Star Donation Challenge

NGHĨ VỀ ĐỔI MỚI GIÁO DỤC: vì sao khó chuyển từ chú trọng dạy kiến thức sang dạy tư duy và phương pháp tự học?

30 Tháng Chín 2017 3250 lượt đọc

Cảm nghĩ hình như đã qua rất nhiều đợt đổi mới giáo dục nước ta vẫn chưa thoát đựơc quan niệm của xã hội truyền thống về giáo dục .
Cách đây đã lâu mình có đọc cuốn “Dự báo thế kỷ 21” của các tác giả TQ, trong đó có dự báo đến sự thay đổi của nên giáo dục truyền thống với việc coi trọng truyền thụ kiến thức sang một nền giáo dục ngoài chức năng truyền thụ kiến thức cần coi trọng việc bồi dưỡng năng lực tư duy nhất là tư duy phản biện để có sáng tạo trong công việc mình làm trên nền tảng rèn luyện đạo đức làm người và việc này chỉ có thể thực hiện khi con người đã được học phải biết mình cần phải học nữa nên mới có triết lý lấy người học làm trung tâm (theo tôi hiểu là lấy sự học làm trung tâm).
Xã hội truyền thống coi việc truyền thụ kiến thức làm trong bởi vì:

  • Thứ nhất: về mặt quan niệm; người xưa thường chia đời người thành 3 giai đoạn: Giai đoạn đến trường; giai đoạn làm việc và giai đoạn nghỉ hưu.
  • Thứ hai: điều kiện tiếp cận kiến thức chủ yếu chỉ trông cậy vào nhà trường, các kênh thông tin khác hầu như rất hạn chế, chủ yếu dựa vào sách của “thánh hiền” mà không phải ai cũng có hiểu tường tận khi đọc sách nên muốn hiểu được sách phải có thầy.
  • Thứ ba: một phần do sự phát triển quá chậm và ít biến đổi của khoa học và công nghệ nên kiến thức học được có “tuổi thọ cao”, có thể dùng cho quãng thời gian làm việc của cuộc đời mà ít bị lạc hậu.
  • Thứ tư: do quan niệm đánh đồng giữa trình độ học vấn với năng lực làm việc từ đó rất coi trọng bằng cấp, ai đỗ đạt cao coi như người có tài và thành đạt.

Hình như vì chưa thoát ra khỏi quan niệm của xã hội truyền thống nên mục tiêu của cuộc đổi mới căn bản và toàn diện nên giáo dục nước ta là chuyên từ nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang việc chú trọng bồi dưỡng năng lực và phẩm chất cho người học chưa được rõ nét qua các hoạt động vừa qua của ngành giáo dục cũng như nhận thức của xã hội, gây ra những nhiễu động không đáng có.


Ở đây cũng xin nói thêm: ngày nay sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, tri thức của con người phát triển rất nhanh và cũng nhanh bị thay đổi. Kho tàng kiến thức của nhân loại ngày một phong phú và rộng lớn, một số tri thức cũng nhanh bị lạc hậu và đào thải theo thời gian. Về giáo dục đại học theo khảo sát của các học giả quốc tế ở một số ngành khoa học kỹ thuật: ở Mỹ số sinh viên tốt nghiệp vào năm 1970 đến năm 1980 kiến thức đã mòn cũ mất ½, đến năm 1986 số kiến thức được học lão hóa hoàn toàn. Còn đối với Trung Quốc số sinh viên tốt nghiệp vào năm 1965 đến 1970 kiến thức đã lạc hậu 45%, đến 1975 tỉ lệ này lên đến 75%. Một số ngành học còn có tốc độ phát triển nhanh hơn nữa và kiến thức chóng già hóa hơn như: công nghệ thông tin, điện tử viễn thông…
Cũng qua nghiên cứu cho thấy rằng khối lượng kiến thức về khoa học kỹ thuật học được ở trường học truyền thống chỉ cung cấp chỉ đáp ứng 20% tỉ trọng kiến thức ứng dụng trong công việc. Để có thể làm được việc người ta còn thiếu 80% kiến thức, số kiến thức còn thiếu này con người phải tự “bồi dưỡng”, nếu không tự bù đắp được phần hiếu hụt này, con người sẽ bị đào thải ra ngoài cuộc chơi mà anh ta theo đuổi. Vì vậy muốn thành đạt phải có khả năng tự học và có môi trường để học tập, từ đó xây dựng triết lý giáo dục mới:

  • Về thời gian: học tập gần như là công việc của cả đời người nên phải học suốt đời. Tất nhiên phải hiểu khái niệm “học tập suốt đời” không đồng nghĩa với việc suốt đời phải đến trường nghe thầy giảng và tập huấn như ta vẫn làm hiện nay, giá trị của các chứng chỉ và bằng cấp cũng vì thế mà ngày một giảm ý nghĩa của nó. Năng lực giải quyết các vấn đề mà công việc và cuộc sống đặt ra mới là điều đời sống của mỗi con người đòi hỏi và các nhà tuyển dụng cần đến.
  • Về không gian: mọi người đều phải học mà chủ yếu là tự học vì thế tạo ra một xã hội học tập. Xã hội học là tự thân chứ không phải là phong trào hay một chủ trương.

Muốn học được mọi người phải biết cách học vì thế giáo dục của thế kỷ 21 không chú trọng nhiều đến truyền thụ kiến thức vì kiến thức có thể tiếp nhận một các dễ dàng qua các kênh thông tin và cách tiếp cận khác nhau đặc biệt từ không gian mạng – tất nhiên nếu người ta muốn học. Vì vậy giáo dục hiện đại người ta tập trung vào “dạy” phương pháp và cách tư duy. Rất buồn điều này lại không được xem trọng ở môi trường giáo dục ở ta. Phải chăng quan niệm về giáo dục của xã hội chưa buông tha chúng ta.

Thầy Đinh Liên Quách

Theo FB Phi Maichi


ConTuHoc khuyến nghị học sinh sử dụng hệ thống (tự) học thêm và ôn thi tối ưu TiengAnhK12 để đạt điểm cao nhất với thời gian ôn ít nhất. Đăng kí tài khoản miễn phí để bắt đầu:
Học tốt lớp 1-12 môn Toán, Tiếng Anh Ôn thi vào lớp 6 Ôn thi vào lớp 10 Nâng cao Tiếng Anh theo khung CEFR Ôn thi chứng chỉ Tiếng Anh Cambridge, ETS, IELTS

 

Đăng kí nhận email

Nếu bạn muốn định kì nhận được email tóm tắt các thông tin cập nhật về tài nguyên, phương pháp học tập, các khóa học/CLB miễn phí và các chương trình ưu đãi của Giáo dục Con Tự Học

Tags:

Trở thành Đại sứ Giáo dục Con Tự Học

 ASEAN Scholarship 2024

Được khen ngợi nhiều

2.100.000 VND 1.145.000 VND

sổ học từ vựng thông minh azVocab