Con gái người lao công học ĐH Harvard chia sẻ bí quyết săn học bổng du học
Du học là ước mơ của nhiều bạn trẻ song không phải ai cũng có thể thực hiện ước mơ đó bởi kinh tế là rào cản lớn. Chính vì điều kinh tế không cho phép nên du học gần như là món quà “xa xỉ” với nhiều học sinh nhà nghèo. Tuy nhiên, cơ hội được du học vẫn rộng cửa với những học sinh này thông qua những suất học bổng. Đây được xem là cách hiện thực hóa ước mơ du học của các em học sinh nghèo.
Câu chuyện của con gái người lao công đến với Harvard
Câu chuyện đến Harvard bằng học bổng toàn phần mà không nhờ sự trợ giúp từ bất kì trung tâm du học nào của Trần Thị Diệu Liên (sinh năm 1997) có bố là thợ làm biển quảng cáo, mẹ làm lao công là tấm gương vượt khó học tập và đeo đuổi ước mơ cho giới trẻ cả nước học hỏi năm 2015- 2016.
Trần Thị Diệu Liên và người mẹ lao công của mình trong căn nhà nhỏ ở Sài Gòn.
Có lẽ, đây là trường hợp hiếm hoi một học sinh Việt Nam chinh phục thành công trường ĐH bậc nhất thế giới bằng con đường tự thân nộp hồ sơ mà không đến trung tâm luyện du học. Liên đã một mình giành được học bổng toàn phần 302.920 USD cho 4 năm học ĐH Harvard (niên khóa 2016 -2020). Tuy nhiên, đằng sau chiến thắng huy hoàng này là những cú ngã và bài học mà ít ai biết đến.
Thành tích học tập của Liên thuộc dạng đáng nể của trường. Từ khi còn học cấp 2, với niềm yêu thích chế tạo, mày mò, Liên thường xuyên mua về những đồ bỏ đi, ve chai rẻ tiền để thỏa ước mong sáng tạo. Năm 2014, khi Diệu Liên còn là học sinh lớp 11, đề tài “bảng hiển thị chữ nổi cho người khiếm thị” của Liên cùng sự hỗ trợ của bạn Nguyễn Nam Du (THPT chuyên Lê Hồng Phong TPHCM) đã đạt giải Tư Hội thi Khoa học và Kỹ thuật quốc tế (Intel ISEF) và được trao giải Nhì cho nhóm giải đặc biệt bởi tổ chức Open Hearts của Ukraine. Trước đó, đề tài này của Diệu Liên cũng đã xuất sắc giành giải Nhất cuộc thi Khoa học – Kĩ thuật cấp Quốc gia.
Thế nhưng khi bước vào con đường chinh phục học bổng, Liên gặp không ít khó khăn. Thất bại đậu tiên là khi còn là học sinh trường THCS Trần Đại Nghĩa, Diệu Liên biết đến học bổng A*Star của Chính phủ Singapore. Nhưng sau mọi cố gắng, em chỉ dừng chân ở vòng phỏng vấn.
Tiếp đó, năm lớp 12 thêm lần nữa Liên nộp đơn du học nhưng vẫn không khác lần trước là bao. Sau những lần thất bại, Liên nhận ra rằng, điểm yếu của bản thân là điểm SAT còn thấp. Từ đó, Liên liên tục tập trung trau dồi ngoại ngữ, kỹ năng của mình. Với Liên, thất bại là những cái duyên mà nếu không có nó, em đã không có ngày hôm nay.
Để tranh học bổng du học, Liên chọn nộp hồ sơ vào Harvard. “Em chọn Harvard không chỉ vì đó là ngôi trường có xếp hạng cao bậc nhất thế giới mà bởi vì ở Harvard yếu tố tài chính không làm mất sự công bằng trong cơ hội học hành của các ứng viên. Quỹ hỗ trợ tài chính và học bổng của trường Harvard lớn nhất thuộc hạng lớn nhất Hoa Kỳ. Khi nộp hồ sơ, trường sẽ không quan tâm đến hoàn cảnh tài chính của ứng viên. Trường nhìn vào con người của ứng viên trước khi nhìn vào khả năng tài chính của ứng viên để có những hỗ trợ phù hợp”, Liên chia sẻ.
Và câu chuyện đến với Harvard của Liên chỉ có thể ở sự chân thật. Khi viết luận, Liên không cố gò ép bản thân theo kiểu tính cách mà bản thân nghĩ rằng trường sẽ thích, Liên đã thể hiện tình cảm tự hào với dân tộc. Đó là quê hương Việt Nam với những con người bình dị nhưng kiên cường, bất khuất “rũ bùn đứng dậy sáng lòa”.
ConTuHoc khuyến nghị học sinh sử dụng hệ thống (tự) học thêm và ôn thi tối ưu TAK12 để đạt điểm cao nhất với thời gian ôn ít nhất. Đăng kí tài khoản miễn phí để bắt đầu: | ||||
Đăng kí nhận emailNếu bạn muốn định kì nhận được email tóm tắt các thông tin cập nhật về tài nguyên, phương pháp học tập, các khóa học/CLB miễn phí và các chương trình ưu đãi của Giáo dục Con Tự Học |
- Nên đi du học từ cấp 3 hay từ đại học?
- Học bổng ASEAN cho học sinh Việt Nam học cấp 3 tại Singapore năm học 2018
- Có nên cho con đi du học (phổ thông) sớm?
- Những YES and NO dành cho các em học sinh muốn du học cấp 2-3 tại Mỹ
- Chia sẻ từ một người mẹ từng du học và đã cho hai con đi du học Singapore, Úc, Mĩ
- Những học bổng kỳ lạ nhất thế giới