star donation challenge 2025

15 trò chơi toán học cho trẻ tiểu học hấp dẫn và bổ ích

22 Tháng Tư 2025 39 lượt đọc

Với trẻ tiểu học, đặc biệt là ở giai đoạn hình thành tư duy nền tảng, các trò chơi toán học là một cách tuyệt vời để con vừa học, vừa chơi, vừa phát triển trí tuệ một cách tự nhiên. Trong bài viết này, Giáo dục Con Tự Học sẽ giới thiệu đến bạn 15 trò chơi toán học cho trẻ tiểu học vừa hấp dẫn, vừa bổ ích, giúp việc học toán của trẻ trở nên nhẹ nhàng và thú vị hơn bao giờ hết.

👉 Các trò chơi và hoạt động giúp trẻ thấy môn Toán gần gũi và thực tế hơn

Bên cạnh những trò chơi toán học cho trẻ mầm non, Giáo dục Con Tự Học gợi ý ba mẹ cho bé bổ trợ thêm môn toán trên ứng dụng Matific – nền tảng học toán tương tác được thiết kế dành riêng cho học sinh mầm non - tiểu học. 

Matific là chương trình học Toán dành cho trẻ lứa tuổi từ 4 đến 12, gồm hàng ngàn hoạt động tương tác, được giáo viên, phụ huynh và học sinh đặc biệt đánh giá cao vì khả năng giúp trẻ thay thế nỗi sợ Toán bằng niềm yêu thích, say mê.

Ứng dụng học toán tư duy cho trẻ 3-5 tuổi - Matific

Hàng ngàn hoạt động tương tác trên Matific tạo môi trường học tập hấp dẫn cho trẻ

Matific hiện đang được sử dụng tại hơn 120 quốc gia, nhận được yêu thích của hơn 50 triệu người dùng là giáo viên, phụ huynh và học sinh. Chương trình hỗ trợ hơn 40 ngôn ngữ, trong đó có cả tiếng Anh và tiếng Việt. Vì vậy, ngoài việc học Toán bằng tiếng Việt, phụ huynh cũng có thể lựa chọn tiếng Anh cho con khi học trên Matific để trẻ làm quen tiếng Anh từ sớm, tạo nền tảng tốt khi bước vào bậc tiểu học.

1. Tổng hợp các trò chơi toán học lớp 1

Ở lớp 1, trẻ bắt đầu làm quen với những khái niệm cơ bản của toán học như đếm số, so sánh số lượng, hình học đơn giản và các phép tính trong phạm vi 10 hoặc 20. Dưới đây là một số trò chơi môn Toán lớp 1 vừa vui vừa bổ ích mà bạn có thể áp dụng trong lớp học hoặc tại nhà.

1.1. Trò chơi Nhiều hơn - ít hơn

Trò chơi toán học lớp 1 “Nhiều hơn - ít hơn” giúp trẻ học cách so sánh số lượng của hai nhóm đồ vật, đồng thời hiểu hơn về cách dùng các từ “nhiều hơn”, “ít hơn”.

Chuẩn bị: Tranh vẽ các nhóm đồ vật có số lượng khác nhau (ví dụ: 4 quyển vở, 3 cái bút,...)

Cách chơi:

  • Phụ huynh lần lượt đưa ra 2 nhóm đồ vật
  • Con nhìn nhanh và nói xem nhóm nào “nhiều hơn”, nhóm nào “ít hơn”.
  • Nếu có 2 bé chơi, mỗi bé trả lời lần lượt – ai trả lời đúng nhiều hơn sẽ thắng.
  • Có thể tăng độ khó bằng cách dùng các nhóm có số lượng gần nhau.

1.2. Trò chơi Ai nhanh hơn

Đến với trò chơi môn toán lớp 1 “Ai nhanh hơn”, trẻ sẽ được rèn luyện phản xạ toán học nhanh với các phép cộng, trừ trong phạm vi 10 hoặc 20.

Chuẩn bị: Các câu hỏi phép tính đơn giản như: 3+2, 7-4, 5+1…

Cách chơi:

  • Phụ huynh là người đọc phép tính.
  • Nếu có nhiều bé cùng chơi, bé nào trả lời đúng và nhanh sẽ được ghi 1 điểm. Sau 5 vòng chơi, trẻ nào được nhiều điểm nhất sẽ chiến thắng.
  • Nếu chỉ có 1 bé, bé sẽ thi đấu với thời gian: ví dụ, giải 5 phép tính trong 1 phút.
  • Có thể nâng cấp lên cộng/trừ trong phạm vi 20 nếu con chơi giỏi.

1.3. Trò chơi sắp xếp thứ tự

Thông qua trò chơi “Sắp xếp thứ tự”, trẻ học cách nhận biết và sắp xếp các số theo thứ tự tăng dần hoặc giảm dần.

Chuẩn bị:

  • Các thẻ số từ 1 đến 20 (bố mẹ có thể cắt giấy nhỏ và ghi số vào).
  • Một mặt bàn hoặc sàn sạch để con xếp số.

Cách chơi:

  • Phụ huynh đưa ra 5-7 số ngẫu nhiên.
  • Yêu cầu con sắp xếp chúng theo thứ tự tăng dần hoặc giảm dần.
  • Nếu có 2 hoặc nhiều trẻ cùng chơi, phụ huynh có thể cho các trẻ thi xem ai xếp nhanh và đúng hơn.
  • Nâng độ khó bằng cách tăng số lượng thẻ hoặc giới hạn thời gian.

2. Tổng hợp các trò chơi toán học lớp 2

Tổng hợp các trò chơi toán học lớp 2

Toán học lớp 2 là giai đoạn học sinh bắt đầu tiếp cận với các khái niệm như cộng trừ trong phạm vi 100, đo độ dài, giải toán có lời văn, làm quen với bảng nhân, bảng chia,… Dưới đây là tổng hợp các trò chơi môn toán lớp 2 để bố mẹ vừa chơi cùng con, giúp trẻ rèn luyện tư duy, tăng cường khả năng phản xạ nhanh và ghi nhớ toán học.

2.1. Trò chơi Ai nhanh hơn

Trò chơi "Ai nhanh hơn" là một trò chơi toán học lớp 2 giúp rèn luyện phản xạ nhanh và kỹ năng thực hiện phép cộng, trừ trong phạm vi 100. Thông qua việc thi đua trả lời nhanh, trẻ sẽ tăng sự tập trung, phát triển tư duy logic và hứng thú với môn Toán.

Chuẩn bị:

  • Một bộ thẻ ghi các phép tính cộng/trừ (ví dụ: 47 + 25, 86 - 39...)
  • Chuông mini hoặc bất kỳ vật nào phát ra tiếng (ví dụ: nắp chai nhựa gõ vào ly)
    Đồng hồ bấm giờ (có thể dùng điện thoại)
  • Bảng ghi điểm

Cách chơi:

  • Bố hoặc mẹ đóng vai người điều khiển, đọc lần lượt từng phép tính trên thẻ.
  • Nếu có 2 hoặc nhiều trẻ, mỗi bé sẽ giữ một chiếc chuông nhỏ. Ai bấm chuông trước được quyền trả lời. Nếu đúng thì ghi điểm, nếu sai thì mất lượt.
  • Nếu chỉ có một bé, bố mẹ có thể đọc phép tính và yêu cầu con trả lời trong vòng 5 giây. Trả lời đúng trong thời gian quy định sẽ được điểm.
  • Sau khoảng 10-15 phép tính, tổng kết xem ai có điểm cao hơn là người chiến thắng. Phụ huynh có thể tặng con một phần thưởng nhỏ để khích lệ.

2.2. Trò chơi Xếp hàng thứ tự

"Xếp hàng thứ tự" là một trò chơi môn toán lớp 2 giúp trẻ ôn luyện kỹ năng so sánh và sắp xếp các số tự nhiên theo thứ tự tăng dần, giảm dần. Qua trò chơi, học sinh sẽ nắm vững kiến thức về thứ tự số, đồng thời phát triển tư duy sắp xếp logic một cách vui vẻ.

Chuẩn bị:

  • Các tấm thẻ ghi số từ 0 đến 100 (khoảng 20–30 số ngẫu nhiên, mỗi số ghi trên 1 tấm thẻ nhỏ)
  • Một mặt sàn hoặc bàn để đặt các thẻ
  • Bảng trắng/giấy bìa để ghi hướng dẫn sắp xếp

Cách chơi:

  • Rút ngẫu nhiên khoảng 5–7 thẻ số và đặt lộn xộn trước mặt trẻ.
  • Yêu cầu con sắp xếp các số theo thứ tự tăng dần (hoặc giảm dần).
  • Nếu nhà có 2 bé, mỗi bé có một nhóm thẻ riêng và thi xem ai xếp đúng nhanh hơn.
  • Có thể nâng độ khó bằng cách tăng số lượng thẻ, hoặc yêu cầu sắp xếp chỉ các số chẵn/lẻ.

2.3. Trò chơi Bingo

Trò chơi "Bingo" là một trò chơi toán học lớp 2 giúp trẻ ôn tập linh hoạt nhiều dạng toán như cộng trừ, bảng nhân, số chẵn lẻ,… Trò chơi giúp trẻ lớp 2 phát triển khả năng ghi nhớ, phán đoán và tăng hứng thú khi học toán.

Chuẩn bị:

  • Mỗi người có một bảng Bingo gồm 9 ô (3x3), bên trong ghi sẵn các kết quả (số)
  • Một bộ thẻ câu hỏi tương ứng (ví dụ: 2 x 5, 48 – 19, số chẵn nhỏ hơn 50,...)
  • Bút hoặc vật để đánh dấu

Cách chơi:

  • Bố/mẹ rút thẻ câu hỏi và đọc to phép toán.
  • Con tìm kết quả tương ứng trên bảng Bingo và đánh dấu nếu có.
  • Ai đánh dấu được một hàng ngang/dọc/chéo trước sẽ hô "Bingo!" và chiến thắng.
  • Có thể chơi nhiều ván, đổi bảng để tăng sự mới mẻ.

3. Tổng hợp các trò chơi toán học lớp 3

Ở lớp 3, học sinh bắt đầu học các kiến thức quan trọng như bảng nhân chia từ 2 đến 9, các đơn vị đo độ dài – khối lượng – thời gian, tính chu vi hình học, giải toán có lời văn, làm quen với phân số… Việc học các nội dung này có thể trở nên nhẹ nhàng và thú vị hơn nếu được lồng ghép qua các trò chơi toán học lớp 3 vừa đơn giản, vừa mang tính vận động hoặc thi đua. Dưới đây là các trò chơi phù hợp để bố mẹ chơi cùng con tại nhà.

3.1. Trò chơi Ong đi tìm nhụy

"Ong đi tìm nhụy" là một trò chơi môn toán lớp 3 giúp trẻ luyện kỹ năng nối kiến thức với hình ảnh. Trò chơi đặc biệt phù hợp khi học phân số, đơn vị đo hoặc các phép tính trong phạm vi 1.000.

Chuẩn bị:

  • Giấy vẽ các bông hoa, mỗi bông ghi một phép toán
  • Các chú ong giấy nhỏ (ghi đáp án đúng)
  • Băng keo hoặc nam châm dính nếu chơi trên bảng

Cách chơi:

  • Dán các bông hoa lên bảng hoặc trải ra bàn.
  • Đưa cho con các "chú ong" mang đáp án (ví dụ: trên hoa là 4 x 6, trên ong là 24).
  • Con phải đưa ong đến đúng bông hoa mang phép toán phù hợp.
  • Nếu có nhiều trẻ, phụ huynh cần chia số ong đều và thi xem ai giúp ong "tìm đúng nhụy" nhiều hơn.

3.2. Trò chơi Tích tắc tích tắc

 "Tích tắc tích tắc" là một trò chơi toán học lớp 3 giúp trẻ làm quen và ghi nhớ cách xem đồng hồ, tính thời gian – một kỹ năng thiết yếu trong chương trình lớp 3.

Chuẩn bị:

  • Một đồng hồ giấy có thể xoay kim (hoặc đồng hồ thật)
  • Danh sách câu hỏi về thời gian (ví dụ: 1 giờ sau là mấy giờ? Từ 2h đến 3h30 là bao nhiêu phút?)

Cách chơi:

  • Bố mẹ xoay kim đồng hồ đến một giờ bất kỳ và hỏi con các câu hỏi liên quan. Ví dụ: “Nếu bây giờ là 3 giờ 15 phút, thì 1 tiếng rưỡi sau là mấy giờ?”
  • Trả lời đúng được điểm. Nếu có 2 người chơi thì ai trả lời nhanh hơn được điểm.

3.5. Trò chơi Đoàn kết

"Đoàn kết" là một trò chơi môn toán lớp 3 khuyến khích trẻ phối hợp và suy luận trong các bài toán nhóm (có thể chơi cùng anh/chị/em). Qua trò chơi, trẻ vận dụng kiến thức về chu vi, số đo độ dài, khối lượng… để đưa ra lời giải nhanh và chính xác.

Chuẩn bị:

  • Bộ câu hỏi có nhiều bước (ví dụ: "Một mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài 15m, chiều rộng 6m. Hỏi chu vi là bao nhiêu?")
  • Dây đo, thước hoặc các vật thật để đo đạc nếu muốn tăng tính thực tế
  • Giấy bút

Cách chơi:

  • Bố mẹ đọc đề bài, các con thảo luận và đưa ra đáp án.
  • Sau mỗi câu, bố mẹ sẽ hướng dẫn lại ngắn gọn nếu con sai để củng cố kiến thức.

4. Tổng hợp các trò chơi toán học lớp 4

Tổng hợp các trò chơi toán học lớp 4

Chương trình toán lớp 4 bao gồm nhiều nội dung quan trọng như phân số, số tự nhiên lớn, các đơn vị đo diện tích – khối lượng – thời gian, các dạng toán nhiều bước, hình học… Để việc học toán lớp 4 không khô khan, bố mẹ có thể áp dụng một số trò chơi toán học lớp 4 đơn giản tại nhà nhằm giúp trẻ vừa ôn luyện, vừa giải trí nhẹ nhàng sau giờ học.

4.1. Trò chơi Xây hàng rào

"Xây hàng rào" là một trò chơi môn toán lớp 4 giúp trẻ luyện tập kỹ năng tính chu vi và diện tích của các hình chữ nhật, hình vuông. Trò chơi tạo điều kiện để trẻ áp dụng kiến thức vào tình huống thực tế thông qua sự kết hợp giữa tính toán và tưởng tượng không gian.

Chuẩn bị:

  • Giấy kẻ ô vuông (giống giấy tập vẽ kỹ thuật)
  • Bút màu
  • Thước kẻ

Cách chơi:

  • Bố mẹ yêu cầu con vẽ một khu vườn hình chữ nhật với chiều dài và chiều rộng bất kỳ (ví dụ: 6 ô x 4 ô).
  • Sau đó, con phải tính chu vi để "xây hàng rào" và diện tích để "trồng cây".
  • Có thể nâng độ khó bằng cách cho con xây 2–3 khu đất ghép liền nhau rồi tính tổng chu vi và diện tích.
  • Nếu có hai bé, mỗi bé tự thiết kế một khu đất rồi tính – ai tính đúng và sáng tạo hơn sẽ chiến thắng.

4.2. Trò chơi Ra khơi

"Ra khơi" là một trò chơi môn toán lớp 4 mang tính mô phỏng và phiêu lưu, giúp trẻ vận dụng kỹ năng cộng trừ, nhân chia với các số lớn, đơn vị đo, thời gian khi “đi tàu ra biển”. Trò chơi mang tính kể chuyện hấp dẫn, tăng hứng thú và khả năng tính toán linh hoạt.

Chuẩn bị:

  • Bản đồ hành trình trên giấy (vẽ sẵn hoặc tưởng tượng theo miệng)
  • Các thử thách gắn với từng “điểm dừng” trên bản đồ (ví dụ: “Bạn cần đổ 135 lít dầu cho tàu, có 3 thùng 45 lít – đủ không?”)
  • Đồng hồ hoặc cờ hiệu báo hoàn thành

Cách chơi:

  • Bố mẹ kể câu chuyện: "Con là thuyền trưởng. Để đến đảo Kho Báu, con phải vượt qua 5 điểm dừng có thử thách toán học."
  • Mỗi điểm là một câu hỏi về đo lường, thời gian, tính tổng hàng hóa, hoặc giải toán có lời văn.
  • Trả lời đúng thì được đi tiếp; sai thì “mắc cạn” – phải làm lại.
  • Nếu có hai bé, có thể cho mỗi người một hành trình riêng và thi xem ai đến đích trước.

4.3. Trò chơi Hộp số may mắn

"Hộp số may mắn" là một trò chơi toán học lớp 4 giúp trẻ ôn tập tổng hợp các phép tính trong phạm vi số tự nhiên lớn, phân số, các dạng toán có lời văn. Trò chơi dành cho hai hoặc nhiều trẻ chơi cùng nhau nên có yếu tố bất ngờ và thi đua, rất phù hợp để chơi vào cuối tuần như một trò “kiểm tra nhẹ nhàng”.

Chuẩn bị:

  • Hộp (hoặc lọ) đựng các thẻ ghi phép toán hoặc câu hỏi (gấp nhỏ lại)
  • Mỗi thẻ có 1 câu hỏi: tính toán, giải toán lời văn, chọn đáp án đúng…
  • Bảng điểm

Cách chơi:

  • Phụ huynh phân chia thứ tự bốc câu hỏi của từng trẻ.
  • Khi đến lượt, trẻ bốc thăm một câu hỏi trong “hộp số may mắn” và trả lời.
  • Nếu đúng: trẻ ghi 1 điểm và được quyền bốc tiếp một thẻ nữa. Nếu sai thì mất lượt.
  • Có thể chia thành nhiều lượt và ghi tổng điểm cuối cùng để tìm người thắng cuộc.
  • Có thể thêm các thẻ “thưởng” như: +2 điểm, “câu hỏi gấp đôi điểm” để tăng hấp dẫn.

5. Tổng hợp các trò chơi toán học lớp 5

Ở lớp 5, học sinh bước vào giai đoạn củng cố kiến thức nền tảng để chuẩn bị cho cấp THCS. Nội dung toán học lớp 5 khá phong phú, gồm: số thập phân, tỉ số – phần trăm, biểu đồ, hình học, giải toán có lời văn nâng cao… Các trò chơi toán học lớp 5 không chỉ giúp con ôn tập hiệu quả mà còn là cách để bố mẹ cùng con thư giãn và tạo thêm động lực học tập.

5.1. Trò chơi Ai đúng? Ai nhanh?

 "Ai đúng? Ai nhanh?" là một trò chơi môn toán lớp 5 giúp học sinh rèn khả năng phản xạ, tính toán nhanh với số thập phân, tỉ lệ phần trăm hoặc các phép tính hỗn hợp. Trò chơi tăng tính cạnh tranh, rất phù hợp chơi trong nhóm nhỏ hoặc giữa các thành viên trong gia đình.

Chuẩn bị:

  • Danh sách 10–15 câu hỏi toán ngắn (ví dụ: “0,6 + 1,25 = ?”, “25% của 200 là bao nhiêu?”, “Chu vi hình vuông cạnh 12cm là bao nhiêu?”)
  • Giấy và bút
  • Đồng hồ bấm giờ

Cách chơi:

  • Bố mẹ đọc câu hỏi, các con (hoặc con và bố mẹ) viết nhanh kết quả ra giấy.
  • Ai đúng và hoàn thành nhanh nhất thì được điểm.
  • Nếu chơi 1 người, có thể đặt thời gian giới hạn cho mỗi câu để luyện tốc độ.
  • Sau 10 câu, tổng kết điểm để tìm người thắng.

5.2. Trò chơi Những bông hoa điểm 10

"Những bông hoa điểm 10" là một trò chơi môn toán lớp 5 mang tính tích lũy điểm thưởng theo cách nhẹ nhàng, gần gũi. Trò chơi giúp con ôn tập các phép tính, dạng toán có lời văn và phân loại bài tập theo chủ đề.

Chuẩn bị:

  • Giấy cắt hình các bông hoa, ghi các câu hỏi toán vào mỗi “cánh hoa”
  • Một bảng nền (có thể dán hoa lên bảng hoặc bàn)
  • Bút đánh dấu hoa đã hoàn thành

Cách chơi:

  • Con chọn một bông hoa bất kỳ và giải bài toán ghi trên đó.
  • Nếu làm đúng, hoa sẽ được đánh dấu “điểm 10” và đặt vào “vườn hoa”
  • Cứ mỗi 5 bông hoa đúng sẽ được phần thưởng nhỏ hoặc “nâng cấp vườn hoa”.
  • Có thể chia chủ đề: hoa màu đỏ là toán thập phân, hoa vàng là toán hình học, hoa xanh là toán có lời văn…

5.3. Trò chơi Cướp cờ tính điểm

"Cướp cờ tính điểm" là một trò chơi toán học lớp 5 giúp học sinh luyện khả năng tính toán nhanh kết hợp vận động nhẹ. Trò chơi tạo cảm giác hào hứng, phù hợp khi học nhóm tại nhà hoặc tổ chức vào dịp cuối tuần.

Chuẩn bị:

  • Các lá cờ nhỏ (giấy màu, bút dạ vẽ hình cờ)
  • Mỗi lá cờ gắn với một câu hỏi toán học
  • Bảng điểm và thời gian giới hạn

Cách chơi:

  • Cắm các lá cờ vào các điểm khác nhau (trong nhà hoặc ngoài sân, nếu có không gian)
  • Mỗi cờ ghi 1 bài toán, ai “cướp” được cờ phải đọc câu hỏi và trả lời trong 1 phút
  • Trả lời đúng được giữ cờ và cộng điểm, sai thì phải “trả lại cờ”
  • Hết lượt chơi, ai giữ nhiều cờ đúng nhất là người chiến thắng.

Qua bài viết vừa rồi, Giáo dục Con Tự Học đã chia sẻ đến bạn 15 trò chơi toán học cho trẻ tiểu học phù hợp để áp dụng ngay tại nhà. Mong rằng những gợi ý này sẽ giúp bạn có thêm nhiều ý tưởng để đồng hành cùng con trong hành trình học toán thật vui vẻ và hiệu quả. 

Time-saving, AI-powered for K12 - Home page

ConTuHoc khuyến nghị học sinh sử dụng giải pháp ôn luyện cá nhân hóa TAK12 để (tự) học thêm và ôn thi theo cách tối ưu.
Chọn chương trình đăng kí tài khoản miễn phí để bắt đầu!

Time-saving, AI-powered for K-12

Trở thành Đại sứ Giáo dục Con Tự Học


Đăng kí nhận email

Để nhận tài nguyên học tập, phương pháp, khóa học miễn phí & các ưu đãi mới nhất

 

Được khen ngợi nhiều

sổ học từ vựng thông minh azVocab