Những cách thức để giúp con thích viết văn và tăng cường vốn từ của chị Phan Thị Hồ Điệp - phần 2: Hộp ý tưởng
Bạn biết đấy, trẻ con sơ khởi có rất nhiều ý tưởng thú vị và độc đáo. Bạn hãy cùng con làm một cái hộp, màu sắc, kích cỡ tùy chọn. Bên ngoài bạn có thể ghi: Hộp ý tưởng hoặc: Nơi lưu giữ những phát minh của nhà khoa học nhí:… Trẻ con rất thích những điều "to tát". Bước 1 là làm mẫu. Bạn hãy giải thích cho con hiểu, ý tưởng là những ý nghĩ sáng tạo, những phát minh mới mẻ có thể rất buồn cười, có thể khó thực hiện. Nhưng không sao, biết đâu một ngày nào đó, ý tưởng này sẽ thành hiện thực. Ví dụ ý tưởng của mẹ là: Sáng tạo ra một cái máy đánh son tự động. Mỗi lần mẹ ghé môi vào cái máy, nó sẽ tự động tô son, hoặc chọn loại son phù hợp với thời tiết. Hehe, một ý tưởng rất phụ nữ nhé. Bước 2 là những câu hỏi để gợi ý cho ý tưởng: Hãy đặt cho con những câu hỏi bắt đầu bằng từ để hỏi: Tại sao? Con nghĩ thế nào? Trong tình huống này con sẽ giải quyết thế nào? So sánh điểm giống nhau và khác nhau giữa… Trong tình huống này, con có nghĩ ra cách gì hay hơn không? Những câu hỏi này không chỉ giúp phát triển ngôn ngữ, nó còn làm cho trẻ hình thành tư duy phản biện và phân tích. Và quan trọng là trẻ sẽ thấy vui vì: Ái chà, mình nghĩ được nhiều điều hay quá! Bước 3: Ghi chép lại các ý tưởng để cho vào hộp: Thực chất đây chính là cách để luyện viết. Nên hướng dẫn bé tự viết theo “công thức” sau: Tên ý tưởng- Mô tả- Hướng dẫn sử dụng- Cảm nghĩ của mình. Ví dụ: Hiii, đấy viết kiểu đó thì bé nào cũng thích phải không bạn? Bước 4: “Hội đồng đánh giá ý tưởng”: Thì bé là nhà khoa học kia mà, “những phát minh” rất cần được sự ủng hộ của mọi người chứ. Vì thế, hàng tuần hoặc hàng tháng, bố mẹ hãy lấy những ý tưởng từ trong hộp ra và bình chọn xem ý tưởng nào hay nhất. Bố mẹ nên có tiêu chí chấm rõ ràng. Và hãy trao giải cho: Ý tưởng độc đáo- Ý tưởng buồn cười- Ý tưởng gây kinh ngạc- Ý tưởng được diễn tả rõ ràng nhất. Đảm bảo cả nhà sẽ được những tràng cười bể bụng. Với chủ đề là Hộp ý tưởng, các ông bố sẽ góp sức được nhiều nhất và trẻ cũng dễ dàng chia sẻ ý tưởng của mình với “người đàn ông hài hước” trong nhà. Nên các ông bố thử xem nhé. Không cần nhiều thời gian lắm đâu. Hãy tận dụng khoảng thời gian cả nhà ăn cơm cùng nhau, đi mua sắm cùng nhau, đi xem phim cùng nhau, đi dạo cùng nhau, ngồi trên xe cùng nhau… để trò chuyện và khơi gợi ý tưởng cho con. Bạn cứ kiên nhẫn làm một thời gian. Một lúc nào đó, bạn sẽ không còn thấy hình ảnh của một bạn nhỏ ngồi vò đầu bứt tai trước bài viết nữa. Mình không phải chuyên gia, cũng không phải “mẹ thần đồng”. Mình chỉ muốn san sẻ chút kiến thức tích cóp bé mọn của mình đến với bạn, nếu bạn thấy vui. |
ConTuHoc khuyến nghị học sinh sử dụng hệ thống (tự) học thêm và ôn thi tối ưu TAK12 để đạt điểm cao nhất với thời gian ôn ít nhất. Đăng kí tài khoản miễn phí để bắt đầu: | ||||
Đăng kí nhận emailNếu bạn muốn định kì nhận được email tóm tắt các thông tin cập nhật về tài nguyên, phương pháp học tập, các khóa học/CLB miễn phí và các chương trình ưu đãi của Giáo dục Con Tự Học |
- Sơ đồ gợi ý để triển khai các ý nên nói/viết về một chủ đề
- Những cách thức để giúp con thích viết văn và tăng cường vốn từ của chị Phan Thị Hồ Điệp - phần 1: Quan sát
- LÀM THẾ NÀO ĐỂ GIÚP TRẺ CÓ KĨ NĂNG VIẾT TỐT?
- VIỆT NGỮ VÀ ANH NGỮ: ĐẰNG NÀO QUAN TRỌNG HƠN ĐẰNG NÀO
- RÈN "CHÍ" VÀ "KHÍ" ĐỂ HÌNH THÀNH "BẢN LĨNH" CHO LŨ TRẺ TỪ SỚM....
- Hướng dẫn chi tiết các cách hỗ trợ hoạt động đọc và viết của trẻ