Cô bé làng Chăm (Bài đọc hiểu tiếng Việt lớp 5 - đề số 33)
Đọc thầm bài văn rồi trả lời câu hỏi:
CÔ BÉ LÀNG CHĂM
Đông Chiêu bẻ cục đất sét bằng nắm tay đặt trên mặt bàn nhỏ. Hai bàn tay em mềm mại, thoăn thoắt biến cục đất sét vô tri thành cái nồi xinh xắn, trong khi hai chân em không ngừng di chuyển xung quanh mặt bàn. Nét đặc biệt trong nghề gốm cổ truyền của làng Chăm là không dùng bàn xoay mà người thợ phải đi xung quanh cái bàn.
Trên mảnh sân nhỏ, những chiếc nồi tròn vo, đều đặn như được đúc từ một cái khuôn, được tắm nắng trước khi đem nung. Ở quê Đông Chiêu, cách nung đồ gốm cũng khác lạ, không cần cho sản phẩm vào lò mà xếp xen kẽ với rơm rạ, củi khô thành nhiều lớp trên bãi đất trống đầu làng. Khi gió nổi, người thợ mới châm lửa cháy bùng, và chỉ cần mười lăm đến hai mươi phút đã đủ chín sản phẩm.
Đã chín giờ, Đông Chiêu ngừng tay, đi ôn tập cho buổi học chiều. Như bao cô học trò Chăm nhỏ khác, ngoài việc học em còn phải giúp đỡ cha mẹ nhiều việc để cải thiện cuộc sống vốn không mấy dư dả. Năm nay Đông Chiêu thi tốt nghiệp tiểu học nên em càng phải học nhiều hơn...
(Hồ Việt Khuê)
ConTuHoc khuyến nghị học sinh sử dụng hệ thống (tự) học thêm và ôn thi tối ưu TAK12 để đạt điểm cao nhất với thời gian ôn ít nhất. Đăng kí tài khoản miễn phí để bắt đầu: | ||||
Đăng kí nhận emailNếu bạn muốn định kì nhận được email tóm tắt các thông tin cập nhật về tài nguyên, phương pháp học tập, các khóa học/CLB miễn phí và các chương trình ưu đãi của Giáo dục Con Tự Học |
- Đà Lạt (bài đọc hiểu tiếng Việt lớp 3 - đề số 4)
- Đường vào bản (bài đọc hiểu tiếng Việt lớp 5 - đề số 3)
- Chú sẻ và bông hoa bằng lăng (bài đọc hiểu tiếng Việt lớp 3 - đề số 3)
- Cửa Tùng (bài đọc hiểu tiếng Việt lớp 3 - đề số 2)
- Mùa hoa sấu (bài đọc hiểu tiếng Việt lớp 3 - đề số 1)
- Cái giá của sự trung thực (bài đọc hiểu tiếng Việt lớp 4 - đề số 4)