Cha mẹ đã bỏ lỡ những việc vô cùng bổ ích nào khi đọc to cho con?
Để tận dụng tối đa lợi ích của việc đọc sách cho con, bạn hãy khuyến khích trẻ hiểu về những bức tranh và hướng dẫn trẻ chú ý đến những từ được in trên sách.
Những việc nhỏ mà ý nghĩa cha mẹ thường bỏ lỡ khi đọc sách cho con
Thông thường, nhiều cha mẹ khi đọc sách cho con chỉ tập trung vào nội dung câu chuyện. Nhưng có một số chi tiết nhỏ, nếu bạn để ý và hướng dẫn con, bé sẽ tăng thêm cơ hội phát triển kỹ năng đọc toàn diện của mình.
Đó chính là những chi tiết liên quan tới chính bản thân cuốn sách: tên tác giả và hoạ sĩ minh hoạ, tiêu đề sách, mục lục, số trang… Ngoài ra, trẻ còn học cách xử lý một cuốn sách như thế nào – cách lật trang, cách đọc thứ tự các trang, cách tìm phần đầu và cuối 1 trang sách, cách xác định bìa trước và bìa sau cuốn sách, cách nhận biết chữ in hoa…
(Ảnh: Reading Rockets)
Ý nghĩa của việc rèn giũa nhận thức về bản in ở trẻ
Trẻ có nhận thức về bản in (print awareness) có thể bắt đầu hiểu rằng, ngôn ngữ viết có liên quan tới ngôn ngữ nói. Giống ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết chứa đựng những thông điệp và là nguồn cung cấp cả thông tin lẫn sự vui thích. Trẻ thiếu nhận thức về bản in khó có cơ hội trở thành người đọc hiểu thành công.
Phần lớn trẻ có ý thức về bản in từ rất lâu trước khi bắt đầu đi học. Trẻ nhìn thấy bản in ở khắp nơi quanh mình, trên các tấm pano quảng cáo, biển hiệu, biển báo, trong các cuốn sách về bảng chữ cái, sách truyện, trên nhãn mác sản phẩm, tạp chí, báo. Nhìn thấy bản in và quan sát cách phản ứng của người lớn đối với bản in sẽ giúp trẻ nhận ra nhiều dạng in ấn khác nhau.
Điều đáng nói là nhận thức về cách hoạt động của bản in không phải tự nhiên xuất hiện ở trẻ. Nó phải được bồi đắp qua việc cha mẹ thường xuyên đọc cho con, qua chơi đùa với chữ cái và các trò chơi ngôn ngữ khác. Rốt cuộc, khi trẻ nhận được những chỉ dẫn chính thống và đầy đủ về việc đọc sách, trẻ sẽ bắt đầu hiểu về hệ thống vận hành của bản in - chữ in trên trang được đọc từ trái sang phải (ngược lại đối với các cuốn sách của Nhật), từ trên xuống dưới; chữ cái đầu câu được viết hoa và câu kết thúc bằng dấu chấm…
(Ảnh: Reading Mama)
Các điểm cần chú ý mỗi lần đọc sách cho con
- Ý nghĩa của chữ in
Cha mẹ chỉ vào những từ cụ thể trong sách và hướng sự chú ý của trẻ tới chữ in. Ví dụ, bạn có thể đặt câu hỏi cho con: “Đây là từ mà chú chim cánh cụt đã nói. Bạn ấy nói “Cảm ơn” đấy con”.
- Cấu tạo của cuốn sách và chữ in
Trẻ phải được hướng dẫn để hiểu cách đọc từng trang như thế nào, vai trò của tác giả và hướng chữ in xuất hiện. Ví dụ: “Mẹ sẽ đọc trang đầu tiên này của cuốn sách, rồi sẽ đến trang tiếp theo…” hoặc “Đây là phần đầu trang. Đây là vị trí mà mẹ sẽ bắt đầu đọc”.
- Các chữ cái
Giúp trẻ biết chữ cái nào in hoa, chữ cái nào in thường, đồng thời chỉ cho trẻ tên gọi của từng chữ cái. Ví dụ: “Chữ M trong phần màu đỏ này là chữ in hoa con nhé. Con có thấy chữ in hoa thì lớn hơn các chữ thường ở quanh đó không?”.
- Các từ
Hướng dẫn trẻ nhận biết một số từ được viết ra và sự tương xứng giữa từ được nói và từ được viết. Ví dụ: “Giờ mình cùng chỉ vào mỗi từ mà mẹ đọc đến nhé. Con đã sẵn sàng chưa?”.
BTV Con Tự Học
Tham khảo từ Reading Rockets
ConTuHoc khuyến nghị học sinh sử dụng hệ thống (tự) học thêm và ôn thi tối ưu TAK12 để đạt điểm cao nhất với thời gian ôn ít nhất. Đăng kí tài khoản miễn phí để bắt đầu: | ||||
Đăng kí nhận emailNếu bạn muốn định kì nhận được email tóm tắt các thông tin cập nhật về tài nguyên, phương pháp học tập, các khóa học/CLB miễn phí và các chương trình ưu đãi của Giáo dục Con Tự Học |
- BÀI HỌC LỚN NHẤT BẠN ĐÃ HỌC ĐƯỢC TỪ CHA MÌNH LÀ GÌ?
- 4 HOẠT ĐỘNG GIÚP TRẺ DUY TRÌ VIỆC ĐỌC SÁCH TRONG SUỐT KỲ NGHỈ HÈ
- Mô hình Daily 5 (5 hoạt động mỗi ngày) để phát triển kỹ năng đọc và khả năng tự học
- Là quá sớm nếu bạn ngừng đọc sách cho con ngay khi chúng tự đọc được - một nghiên cứu khoa học tại Úc khẳng định
- Những lời khuyên tuyệt vời về việc đọc sách cho con từ tác giả Russ Walsh
- Giáo dục con bạn - lời khuyên của giáo sư John Vũ về trách nhiệm và cách giáo dục con của cha mẹ