Star Donation Challenge

Tìm hiểu các phương pháp đọc hiểu để hỗ trợ con đọc tốt hơn (phần 1)

18 Tháng Mười 2017 10008 lượt đọc

Những hoạt động liên quan tới việc đọc như kể lại câu chuyện bằng văn phong của mình, đặt câu hỏi để đào sâu về truyện... nếu được thực hành đều đặn sẽ giúp nâng cao hiệu quả đọc hiểu cho trẻ. 

1. Tóm tắt/kể lại câu chuyện

Đây là một trong những cách thức đọc hiểu tương đối dễ cho trẻ. Trên thực tế, không ít trẻ còn gặp khó khăn khi áp dụng cách này bởi vẫn còn quen với việc lặp lại nguyên văn nội dung (câu thoại, lời dẫn…) trong truyện. Do đó, cha mẹ cần nhắc nhở trẻ phải dùng lời văn của mình để tóm tắt/kể lại truyện.

Một số gợi ý để giúp trẻ tóm tắt/kể lại truyện hiệu quả:

- Với sách phi hư cấu (non-fiction): Việc tóm tắt được thực hiện bằng cách liệt kê những thông tin chính, dựa trên phần Mục lục. Ban đầu, trẻ chỉ cần năm được 1 ý chính là ổn. Sau đó, cha mẹ có thể tăng yêu cầu lên 2-3 rồi 4-5 ý chính.

- Với sách hư cấu (fiction): Do đặc điểm của thể loại sách này là đọc theo trình tự, nên với yêu cầu tóm tắt/kể lại truyện, phải dùng tới các từ chỉ sự xâu chuỗi hay thứ tự thời gian, như Đầu tiên, Sau đó, Tiếp đến, Cuối cùng…

Ví dụ: Cha mẹ có thể đặt cho con một số câu hỏi như: Nói cho bố/mẹ biết chuyện gì xảy ra ở phần đầu câu chuyện?; Sau đó thì bạn ấy đã làm gì?; Chuyện gì xảy ra sau khi người mẹ đưa cho cậu bé ấy…?

- Luyện cho trẻ tóm tắt/kể lại truyện bằng cách diễn xuôi (paraphase) để loại bỏ dần thói quen sao chép y nguyên nội dung trong sách. Trả lời 6 câu hỏi "Ai, Ở đâu, Khi nào, Cái gì, Tại sao, Bằng cách nào" để tìm ra ý chính câu chuyện.

- Một cách khác là dùng từ đồng nghĩa (synonyms).

Ví dụ: Mẹ cấm tôi không được xem tivi nữa, cho tới khi đọc 1 cuốn sách (After Mom caught me horsing around, she banned me from watching TV until I read the book).

Viết lại thành: Tôi không thể xem tivi cho tới khi bắt đầu đọc sách (I can't watch TV until I start my reading).

Ở đây, “she banned me” được thay bằng “I can’t” và “read the book” bằng “start my reading”.

- Một tuyệt chiêu đã được nhiều bố mẹ áp dụng và cho kết quả hết sức khả quan là sử dụng Graphic Organizer - một dạng hình ảnh hoá thông tin.

Ví dụ: Hình ảnh bàn tay 5 ngón: Với mỗi ngón tay tượng trưng cho 1 câu hỏi trong số 6 câu hỏi để tìm ý chính câu chuyện. Đây là lựa chọn đơn giản cho các bé mới bước đầu làm quen với hoạt động đọc hiểu.

Tổng hợp các phương pháp đọc hiểu để hỗ trợ con tại nhà

Cuốn sách con đang đọc có tên là... của tác giả...

Ngoài ra, còn có rất nhiều dạng bảng, biểu thú vị khác, phù hợp với trẻ và giúp trẻ thấy hứng thú hơn khi biến việc đọc hiểu thành một trò chơi khám phá.

Tổng hợp các phương pháp đọc hiểu để hỗ trợ con tại nhà

Một sách sơ đồ hoá cuốn truyện/sách mà trẻ đọc (Ảnh: Pinterest)

>> Tham khảo thêm về Graphic Organizers

>> Chi tiết về phương pháp Tóm tắt (Summarizing)

2. Tạo kết nối

Thêm một phương pháp đọc hiểu tương đối dễ cho trẻ. Tạo kết nối là tìm ra mối liên hệ giữa cái mình đang đọc/tìm hiểu với sự vật, sự việc, con người mình từng biết.

Có 3 cách tạo kết nối như sau:

- Liên hệ giữa sách, truyện hay phim với bản thân mình hay những gì mình đã trải qua (Text to Self)

Ví dụ
- Nếu bé đọc truyện về những con vật ở nông trại/farm animals thì bé có thể nói: "A, con nhớ hôm nọ con cũng được đi trang trại", hay "Hôm nọ con vừa nhin thấy con gà/lợn /bò "... 
- Nếu xem phim hoạt hình thấy cảnh các bạn đang ăn bánh hay vui chơi thì liên hệ: "Con thích ăn bánh đấy ", "Hôm nọ bà mua bánh cho con nhỉ "...

- Liên hệ chéo giữa các truyện/phim với nhau, liên hệ giữa truyện/phim đang đọc/xem với những truyện/phim đã xem (Text to Text)

Ví dụ
- Nếu thấy cảnh giúp bạn trong truyện "Dế mèn phiêu lưu ký" thì bé sẽ nói "Con nhớ hôm nọ con đọc truyện "Bu Bu và bạn thân" cũng có đoạn các bạn giúp nhau. 
- Truyện "Rùa và thỏ"/Turtle and the Hare làm con nhớ đến trong phim hoạt hình hôm nọ con xem cũng có nhân vật là bạn thỏ 
- Đoạn kết của phim này có hậu giống như trong truyện

Lưu ý: Không nhất thiết là truyện mới liên hệ được với truyện, mà có thể liên hệ truyện với phim, với báo, với đĩa hay tivi. Vì “tex”t trong tiếng Anh được hiểu theo nghĩa rộng, bất cứ dạng truyền thông nào.

- Liên hệ  giữa truyện với thế giới (Text to World)

Trong 3 kiểu liên hệ thì kiểu này là khó nhất. Từ cuốn truyện đang đọc, các em phải liên hệ với thực tế.

Ví dụ:

Đọc truyện "Rùa và thỏ ", các em có thể liên hệ là không nên kiêu ngạo. Hay xem phim Minions thì các em có thể liên hệ giữa một cảnh trong phim với những gì các em chứng kiến ngoài đời như "Hôm nọ con cũng thấy có bạn mặc bộ quần áo giống của bạn Minions - màu xanh và màu vàng"...

- Khi liên hệ, để dễ cho trẻ, cha mẹ có thể dùng mẫu câu mở đầu sẵn/sentence starters như

Cái này gợi cho con... (This reminds me of...)
Con nhớ... (I remember...)
Con nghĩ về... (I think of...)

Tổng hợp các phương pháp đọc hiểu để hỗ trợ con tại nhà

3 cách liên hệ giữa truyện/sách với bản thân/truyện, sách khác/thế giới.

3. Đặt câu hỏi

Đặt câu hỏi giúp trẻ hiểu sách/truyện hơn và đi sâu được vấn đề/thông điệp của cuốn sách. Việc đặt câu hỏi cũng là kỹ năng cần có cho các môn học khác, không chỉ môn đọc. Đặt câu hỏi , ngoài việc giúp trẻ hiểu sâu, còn kích thích sự đào sâu nghiên cứu. Và giống như những phương pháp đọc hiểu khác, đặt câu hỏi có thể áp dụng đối với bất cứ sách nào, bằng ngôn ngữ nào hay người đọc nào.

Lưu ý: Không phải lúc nào cũng tìm được câu trả lời cho các câu hỏi các em đặt ra trong cùng một quyển sách. Nhiều khi phải đọc thêm, xem thêm ở những chỗ khác, sách khác mới có câu trả lời. Và như thế lại thành hay vì tiếp thêm niềm hứng thú tìm hiểu , học hỏi, và ham đọc nữa .

Các cách đặt câu hỏi, ngoài mở đầu bằng 5W+H (who , what, where, when, why, how), còn những cách bắt đầu khác như

- Tôi băn khoăn không biết liệu… (I wonder...)
- Tôi rất tò mò muốn biết… (I was curious...)
- Tôi không biết tại sao… (I don't know why...)
- Liệu nó có…? (Will it...?)

Tổng hợp các phương pháp đọc hiểu để hỗ trợ con tại nhà

Đặt câu hỏi trước, trong và sau đọc

  • Các câu hỏi chia thành 3 dạng chính như sau:
  • Trước khi đọc

Thường trước khi đọc, có thể hỏi những câu đơn giản như: 
- Truyện /sách này về cái gì? (What is this book about ?)
- liệu cái kết thế nào? (What's the ending like?)
- Chủ đề truyện /sách là gì? (What's the topic? What's the main idea?)

  • Trong khi đọc: 

Chủ yếu hỏi về những diễn biến /thông tin trong sách/truyện. Dung tất cả các mẫu câu hỏi với 5W+H và câu hỏi đóng với cách trả lời đúng sai (yes-no questions). Ví dụ:
- Tại sao nhân vật lại hành động như thế? (Why did he/she do that?)
- Nhân vật đó làm thế liệu là tốt hay xấu (Is he/she a good or bad character?) 
- Còn chuyện gì xảy ra/đã xảy ra? (What has happened? What will happen?)

  • Sau khi đọc xong:

Chủ yếu về những cảm nhận và ấn tượng về quyển sách. Ví dụ: 
- Mình thích nhất truyện/sách này vì điểm gì? (What do I like most about the book?)
- Phần yêu thích nhất trong truyện /sách là phần nào? (What's my most favorite part ?)
- Còn chỗ nào mình chưa hiểu không? (Is there anything else that I didn't get or understand? )

>> Chi tiết về phương pháp Đặt câu hỏi

4. Dự đoán

Dựa trên những gì mình đã đọc (nhân vật đã nói gì, làm gì, tính cách nhân vật biểu hiện ra sao cho đến chỗ mình đã đọc , chuyện gì đã diễn ra...) để đoán bước tiếp theo của nhân vật, tình huống.

Dự đoán thì đơn giản bởi hoàn toàn có thể kiểm chứng được: đến đoạn sau, đoạn cuối truyện có thể xem những gì mình dự đoán có đúng không .

Ví dụ: ở trong truyện Three little pigs, nếu tên cáo sau khi đã phá ngôi nhà đầu tiên , bé có thể Predict là cáo sẽ phá ngôi nhà thứ 2.

Tổng hợp các phương pháp đọc hiểu để hỗ trợ con tại nhà

Một chú ếch đội vương miện, vậy rất có thể 1 nụ hôn sẽ giúp ếch hoá thành hoảng tử trở lại.

>> Chi tiết về phương pháp Dự đoán

5. Suy luận 

Hoạt động này khó hơn Dự đoán vì không chỉ dựa trên những gì mình đọc từ sách, truyện mà còn phải kết hợp với kiến thức, kinh nghiệm ngoài đời.

- Để tập cách đọc hiểu này, nên tập những tình huống nhỏ trước, rồi mới áp dụng vào truyện đang học/đọc.

Ví dụ: Thấy bạn ướt lượt , con có thể suy ra là bạn không mang theo ô, hay gặp phải Vũng nước to. Nếu thấy ai mặt rất vui, theo con suy ra là gì? Nếu mọi khi mình đi phố này, hôm nay mình phải đi đường khác. Theo con tại sao?...

- Khi đã thạo thạo rồi mới áp dụng cho truyện. Có thể dùng những truyện ngắn, truyện tranh trước, sau mới đến truyện chương hồi .

Đây là phương pháp đọc hiểu khó nhưng tuyệt vời vì nếu thạo, các em sẽ hiểu được những ẩn ý của tác giả, những gì mà tác giả không viết ra; chính la khả năng "read between the lines"!

Ví dụ: Trong truyện dân gian Nga "Nhổ củ cải", bác nông dân gọi hết người này đến người khác tới giúp, con thấy hay suy ra được điều gì? Câu trả lời có thể là : củ cải chắc phải to lắm, bác nông dân không nề hà, luôn quyết tâm làm được việc...

Tổng hợp các phương pháp đọc hiểu để hỗ trợ con tại nhà

Bạn thấy 1 chú chó đang ngồi bên cửa > Chú chó có thể đang muốn vào/ra khỏi nhà.
Bạn thấy 1 người mặc áo phông, quần soóc > Chắc bên ngoài trời ấm.

6. Rút ra kết luận

Phương pháp đọc hiểu này khó hơn Suy luận và Dự đoán vì ngoài suy luận, bé còn phải rút ra kết luận dựa trên những suy đoán, suy luận của mình.

Lưu ý: Không cần đến đọc hết truyện mới rút ra kết luận. Có thể tập phương pháp này cứ sau mỗi đoạn hay chương. Rút ra kết luận có thể được tóm tắt là: có hiểu biết mới dựa trên những gì đã đọc.

Khi tập cách đọc hiểu này, nên tập với những câu chuyện ngụ ngôn, nhất là truyện ngụ ngôn của Aesop/ Aesop fables. Vì truyện ngụ ngôn tương đối ngắn và bao giờ cũng có một bài học nhất định.

Lưu ý: Những mẫu câu dùng cho cả 3 phương pháp đọc hiểu Dự đoán/Suy luận/Rút ra kết luận này là: 
- Con nghĩ… (I think...)
- Con đoán… (I predict...)
- Có thể là… (This might be...)
- Con cho rằng… (I come to think...)

Tổng hợp các phương pháp đọc hiểu để hỗ trợ con tại nhà

Họ mặc áo khoác > Chắc trời lạnh > Vậy họ chắc phải thích đá bóng lắm đây!

Thông tin và một số ảnh tham khảo từ FB page Học kiểu Mỹ tại nhà 

 

>> Xem tiếp phần 2


ConTuHoc khuyến nghị học sinh sử dụng hệ thống (tự) học thêm và ôn thi tối ưu TiengAnhK12 để đạt điểm cao nhất với thời gian ôn ít nhất. Đăng kí tài khoản miễn phí để bắt đầu:
Học tốt lớp 1-12 môn Toán, Tiếng Anh Ôn thi vào lớp 6 Ôn thi vào lớp 10 Nâng cao Tiếng Anh theo khung CEFR Ôn thi chứng chỉ Tiếng Anh Cambridge, ETS, IELTS

 

Đăng kí nhận email

Nếu bạn muốn định kì nhận được email tóm tắt các thông tin cập nhật về tài nguyên, phương pháp học tập, các khóa học/CLB miễn phí và các chương trình ưu đãi của Giáo dục Con Tự Học

Trở thành Đại sứ Giáo dục Con Tự Học

Khóa HD ôn thi vào 10

Được khen ngợi nhiều

2.100.000 VND 1.145.000 VND

sổ học từ vựng thông minh azVocab