Trắc nghiệm: bạn đã biết nên làm gì nếu không may lâm vào cơn hoả hoạn?

14 Tháng Mười Hai 2017 5989 lượt đọc

Nếu không may bị ở trong một đám cháy, điều quan trọng nhất là bạn luôn giữ bình tĩnh để phán đoán và hành động một cách chính xác nhất. Nắm chắc những kiến thức ứng cứu cơ bản để tự cứu bản thân, cứu người nhà. Bài quiz dưới đây sẽ giúp bạn ôn lại những kiến thức đó.

Một số kiến thức bạn cần biết:

Làm gì khi quần áo của bạn bị bén lửa?

Dưới đây là một số kỹ năng tự thoát thân khi quần áo bị bén lửa và cháy được giảng dạy trong các chương trình ngoại khóa ở trường tiểu học Mỹ - theo dkn.tv


Nếu giả sử trong một đám cháy lớn, vụ nổ dễ gây cháy bỏng hoặc trong những trường hợp không may quần áo bị bắt lửa và cháy thì bạn phải làm gì? Bí kíp dưới đây sẽ giúp bạn có thể bảo vệ tính mạng của mình khi rơi vào tình huống không may như vậy.

Trắc nghiệm: bạn đã biết nên làm gì nếu không may lâm vào cơn hoả hoạn?

Trên thực tế, trong một đám cháy, khói và khí độc sẽ “giết” người nhanh hơn lửa. Vì vậy khi quần áo của bạn đã bị bắt lửa và bị cháy, hãy dừng di chuyển và chạy vòng quanh. Như vậy, bạn sẽ vô tình quạt cho ngọn lửa và làm chúng cháy nhanh hơn. Khi chạy, miệng và mũi cùng thở sẽ khiến khó độc dễ đi vào cơ thể, gây ngạt hơi.

Trắc nghiệm: bạn đã biết nên làm gì nếu không may lâm vào cơn hoả hoạn?

Nằm xuống – các bộ phận dễ bị tổn thương nhất là đầu vì lửa cháy từ dưới lên. Vì vậy, bạn nên dụi quần áo xuống đất để tắt lửa. Việc này giúp lửa khó lan ra hơn và giảm tác động của lửa lên mặt và đầu bạn.

Dập lửa – bao trùm ngọn lửa bằng vật liệu nặng như áo khoác hay chăn, việc này giúp phá vỡ nguồn cung cấp oxi cho lửa.

Trắc nghiệm: bạn đã biết nên làm gì nếu không may lâm vào cơn hoả hoạn?

Lăn vòng quanh –  dùng hai tay giữ mặt và lăn vòng quanh, hành động này giúp dập lửa nhanh chóng hơn..

Làm thế nào để thoát khỏi toà nhà bị cháy?

Theo Trung tâm nghiên cứu ứng dụng và đào tạo huấn luyện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn cứu hộ - Sở Cảnh sát PC&CC TP Hà Nội), bạn cần thực hiện theo các hướng dẫn sau:

Trắc nghiệm: bạn đã biết nên làm gì nếu không may lâm vào cơn hoả hoạn?

Cách sử dụng các loại bình chữa cháy

VnExpress trích lời ông Nguyễn Trường Sơn, Phó đội trưởng đội kiểm tra Phòng cháy chữa cháy, Công An thành phố Hà Nội, hiện ở các chung cư thường có mấy loại phương tiện chữa cháy cơ bản như bình CO2, bình bột, họng nước cứu hỏa, chăn, cát. Tuy nhiên, mỗi loại phương tiện lại có các tính năng khác nhau, phù hợp với đám cháy khác nhau, đo đó người dùng cần hết sức lưu ý, cụ thể:

Bình CO2 - chuyên chữa cháy chất lỏng (xăng, dầu, cồn), chữa cháy khí (methan, gas) và thiết bị điện. Trên bình thường ghi rõ CO2, hoặc MT2, MT3, MT5.

Đặc điểm của loại bình này là có tác dụng làm loãng đám cháy, do đó không thể chữa ngoài trời mà chỉ chữa trong nhà. Nhưng do đặc tính CO2 gây ngạt, nên cũng không thể bình để chữa cháy trong phòng kín có người ở.

Ngoài ra, khi CO2 được phun ra sẽ có nhiệt độ rất lạnh là -73 độ C, đo đó người sử dụng không được phun trực tiếp vào người khác, hoặc cầm vào loa bình, vì sẽ bị bỏng lạnh.

Bình CO2 cũng không được sử dụng để chữa các chất cháy mà trong đó có gốc là kim loại kiềm, kiềm thổ (như nhôm, chất nổ đen...), vì sẽ làm đám cháy mạnh hơn.

Trắc nghiệm: bạn đã biết nên làm gì nếu không may lâm vào cơn hoả hoạn?

Các loại bình có ký hiệu ABC (hay BC) là bình bột, chữa được nhiều dạng cháy khác nhau, nhưng sẽ làm bẩn hiện trường, còn bình có ký hiệu CO2 hoặc MT2, MT3 là bình khí CO2, chỉ chữa cháy ở trong nhà, không chữa cháy được ở ngoài trời. (Ảnh: Hoàng Hà - VnExpress)

Bình bột: Có nhiều loại khác nhau, để chữa các vật liệu cháy có đặc tính khác nhau, được ký hiệu lần lượt là A (chữa cháy chất rắn), B (chữa cháy chất lỏng), C (chữa cháy chất khí) và D hoặc E (chữa cháy điện).

Ví dụ, nếu bình ghi BC sẽ dập được đám cháy chất lỏng hoặc chất khí, bình ABC dập được ba loại cháy là chất rắn, lỏng, và khí. Riêng loại ABCE có thể chữa cháy cả thiết bị điện.

Đặc điểm nổi bật của loại bình bột là khi dập xong, đám cháy dễ bùng phát lại. Do đó, người dập lửa phải kiểm tra thật kỹ.

Bình bột cũng tuyệt đốối không được dùng để phun vào các thiết bị điện tử, thiết bị công nghệ cao như máy tính, vì bột có thành phần muối, sẽ làm hư hại thiết bị.

Cát: Dùng tốt trong việc dập cháy do chất lỏng, đểể ngăn ngừa chất lỏng lan ra (như cháy xăng dầu).

Chăn bông: Chăn bông tẩm nước rất hữu dụng trong việc bịt các khe hở ngăn khói, hoặc phủ lên người để chạy xuống cầu thang thoát hiểm (người chạy nên bò sát cách mặt sàn 40-60 cm, là nơi luôn có ôxi để thở), hoặc cháy bếp dầu, xe máy.

Nước: Không được dùng nước để cứu hỏa các trường hợp chất lỏng cháy (xăng, dầu), cháy thiết bị điện, hóa chất.

Kiến thức cần trang bị cho trẻ phòng trường hợp xảy ra cháy

Theo trang kienthucchobe.vn, đây là việc làm vô cùng cần thiết mà cha mẹ rất cần hướng dẫn cho trẻ, nhằm giúp con thành thạo kỹ năng sống quan trọng này.

Kêu cứu và tìm cách thoát ra ngoài

Việc đầu tiên, các cha mẹ cần phải nhắc đi nhắc lại rằng trẻ nhỏ. Các bé cần làm nhất là kêu cứu và thoát ra khỏi đám cháy nhanh chóng. Nếu trong trường hợp có người lớn ở đó thì tuyệt đối tuân theo sự hướng dẫn của người lớn.

Trong trường hợp có quá đông người, giữ bình tĩnh và đi theo trật tự là điều thiết yếu để có thể thoát ra ngoài. Chen lấn xô đẩy nhốn nháo sẽ dễ dàng đẩy bản thân và người khác vào vòng nguy hiểm.

Trắc nghiệm: bạn đã biết nên làm gì nếu không may lâm vào cơn hoả hoạn?

(Ảnh: Traihelinhcuuhoa.com.vn)

Không mang theo đồ vật có giá trị

Những đồ vật không bao giờ có giá trị như mạng sống của con người. Vì thế, khi thoát ra ngoài, cha mẹ nhắc các bé bỏ lại toàn bộ đồ đạc để thoát ra cho dễ.

Ghi nhớ số điện thoại khẩn cấp của đội cứu hỏa

Khi ngửi thấy mùi khét hoặc trông thấy lửa cháy thì bất kể ai cũng nên nhớ gọi cứu hỏa ngay. Số điện thoại cần thuộc là 114. Hoặc bé có thể gọi theo số khẩn cấp mà mình nhớ được, như 113, 115.

Lấy khăn ướt choàng người, bịt mũi miệng

Nếu không có người lớn bên cạnh, mà đám cháy lại không có khói thì các cha mẹ cần dạy con phải trùm khăn tắm ướt chạy thật nhanh ra ngoài. Nếu đám cháy quá lớn và ở gần cửa thì bé phải trùm khăn tắm, hoặc chăn/ áo to, được tẩm ướt, đóng cửa lại và tránh xa cửa khi gặp đám cháy lớn. Nếu có cửa ra ban công không bị cháy thì chạy ra đó, và kêu cứu thật to và chờ cho đến khi có người đến cứu.

Nếu đám cháy có nhiều khói, các bố mẹ dặn con phải trùm khăn tắm ướt qua đầu, lấy 1 chiếc khăn mặt nhỏ, thấm nước, áp vào mũi và bò thấp người xuống để thoát ra khỏi đám cháy. Lý do là vì khói nhẹ sẽ bay ở trên, phía dưới sẽ có không khí cho con bạn thở, và khăn tắm ướt sẽ cản khói không cho sộc vào mũi con bạn.

Dặn trẻ không chơi đùa những nơi dễ cháy

Cha mẹ cần dạy con các biện pháp phòng tránh cháy. Khi ở nhà, không nghịch lửa và các vật liệu dễ cháy.

Thoát ra ngoài trước rồi mới giúp đỡ người khác

Cha mẹ cũng cần dặn con phải tự thoát ra ngoài trước rồi mới kêu người lớn vào cứu chữa cho những người khác. Tuyệt đối không cứu chữa cho bất kể ai vì tính mạng bé cần được đảm bảo đầu tiên.

Giúp bé xử lý tình huống

Sau khi đã trang bị cho bé những kiến thức nêu trên, bạn hãy ngồi bên cạnh để quan sát sự ghi nhớ của bé, đồng thời cũng cố kiến thức cho bé bằng những câu hỏi ngăn gọn như hỏi số điện thoại của cứu hỏa là bao nhiêu? Để thoát ra khỏi đám cháy thì phải trang bị những gì?

(Tổng hợp)


ConTuHoc khuyến nghị học sinh sử dụng hệ thống (tự) học thêm và ôn thi tối ưu TAK12 để đạt điểm cao nhất với thời gian ôn ít nhất. Đăng kí tài khoản miễn phí để bắt đầu:
Học tốt lớp 1-12 môn Toán, Tiếng Anh Ôn thi vào lớp 6 Ôn thi vào lớp 10 Nâng cao Tiếng Anh theo khung CEFR Ôn thi chứng chỉ Tiếng Anh Cambridge, ETS, IELTS

 

Đăng kí nhận email

Nếu bạn muốn định kì nhận được email tóm tắt các thông tin cập nhật về tài nguyên, phương pháp học tập, các khóa học/CLB miễn phí và các chương trình ưu đãi của Giáo dục Con Tự Học

Trở thành Đại sứ Giáo dục Con Tự Học

 

Được khen ngợi nhiều

sổ học từ vựng thông minh azVocab