập chuẩn bị cho thi cử, và chuẩn bị bài thuyết trình về một chủ đề nhé.

Ghi chép bài giảng trên lớp

Khi lên cấp 2, một điều rất cần thiết là khi nghe giảng, các bạn học sinh cần bỏ thói quen ghi chép mọi lời thầy cô giảng như hồi còn ở tiểu học. Thay vào đó, hãy ghi chép ý. Hãy mạnh dạn biến mỗi trang vở của bạn thành một sơ đồ tư duy:

<ảnh ví dụ>

Tốt nhất là bạn hãy dành cho mỗi bài học 2 trang vở:

  • Trang bên trái là sơ đồ tư duy liệt kê các ý chính bằng các từ khóa và các đường kết nối.
  • Trang bên phải là những đoạn giải thích chi tiết cho một số chỗ bạn đánh dấu trên sơ đồ, nếu cần có, hoặc là những câu hỏi bạn đặt ra.

Lưu ý:

  • Một sai lầm thường mắc ở giai đoạn đầu thích dùng bản đồ tư duy của nhiều bạn là: dành quá nhiều thời gian cho việc làm đẹp sơ đồ, và cố gắng sử dụng quá nhiều màu sắc. Thực tế là:
    • Sơ đồ bắt mắt sẽ làm bạn thích xem lại thật, nhưng ngay lúc ghi chép trên lớp mà bạn dành thời gian cho việc tỉa tót làm đẹp thì sẽ lại mất tập trung không nghe giảng kịp. 
    • Khi xem lại, những kí hiệu đơn giản và những từ khóa đúng mới là yếu tố chính giúp bạn nhớ lại bài học. Số màu cũng chỉ cần đến 4 màu là đủ.
    • Hãy dành việc làm đẹp cho lúc về nhà, khi bạn giở lại vở xem lại bài, hoặc cho lúc cần làm một bài thuyết trình bằng sơ đồ tư duy cho thêm ấn tượng.

<ánh ví dụ sơ đồ màu mè>

  • Hãy nhớ bản chất sơ đồ tư duy là giản đồ liên kết các ý, không phải chỉ có một dạng sơ đồ phân nhánh mẹ nhánh con như bạn thấy trong hình đầu trang, mà có thể là bất kì dạng hình nào khác giúp bạn liên tưởng các từ khóa chính trong mối liên hệ với nhau, ví dụ:

<ảnh ví dụ>

Ôn tập cho thi cử và lập sơ đồ tư duy bằng phần mềm máy tính

Đến mỗi lần thi học kì, bạn vừa muốn chuẩn bị tốt cho kì thi, vừa muốn tạo cho mình một dịp tự tổng kết lại những kiến thức đã học được của từng môn? Hai trang vở hay vài tờ giấy A0 sẽ là không đủ cho mục đích này, phải không nhỉ?
Và khi hệ thống hóa lại lượng kiến thức lớn, số lần bạn muốn hiệu chính sắp xếp lại sơ đồ ý của mình có thể là rất nhiều, viết vẽ tẩy xóa trên giấy thật không tiện!

Rất đơn giản, hãy sử dụng một phần mềm trên máy tính chuyên về lập mind map. Có rất nhiều phần mềm nổi tiếng loại này, và mình khuyến dụng nhất là Xmind (bản miễn phí). Bạn chỉ cần vào Xmind.net để download về bộ cài.

Cài đặt xong bạn hãy khám phá những mẫu templates có sẵn khi muốn tạo một mind map mới. Việc này sẽ giúp bạn có thêm rất nhiều ý tưởng về việc vận dụng và trình bày các sơ đồ tư duy.

Quay lại việc ôn tập cho thi cử, tại sao bạn không lập ra một file xmind tên là Sổ tay kiến thức của tôi, trong file đó sẽ có nhiều sheet, mỗi sheet là cho một môn như Lịch sử, Sinh học, Địa lý, Tiếng Anh,...?

<ảnh ví dụ>


Trong mỗi sheet sơ đồ, hãy thoải mái hệ thống hóa lại những kiến thức bạn đã học được. Bạn có thể chèn thêm ảnh minh họa, chèn link đến một bài viết liên quan trên Intenet, đính kèm một file cho một ý,... làm cho đây thực sự là một kho tàng hiểu biết của bạn.

Lưu ý: Điều quan trọng là khi hệ thống hóa lại kiến thức, bạn phải có logic chặt chẽ để đảm bảo các ý cùng cấp thì "to" ngang nhau. Nếu các ý cứ to nhỏ lẫn lộn, chồng chéo với nhau thì cuốn sổ của bạn sẽ không phải là một cẩm nang hiệu quả. "Practice makes perfect", hãy cứ bắt tay thực hành và thực hành thật nhiều đi đã. Hãy đem sổ tay của bạn là để giảng lại cho bạn bè, cho các em, cho bố mẹ, và bạn sẽ nhận được nhiều thắc mắc, góp ý hữu ích thôi.

 


ConTuHoc khuyến nghị học sinh sử dụng hệ thống (tự) học thêm và ôn thi tối ưu TAK12 để đạt điểm cao nhất với thời gian ôn ít nhất. Đăng kí tài khoản miễn phí để bắt đầu:
Học tốt lớp 1-12 môn Toán, Tiếng Anh Ôn thi vào lớp 6 Ôn thi vào lớp 10 Nâng cao Tiếng Anh theo khung CEFR Ôn thi chứng chỉ Tiếng Anh Cambridge, ETS, IELTS

 

Đăng kí nhận email

Nếu bạn muốn định kì nhận được email tóm tắt các thông tin cập nhật về tài nguyên, phương pháp học tập, các khóa học/CLB miễn phí và các chương trình ưu đãi của Giáo dục Con Tự Học

Trở thành Đại sứ Giáo dục Con Tự Học

 

Được khen ngợi nhiều

sổ học từ vựng thông minh azVocab