LÀM THẾ NÀO ĐỂ GIÚP TRẺ CÓ KĨ NĂNG VIẾT TỐT?

21 Tháng Tư 2017 6187 lượt đọc

PART 1. Ở NHÀ (dành cho PHỤ HUYNH)


1. Xây dựng một “bầu khí quyển” từ vựng. Hãy đi và quan sát cùng với con, nói về những điều con nhìn, nghe, ngửi, nếm, chạm vào. Nền tảng của viết tốt là nói tốt...
2. Hãy để cho trẻ thấy bạn cũng viết lách thường xuyên. Bạn vừa là người làm mẫu, vừa là giáo viên. Nếu như trẻ con chẳng bao giờ nhìn thấy người lớn trong gia đình viết lách chúng liền nghĩ rằng viết chỉ dành cho trường học. Những gì bạn làm cũng quan trọng như những gì bạn nói vậy. Hãy để cho trẻ nhìn thấy bạn viết cho bạn bè, viết thư cho các doanh nghiệp, hoặc có thể là những câu chuyện bạn muốn chia sẻ với chúng. Theo thời gian, hãy đọc to những gì bạn viết và hỏi trẻ cảm nhận của chúng...
3. Hãy giúp đỡ trẻ. Nói về những ý tưởng của trẻ, giúp trẻ biểu đạt được những điều muốn nói. Khi trẻ đề nghị bạn giúp đỡ về chính tả, dấu câu, cách sử dụng...hãy giúp đỡ con. Vai trò hiệu quả của bạn là một người sẵn sàng giúp đỡ chứ không phải một người chỉ trích. hãy vui mừng vì thấy sự cố gắng của con, thích thú với ý tưởng của con và cố gắng chống lại sự cám dỗ của thái độ chỉ trích.
4. Tạo cho trẻ một không gian thích hợp để viết. Một góc nhỏ yên tĩnh là tốt nhất, nếu có thể, coi đó là góc riêng tư của trẻ. Nếu không có, chỉ cần một chiếc ghế(bàn) thoải mái, đủ ánh sáng là được.
5. Chuẩn bị cho trẻ những dụng cụ để sẵn sàng viết:
- bút các loại
- bút chì với kích cỡ và độ cứng thích hợp
- 1 chiếc đèn bàn
- 1 tập giấy, văn phòng phẩm, phong bì, thậm chí cả tem thư
- 1 cuốn nhật kí (hãy đảm bảo rằng nhật kí là vật riêng tư của trẻ, trẻ sẽ chia sẻ khi chúng muốn)
- 1 quyển từ điển thích hợp với lứa tuổi của trẻ. Hầu hết các từ điển dùng để kiểm tra chính tả, nhưng một cuốn từ điển tốt sẽ chứa những thông tin về nguồn gốc từ, cách đọc, từ đồng nghĩa, ()(cái này từ điển tiếng Việt- Việt hình như chưa có cuốn nào làm được)
- bút xóa, tẩy...để sửa chữa
6. Khuyến khích (đừng bắt ép) trẻ viết thường xuyên. Hãy kiên nhẫn với thái độ miễn cưỡng của con. “Con chẳng có gì để nói cả” là một lời thoái thác hoàn hảo. Hãy nhìn nhận việc “mong muốn được viết” là điều gì đó có tính chất thi thoảng. ... Nhưng thường xuyên viết rất quan trọng để phát triển thói quen viết của trẻ.
7. Khen ngợi nỗ lực viết lách của trẻ. Hãy quên đi những gì bạn được học ở trường và cố gắng chống lại khuynh hướng tập trung vào LỖI, như lỗi chính tả, dấu câu hay những lỗi kĩ thuật khác của viết lách. Hãy NHẤN MẠNH VÀO THÀNH CÔNG CỦA TRẺ. Giữa tất cả những lỗi mà trẻ mắc phải có hàng tá những điều chúng làm rất tốt.
8. Chia sẻ với trẻ những lá thư từ bạn bè hay người thân. (cái này giờ hiếm nhỉ, hay thay bằng email được in ra?)
9. Khuyến khích trẻ viết bản tin, quảng cáo du lịch....

 

PART 2. Ở TRƯỜNG (dành cho GIÁO VIÊN)


1.Hãy đề xuất được xem bài viết của trẻ, có thể là bài viết mang về nhà hoặc bài viết trong folder ở trường, Khuyến khích sử dụng folder cả ở nhà và ở trường. Folder rất quan trọng trong việc giúp cho cả giáo viên lẫn học sinh nhìn thấy được sự tiến bộ trong kĩ năng viết của trẻ
2. Khẳng định nỗ lực của trẻ trong những bài viết ở trường. Hãy nhận ra rằng, giữa những lỗi mà trẻ mắc phải, chúng viết được rất nhiều điều đúng. Khen thưởng những điều đúng mà bạn nhìn thấy. Ý chí viết lách của trẻ rất mong manh vì thế thái độ lạc quan của bạn đối với đứa trẻ là điều cốt yếu để củng cố thói quen viết lách của chúng.
3. Chủ yếu quan tâm đến nội dung, đừng chú ý tới các lỗi kĩ thuật trong viết lách. Rất dễ để một người lớn nhận ra những lỗi như chính tả, dấu câu, người lớn đôi khi cũng mắc những lỗi này do đó đừng đòi hỏi sự hoàn hảo ở trẻ. Thỉnh thoảng, giáo viên chỉ đánh dấu vài lỗi cơ học mà bỏ qua các vấn đề khác. Điều quan trọng nhất đối với viết lách là dùng từ, đặt câu và ý tưởng. Kĩ thuật sẽ hoàn thiện dần dần, vì thế hãy kiên nhẫn.
4. Tìm hiểu xem trẻ có được hướng dẫn và thực hành viết thường xuyên không. Viết hàng ngày là một ý tưởng hay, mỗi tuần một lần không đủ. Nếu trong trường bạn các lớp học quá lớn, giáo viên không thể cung cấp nhiều bài viết như mong muốn. Thay vào đó hãy chia lớn nhỏ hơn, không quá 25 đối với tiểu học và khoảng 25 đối với bậc trung học
5. Đề nghị các giáo viên khác giúp đỡ để trẻ viết tốt hơn. Worksheet, bài tập điền vào chỗ trống, bài kiểm tra trắc nghiệm và các tài liệu tương tự được sử dụng để hạn chế việc viết lách của trẻ. (Nhưng) nếu trẻ không được yêu cầu viết các đoạn, các câu về cấn đề khoa học, lịch sử, địa lí hay các môn học khác chúng sẽ không được hỗ trợ để trở thành người viết lách giơi. Tất cả các giáo viên đều có tracsg nhiệm giúp đỡ trẻ nâng cao kĩ năng viết.
6. yêu cầu trẻ viết theo nhiều hình thức khác nhau (thư, bài luận, câu chuyện, …) cho nhiều mục đích khác nhau (để thông báo, thuyết phục, mô tả, …) và cho nhiều đối tượng khác nhau (sinh viên, giáo viên, bạn bè, người lạ, họ hàng, doanh nghiệp,…). Mỗi hình thức, mục đích, và khán giả đòi hỏi sự khác biệt về phong cách, giai điệu, cách tiếp cận, và cách lựa chọn từ. Thể loại viết rộng rãi và phong phú có vai trò quan trọng trong việc phát triển kĩ năng viết của trẻ.
7. Đọc sáng tác của những nhà văn viết tốt. Ngoài học viết bằng cách viết chúng ta còn học viết bằng các đọc. Cần học hỏi tác phẩm của các tác giả tài năng không chỉ về ý tưởng mà còn về các kỹ năng viết. Các tác phẩm văn học hay là phần thiết yếu của bất kì chương trình học viết hiệu quả nào.
8. Tránh rơi vào “bẫy ngữ pháp”. Một số người có thể thuyết phục bạn rằng phải hiểu biết đầy đủ về ngữ pháp mới có thể diễn đạt tốt. Một số kiến thức về ngữ pháp
rất hữu ích, nhưng dành quá nhiều thời gian cho việc nghiên cứu ngữ pháp đánh cắp thời gian viết. Thời gian nên được dành nhiều hơn cho việc viết lách và trao đổi với giáo viên hoặc học sinh khác về từng cố gắng được truyền đạt trong văn bản.
9. Khuyến khích người lãnh đạo thấy rằng các giáo viên cần nhiều hỗ trợ cho việc viết lách như - viết bài, tài liệu giảng dạy, máy sao photo, từ điển, sách về viết và thư viện các sách hay.
10. Làm việc thông qua phụ huynh- giáo viên- lãnh đạo trường để đề ra một số một ưu tiên về cách thức học viết và cách thức học đọc. Khuyến khích xuất bản bài viết của học sinh giỏi trong tạp chí trường học, tạp chí văn học, báo địa phương…. Cho học sinh tham gia các giải viết lách. Hãy để mọi người biết rằng việc viết có ý nghĩa đối với bạn.
Bằng cách trở thành một người tham gia tích cực trong việc học giáo dục con bạn trở thành một nhà văn, bạn sẽ phục vụ không chỉ con mình mà còn cho trẻ em và thanh thiếu niên khác nữa.


NGUỒN: Chị Phùng Diệu Linh lược lịch từ NCTE.ORG và chia sẻ trong FB group Con Tự Học.


ConTuHoc khuyến nghị học sinh sử dụng hệ thống (tự) học thêm và ôn thi tối ưu TAK12 để đạt điểm cao nhất với thời gian ôn ít nhất. Đăng kí tài khoản miễn phí để bắt đầu:
Học tốt lớp 1-12 môn Toán, Tiếng Anh Ôn thi vào lớp 6 Ôn thi vào lớp 10 Nâng cao Tiếng Anh theo khung CEFR Ôn thi chứng chỉ Tiếng Anh Cambridge, ETS, IELTS

 

Đăng kí nhận email

Nếu bạn muốn định kì nhận được email tóm tắt các thông tin cập nhật về tài nguyên, phương pháp học tập, các khóa học/CLB miễn phí và các chương trình ưu đãi của Giáo dục Con Tự Học

Trở thành Đại sứ Giáo dục Con Tự Học

 

Được khen ngợi nhiều

sổ học từ vựng thông minh azVocab