Giáo dục con cái tức là làm cho tốt 3 việc này
Việc làm số 1: Duy trì mối quan hệ tốt đẹp giữa bố mẹ và con
Một mối quan hệ gia đình tốt đẹp có tác dụng hơn ngàn vạn lời dạy dỗ. Khi mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trở nên thân thiết, gần gũi, việc giáo dục con sẽ dễ dàng gặt hái thành công. Nhưng ngược lại, khi mối quan hệ ấy chứa nhiều bất hòa, lạnh nhạt thì việc dạy con hay cũng sẽ gặp thất bại.
Chìa khóa của xây dựng mối quan hệ gia đình tốt đẹp nằm ở việc “xác định vị trí”:
1. Đừng làm “quan tòa”, hãy làm “luật sư”
Khi thấy có “vấn đề” từ con, nhiều cha mẹ sẽ vội vã trở thành “quan tòa” đưa ra lời “xét xử”, nhưng điều này lại có tác hại rất lớn. Thế giới nội tâm của trẻ luôn luôn phong phú, đầy màu sắc nên người lớn cần giáo dục con bằng sự ảnh hưởng, không hiểu được nội tâm của trẻ sẽ không thể tiếp tục.
Để thấu hiểu con, việc đầu tiên cần làm là tôn trọng quyền lợi và tự tôn riêng của trẻ, trở thành người bạn mà con tin cậy và tôn trọng. Khi ấy, bố mẹ sẽ đối xử với con giống như “luật sư” với “thân chủ”, hiểu được nhu cầu nội tâm của “thân chủ” và làm mọi việc cũng chỉ với mục đích bảo vệ quyền lợi hợp pháp của “thân chủ”.
2. Đừng làm “trọng tài”, hãy làm “cổ động viên”
Trong “trận thi đấu” của cuộc đời mình, đứa trẻ chỉ có thể tự mình nỗ lực vượt qua thử thách. Bố mẹ không thể nào “thi” thay con, cũng không nên tự cho mình quyền làm “trọng tài” mà phải tiếp thêm cho con năng lượng để duy trì sự cạnh tranh lành mạnh trong cuộc đua của mình, đó chính là sức mạnh của “cổ động viên”.
Điều này sẽ giúp trẻ hình thành sự tự tin và đó cũng là nhiệm vụ cốt lõi của giáo dục trong gia đình.
Trở thành “cổ động viên” của con, bố mẹ không những cần phát hiện và tán dương thế mạnh của con mà còn phải dạy con đối diện với thất bại, trước đó hãy làm đồng đội của con.
3. Đừng làm “người dạy dỗ”, hãy làm “chiếc gương”
Chỉ khi tự hiểu rõ bản thân mình, trẻ mới có thể vượt qua chính mình, tuy nhiên các con lại thường nhìn nhận bản thân thông qua lời nhận xét từ người khác. Lúc này, bố mẹ cần trở thành một “chiếc gương” để con tự soi rõ bản thân mình, để con không sợ hãi trước “quyền uy” của bố mẹ và từ đó mọi người càng thấu hiểu nhau.
Đã "xác định vị trí" như trên, điều tiếp theo bạn cần làm để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa bố mẹ và con chỉ còn là dành thời gian cho con và chơi cùng con.
Việc làm số 2: Nuôi dưỡng những thói quen tốt ở trẻ
Giáo dục trí tuệ là tạo thói quen về tư duy, giáo dục đạo đức là hình thành thói quen từ những hành vi cơ bản và một người có tố chất hay không được thể hiện ở những hành vi nhỏ nhất. Thực tế chứng minh, thói quen có một sức mạnh rất “ngoan cố”, có thể chi phối cả cuộc đời đứa trẻ. Cho nên, mọi hình thức giáo dục trẻ đều nên bắt đầu bằng định hình thói quen.
Việc nuôi dưỡng thói quen tốt không thể là chuyện một sớm một chiều có thể thành công. Nguyên tắc chính của nó là: xuất phát thấp, yêu cầu nghiêm, từng bước nhỏ, tiết tất nhanh, nhiều hoạt động, cần thay đổi, phản hồi nhanh và chăm uốn nắn.
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện, thói quen và nhân cách bổ trợ lẫn nhau, thói quen ảnh hưởng đến phẩm cách và ngược lại. Một số phẩm chất như: nghiêm túc đứng đắn, trung thực, tinh thần trách nhiệm, tình yêu thương, năng lực hợp tác… đều được hình thành thông qua thói quen.
Việc làm số 3: Hướng dẫn trẻ cách học
Đằng sau việc con không thích học, nhất định có một nguyên nhân nào đó: Do con chưa hình thành thói quen học tập? Do chưa tìm thấy sở trường, thế mạnh của con? Do chưa tư duy khoa học? Do bố mẹ ngăn cản bản tính “học mà chơi” của trẻ? Do con chưa nhận thức được việc học là nhiệm vụ riêng của bản thân?... Chỉ khi tìm ra nguyên nhân phía sau, chúng ta mới có thể giúp trẻ thoát khỏi ám ảnh về nỗi sợ học.
Tính hiếu kỳ, ước mơ, cảm giác thắng lợi, nghi vấn, biết ơn, nỗ lực... đều là những con đường đưa trẻ đến với cánh cửa ham học hỏi. Việc khơi dậy tiềm năng học tập của trẻ được dựa trên 6 yếu tố: nội tâm, trí tuệ, ám thị, ước mơ, khuyến khích và kế hoạch. Mặc dù khơi dậy tiềm năng không có thời gian biểu rõ ràng nhưng cũng có những “bước đi” nhất định, ví dụ như: đặt ra mục tiêu, kiểm soát cảm xúc, rèn luyện ý chí hay tập trung vào một điểm... đều là những bước tiến quan trọng.
Ham học là bước khởi đầu của biết cách học, mà biết cách học” lại có thể bảo đảm cho việc ham học, chỉ có biết cách học mới có thể học tốt. Muốn con là người đi đầu, bố mẹ nhất định phải giúp con nắm vững một bố phương pháp mang tính quyết định, như: hoàn thành việc theo kế hoạch, nghiêm túc học bài, đọc sách như một thói quen cả đời, sửa lại câu sai, ghi chép đầy đủ, giúp đỡ bạn bè hoặc viết văn theo cách tự nhiên...
Trong việc học hành thì tinh thần, phương pháp học tập đúng đắn là điểm then chốt, vì với thời đại kỉ nguyên số ngày nay, các học liệu, nhất là các học liệu online, đang và sẽ được cung cấp sẵn sàng với chi phí rất hợp lý, để con có thể học tập tại bất cứ khi nào, bất cứ nơi đâu.
Nguồn: secretchina
Dựa theo bài viết của Khánh Chi - Trí Thức Trẻ
ConTuHoc khuyến nghị học sinh sử dụng hệ thống (tự) học thêm và ôn thi tối ưu TAK12 để đạt điểm cao nhất với thời gian ôn ít nhất. Đăng kí tài khoản miễn phí để bắt đầu: | ||||
Đăng kí nhận emailNếu bạn muốn định kì nhận được email tóm tắt các thông tin cập nhật về tài nguyên, phương pháp học tập, các khóa học/CLB miễn phí và các chương trình ưu đãi của Giáo dục Con Tự Học |
- Cách dạy con quản lý thời gian của người Do Thái
- CÁC TÀI LIỆU DẠY TRẺ BẢO VỆ THÂN THỂ
- Dạy con trên bàn ăn: những điều nên và không nên
- Chia sẻ về việc chọn trường và lộ trình học qua các cấp cho con của chị Lucy Lu
- Chuyên gia gợi ý cách ứng xử giúp bố mẹ bớt to tiếng và quát tháo con
- Muốn trẻ làm việc nhà, bố mẹ NÊN hay KHÔNG NÊN trả công?