Dạy con trên bàn ăn: những điều nên và không nên

16 Tháng Tư 2017 6194 lượt đọc

Con cái đi học cả ngày, nhiều bậc cha mẹ nghĩ rằng ít có dịp để nói chuyện nên thường tranh thủ giờ cả gia đình ngồi ăn cơm để tranh thủ dạy con, được bao nhiêu hay bấy nhiêu. Tuy nhiên, cách dạy con trên bàn ăn có thể mang đến nhiều tác hại nếu không sử dụng khéo léo.

KHÔNG NÊN

Biến giờ ăn thành giờ chất vấn, dạy dỗ, gây tâm trạng mệt mỏi, ăn mất ngon cho trẻ

Nhiều bậc cha mẹ thường rất bận rộn, không có nhiều thời gian dành cho con, bữa cơm gia đình là thời điểm hiếm hoi trong ngày để mọi người sum vầy cùng nhau. Vì muốn tốt cho con, cha mẹ thường dành thời gian để nghĩ về việc giáo dục con, tuy nhiên, nội dung của cuộc trò chuyện mỗi lần thường là “Con được mấy điểm bài kiểm tra?”, “Con nhà người ta thì ngoan ngoãn, biết nghe lời cha mẹ, sao con hư thế?”..v.v.. Trong hoàn cảnh này, liệu đứa trẻ còn muốn ăn cơm nữa không?

Hơn nữa, qua một thời gian lâu, đứa trẻ sẽ đem việc “ăn cơm” và “bị dạy dỗ” liên hệ với nhau, và trở nên không thích ăn. Trường hợp nghiêm trọng hơn có thể phát sinh chứng biếng ăn.

Quở mắng gây khó tiêu hóa

Đứa trẻ khi bị cha mẹ dạy dỗ hay quở mắng quá nhiều sẽ sinh ra tâm trạng chán nản, chỉ muốn mau chóng thoát khỏi bầu không khí ngột ngạt nên ăn vội vội vàng vàng cho xong bữa cơm, nuốt cũng nuốt vội, thậm chí còn không ăn canh. Điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa.

Đôi khi, cha mẹ khiển trách quá khắc nghiệt khiến trẻ bật khóc. Trẻ vừa ăn vừa khóc rất có nguy cơ bị hóc xương, nghẹn cơm.

Nên dạy con trên bàn ăn về những điều gì?

1. Dạy con ý thức tham gia

Trong bữa cơm, cha mẹ nên dạy trẻ biết cách đưa đũa, thìa đến cho mọi người; sau khi ăn xong, dạy trẻ biết cách phụ dọn dẹp, lau bàn… hay bất cứ công việc nhỏ nào mà trẻ có khả năng làm được.

Bằng cách tham gia vào việc nhà, trẻ sẽ dần dần phát triển tinh thần trách nhiệm đối với gia đình, hãy để các em biết rằng: “Các thành viên trong gia đình phải biết chia sẻ với nhau, không ai có quyền tùy tiện yêu cầu người khác lúc nào cũng phục vụ mình”.

2. Dạy con phép tắc ăn uống

Một đứa trẻ được gia đình giáo dục tốt, thường biết cách quan sát trên bàn cơm có những ai và món ăn gì. Phép tắc lịch sự trong ăn uống sẽ giúp trẻ phát triển hoàn thiện và có tương lai tốt đẹp hơn.

Vì vậy, cha mẹ cần dạy cho con những phép lịch sự cơ bản trên bàn ăn như: chủ động giúp người lớn dọn bàn, nhường chỗ cho người già, không được kéo các món ngon về phía mình, không được bới bới chọn chọn đồ ăn, không được nếm thức ăn rồi bỏ lại vào đĩa…

Có một câu chuyện rằng: Một công ty tuyển nhân viên, có một nghiên cứu sinh tốt nghiệp từ một trường đại học danh giá, kết quả thi viết rất xuất sắc, được mời đến dự buổi tiệc phỏng vấn của các quản lý cấp cao. Lúc đến, nghiên cứu sinh này ăn to nói lớn, sau khi anh ta ăn thì trên bàn toàn là nước tương và thức ăn vương vãi. Cảnh tượng này khiến người ta rất thất vọng. Cuối cùng, bộ phận tuyển dụng nói với anh này rằng tuy năng lực của anh ta rất ưu tú, nhưng không thể tuyển dụng được…

Chuyên gia lễ nghi hàng đầu thế giới William Hansen từng dạy cho hoàng tử William lễ nghi hoàng gia Anh chính thống cho biết: “Người giỏi quan sát sẽ biết được hoàn cảnh sinh hoạt của cha mẹ bạn, hoàn cảnh giáo dục của bạn ra sao sau một bữa ăn”.

Hễ nhắc đến việc dạy dỗ con trẻ, phản ứng đầu tiên của rất nhiều bậc phụ huynh là dạy cho con cách sống tự lập. Tất nhiên đây cũng là điều đúng, nhưng không phải là căn bản, điểm khởi đầu của việc giáo dục tính cách độc lập cho con chính là dạy con trên bàn ăn. Nếu một người đến ngay cả việc ăn uống là việc cơ bản nhất trong cuộc sống mà không thể tự chủ được thì rất khó để nói đến việc sống tự lập và phát triển trong tương lai.

Người ta có thể thấy được tố chất của cha mẹ và sự giáo dục con trẻ thông qua việc ăn uống của một người, đồng thời có thể thấy được nhân phẩm của một người từ cách ăn và thái độ trên bàn ăn của người đó.

Con trẻ muốn học cao thì đầu tiên phải có phẩm chất tốt thì mới có được thành tích tốt. Một người dù có học lực cao đến đâu, học nhiều thế nào mà nhân phẩm không tốt, thì chẳng phải là giống như vị nghiên cứu sinh ở trên?

3. Giới hạn thời gian

Làm bất cứ việc gì cũng phải có giới hạn về thời gian, trong bữa ăn, nhất định không để trẻ ăn vô hạn độ. Trẻ lúc nhỏ ăn cơm cứ lề mề chậm chạp, lớn lên cũng sẽ như vậy, hình thành thói quen xấu kéo dài. Vì vậy, khi ăn cơm, cố gắng tắt TV, điện thoại, cả nhà cùng tập trung quây quầy ăn cơm, nói chuyện vui vẻ, tâm sự một chút về trường lớp, công ty, tạo một bầu không khí thoải mái trong bữa ăn, thời gian thích hợp.

(Ảnh: shutterstock.com)
Bữa cơm gia đình giúp thu hẹp khoảng cách với con cái, là thời điểm tốt để gây dựng, nuôi dưỡng bầu không khí gia đình ấm áp và hài hòa, hãy cố gắng nói những điều vui vẻ hơn với con, để các con có thể được khỏe mạnh hơn, hạnh phúc hơn! (Ảnh: shutterstock)

Khen ngợi con, tốt nhất là lúc chuẩn bị ăn

Khi trẻ chuẩn bị ăn trong trạng thái tinh thần và thể chất thoải mái, vui vẻ, cha mẹ nên tận dụng thời gian này để giáo dục, khích lệ trẻ, chơi một trò thú vị chẳng hạn. Ví như hôm nay ở trường trẻ học bài tốt và được thầy cô khen ngợi, thì trước bữa ăn, cha mẹ có thể chuẩn bị vài ly nước và “uống nước thay rượu”, nâng ly chúc mừng trẻ và tuyên dương những nỗ lực của trẻ.

Theo Trí Thức VN

 


ConTuHoc khuyến nghị học sinh sử dụng hệ thống (tự) học thêm và ôn thi tối ưu TAK12 để đạt điểm cao nhất với thời gian ôn ít nhất. Đăng kí tài khoản miễn phí để bắt đầu:
Học tốt lớp 1-12 môn Toán, Tiếng Anh Ôn thi vào lớp 6 Ôn thi vào lớp 10 Nâng cao Tiếng Anh theo khung CEFR Ôn thi chứng chỉ Tiếng Anh Cambridge, ETS, IELTS

 

Đăng kí nhận email

Nếu bạn muốn định kì nhận được email tóm tắt các thông tin cập nhật về tài nguyên, phương pháp học tập, các khóa học/CLB miễn phí và các chương trình ưu đãi của Giáo dục Con Tự Học

Trở thành Đại sứ Giáo dục Con Tự Học

 

Được khen ngợi nhiều

sổ học từ vựng thông minh azVocab