Hướng nghiệp theo STEM, có nên cố cho trẻ học lập trình từ nhỏ?
Một người mẹ viết cho tôi: “Tôi có hai con trai, một đứa sáu tuổi và một đứa mười một tuổi nhưng tôi lo nghĩ về tương lai của các cháu. Tôi trả nhiều tiền để cho chúng nó vào trường kèm cặp thêm để chúng có thể học viết mã vì trường công không dạy kĩ năng bản chất này. Tôi hi vọng rằng con tôi sẽ phát triển kĩ năng trong Khoa học, công nghệ, kĩ nghệ và toán học (STEM) để cho khi chúng lớn lên, chúng có thể có tương lai tốt hơn. Vấn đề là con tôi không thích lập trình; chúng chỉ dùng máy tính để chơi trò chơi video, tôi không biết phải làm gì. Làm sao tôi khuyến khích các cháu học Java và Swift? Xin thầy lời khuyên.”
Đáp: Tôi hiểu mối quan tâm của bạn, nhưng tôi nghĩ con bạn còn quá nhỏ để học lập trình. Vào độ tuổi sáu và mười một, các cháu có tiềm năng thám hiểm và khám phá các thứ khác, nhưng buộc các cháu học viết mã là chọn lựa không đúng. Vào tuổi đó, tâm trí của trẻ đầy những tò mò, và muốn học nhiều về thế giới bao quanh chúng. Đây là lúc tốt nhất để cho chúng đọc sách thay vì lập trình máy tính. Lời khuyên của tôi là bạn nên đọc sách cùng các cháu và trả lời những câu hỏi của chúng để đáp ứng cho ham muốn học nhiều hơn của chúng.
Có những khảo cứu về não trẻ em trong tuổi phát triển chỉ ra sự kiện là giữa năm và mười hai tuổi, phần lớn trẻ em đều là “thiên tài sáng tạo” vì chúng có thể nghĩ tới vô hạn cơ hội để làm mọi thứ. Nhưng ép chúng vào quá trình học qui ước và ghi nhớ sẽ làm giảm đi tư duy sáng tạo của chúng quãng 5% trước 6 tuổi và quãng 15% trước mười tuổi. Dựa trên những khảo cứu này, các nhà khoa học chủ trương rằng cách tốt nhất để giáo dục trẻ nhỏ là khuyến khích chúng đọc sách, cho chúng trò chơi sáng tạo như gạch Lego và bộ lắp cần trục Meccano hay để chúng chơi trong vườn để cho chúng có thể phát triển tư duy sáng tạo riêng của chúng và học về tự nhiên mà phù hợp với sự phát triển não của chúng.
Mặc dầu giáo dục khoa học, công nghệ, kĩ nghệ và toán học (STEM) là cần để phát triển các kĩ năng cần để hoạt động trong thị trường ngày nay và tương lai, nhưng với trẻ nhỏ từ bốn tới mười hai tuổi, điều chắc sẽ là tốt hơn rất nhiều nếu bố mẹ dành thời gian cho chúng, chơi với chúng, khuyến khích chúng đọc, để chúng chơi với đồ chơi, để chúng khám phá điều chúng thích, và để chúng thám hiểm và học từ quan sát môi trường bao quanh chúng. Bằng việc cho phép chúng lớn lên với tâm trí sáng tạo, chúng có thể phát triển các kĩ năng cần thiết về sau như giải quyết vấn đề, sáng tạo, cộng tác và tư duy phê phán một cách tự nhiên.
Buộc chúng viết mã trong Java hay Swift ở tuổi nhỏ đó không phải là cách tốt để khuyến khích chúng họ công nghệ, nhưng điều đó có thể làm cho chúng “sợ” công nghệ. Công nghệ thay đổi nhanh, tôi chắc đến lúc con bạn lớn lên sẽ có nhiều ngôn ngữ lập trình mới, và Java hay Swift có thể lỗi thời.
Tôi tin rằng bạn là người quá lo nghĩ về tương lai của con bạn. Ở tuổi nhỏ này, các cháu đang học từ bạn, và điều bạn làm ở nhà, cách bạn cư xử, và cách bạn hành động sẽ có ảnh hưởng lớn lên sự phát triển của chúng. Mặc dầu nhà trường sẽ cung cấp các kĩ năng cần thiết và cho chúng nền tảng cho việc học thêm nữa, cách con bạn cư xử, cách chúng hành động, cách chúng nghĩ, và cách chúng học phần lớn dựa trên điều chúng quan sát trong thời thơ ấu. Không cần cho con cái tới trường học viết mã ở tuổi nhỏ đó. Không có bằng chứng rằng chúng sẽ lớn lên và giỏi hơn trong công nghệ.
Là bố mẹ, chúng ta cần chống lại cám dỗ ép buộc con cái mình học cái gì đó chúng ta nghĩ là quan trọng. Nhưng chúng ta cần dành thời gian với chúng ở nhà và tận hưởng khoảnh khắc vui vẻ, và mối quan hệ có nghĩa điều sẽ kéo dài suốt phần còn lại của cuộc đời chúng ta.
Giáo sư John Vũ
Nguồn: http://science-technology.vn
ConTuHoc khuyến nghị học sinh sử dụng hệ thống (tự) học thêm và ôn thi tối ưu TAK12 để đạt điểm cao nhất với thời gian ôn ít nhất. Đăng kí tài khoản miễn phí để bắt đầu: | ||||
Đăng kí nhận emailNếu bạn muốn định kì nhận được email tóm tắt các thông tin cập nhật về tài nguyên, phương pháp học tập, các khóa học/CLB miễn phí và các chương trình ưu đãi của Giáo dục Con Tự Học |