Cho và nhận (Bài đọc hiểu tiếng Việt lớp 5 - đề số 17)
Đọc thầm bài văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
CHO VÀ NHẬN
Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.
Khi nhìn thấy tôi cầm cuốn sách trong giờ tập đọc, cô đã nhận thấy có gì không bình thường, cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt. Cô không đưa tôi đến bệnh viện mà dẫn tôi tới bác sĩ nhãn khoa riêng của cô. Ít hôm sau, như với một người bạn, cô đưa cho tôi một cặp kính.
- Em không thể nhận được! Em không có tiền trả đâu thưa cô! Tôi nói, cảm thấy ngượng ngùng vì nhà mình nghèo.
Thấy vậy, cô liền kể cho tôi nghe một câu chuyện. Chuyện rằng: “Hồi cô còn nhỏ, một người hàng xóm đã mua kính cho cô. Bà ấy bảo, một ngày kia cô sẽ trả cho cặp kính đó bằng cách tặng kính cho một cô bé khác. Em thấy chưa, cặp kính này đã được trả tiền từ trước khi em ra đời”. Thế rồi cô nói với tôi những lời nồng hậu nhất mà chưa ai khác từng nói với tôi: “Một ngày nào đó, em sẽ mua kính cho một cô bé khác”.
Cô nhìn tôi như một người cho. Cô làm cho tôi thành người có trách nhiệm. Cô tin tôi có thể có một cái gì đó để trao cho người khác. Cô chấp nhận tôi như thành viên của cùng một thế giới mà cô đang sống. Tôi bước ra khỏi phòng, tay giữ chặt kính trong tay, không phải như kẻ vừa được nhận một món quà, mà như người chuyển tiếp món quà đó cho người khác với tấm lòng tận tụy.
(Xuân Lương)
ConTuHoc khuyến nghị học sinh sử dụng hệ thống (tự) học thêm và ôn thi tối ưu TAK12 để đạt điểm cao nhất với thời gian ôn ít nhất. Đăng kí tài khoản miễn phí để bắt đầu: | ||||
Đăng kí nhận emailNếu bạn muốn định kì nhận được email tóm tắt các thông tin cập nhật về tài nguyên, phương pháp học tập, các khóa học/CLB miễn phí và các chương trình ưu đãi của Giáo dục Con Tự Học |
- Đà Lạt (bài đọc hiểu tiếng Việt lớp 3 - đề số 4)
- Đường vào bản (bài đọc hiểu tiếng Việt lớp 5 - đề số 3)
- Chú sẻ và bông hoa bằng lăng (bài đọc hiểu tiếng Việt lớp 3 - đề số 3)
- Cửa Tùng (bài đọc hiểu tiếng Việt lớp 3 - đề số 2)
- Mùa hoa sấu (bài đọc hiểu tiếng Việt lớp 3 - đề số 1)
- Cái giá của sự trung thực (bài đọc hiểu tiếng Việt lớp 4 - đề số 4)