15 ứng dụng giúp trẻ hứng thú hơn khi viết
Sau đây là 15 ứng dụng giúp trẻ cảm thấy hào hứng hơn, sáng tạo hơn khi viết:
1. Writing Prompts For Kids
Đôi khi, thật khó để bắt đầu viết nếu không được gợi chút cảm hứng nào đó. Ứng dụng này mang đến nguồn cảm hứng mà trẻ cần với hơn 1.000 gợi ý sáng tạo và thú vị.
Phần tuyệt vời nhất của ứng dụng là trẻ được giao 1 tình huống, 1 nhân vật, 1 bối cảnh và 1 vật dụng. Từ đó, trẻ sẽ tập trung sáng tạo ra câu chuyện, thay vì tập trung vào quá trình suy nghĩ nát óc để tìm ý tưởng.
(Ảnh: iTunes)
2. Writing Challenge
Nếu trẻ thường nói: “Nhưng con lúc nào cũng chẳng biết viết về cái gì cả”, hãy sử dụng ứng dụng này. Writing Challenge trao cho trẻ 1 gợi ý viết để bắt đầu và 1 khoảng thời gian nhất định để triển khai gợi ý đó.
Sau khi hết thời gian, trẻ sẽ được trao 1 gợi ý khác nhằm phát triển câu chuyện. Việc này giúp trẻ có thứ gì đó mới mẻ để viết trong lúc thử thách trẻ sáng tạo những cách mới mẻ để triển khai cốt truyện.
(Ảnh: iTunes)
3. Whooo’s Reading
Khích lệ trẻ viết về những cuốn sách mà trẻ đang đọc với phong cách viết kiểu blog chính là đặc điểm của Whooo’s Reading. Công cụ nhật ký đọc sách online này không chỉ thúc đẩy trẻ viết nhiều hơn là 1 đoạn gồm các câu văn đơn giản, lôi cuốn trẻ vào cuốn sách với tầng mức sâu hơn mà bạn còn có thể xem, cho điểm, đánh giá khả năng đọc hiểu của trẻ.
Có thể nói, đây là một trong những ứng dụng viết có ích nhất đối với cha mẹ, giáo viên và học sinh.
(Ảnh: Whooo'sReading)
4. The Right Word
Ứng dụng này giúp trẻ giảm thiểu cách sử dụng những từ thường gây nhầm lẫn. Trẻ chọn 1 trong 4 trò chơi để khám phá ra rất nhiều từ bị dùng sai. Đi kèm với đó là một bài viết được giao cho trẻ với nhiệm vụ trẻ phải dùng 4 từ để đặt câu đúng.
(Ảnh: iTunes)
5. Write About This
Ứng dụng này có giao diện rất thân thiện với học sinh, từ đó, giúp học sinh viết tốt hơn, thậm chí với cả những em đang gặp khó khăn khi viết. Write About This được tải trước với 125 gợi ý dựa trên hình ảnh đã được phân loại theo từng chủ đề và 375 văn bản cùng gợi ý dựa trên giọng nói.
(Ảnh: iTunes)
6. Moodboard Lite
Trước khi viết, trẻ cần tìm cảm hứng và sắp xếp ý tưởng của mình. Với Moodboard Lite, trẻ có thể lưu giữ tất cả ý tưởng, bao gồm hình ảnh, đoạn ghi chú nhỏ và bảng màu (mà trẻ có thể tạo ra với ứng dụng này) trên cùng 1 bảng.
Ngoài ra, trẻ còn có thể chia sẻ bảng của mình và xuất chúng ra.
(Ảnh: iTunes)
7. Book Creator
Viết không phải lúc nào cũng được thực hiện trên một bản Word hay trên một trang blog. Thay vào đó, hãy giúp trẻ viết một cuốn sách.
Với Book Creator, trẻ có thể viết câu chuyện của mình và biến nó trở nên sống động với các hình ảnh, video hay thậm chí giọng nói của chính mình.
(Ảnh: iTunes)
8. Mindmeister
Trước khi có thể viết một câu chuyện hoặc bản thu hoạch về một cuốn sách, trẻ cần phải huy động các ý tưởng của mình. Khích lệ trẻ viết tốt hơn bằng cách đưa ra một kế hoạch rõ ràng trước khi bắt đầu.
Sử dụng một công cụ như MindMeister, bạn sẽ cho phép trẻ được tạo ra các bản đồ tư duy nhằm hỗ trợ cho quá trình sắp xếp ý tưởng này. Trẻ có thể bắt đầu bằng 1 ý chính và các nhân vật, ý tưởng về cốt truyện, từ đó phát triển thêm ra.
(Ảnh: MindMeister)
9. Little Bird Tales
Ứng dụng rất hấp dẫn này có thể được sử dụng cho mọi thể loại viết, bao gồm kể chuyện, tiến trình lịch sử, nhật ký… Điều khiến Little Bird Tales độc đáo trong số những ứng dụng viết là nó có các mẫu giáo án được soạn sẵn, rất thích hợp cho giáo viên khi cần 1 ý tưởng vào phút chót.
(Ảnh: iTunes)
10. Werdsmith
Khích lệ trẻ viết bất cứ đâu, bất cứ lúc nào với ứng dụng của Apple này. Các phần viết của trẻ sẽ được đồng bộ hoá và có thể được truy cập từ bất cứ thiết bị Apple nào, bao gồm iPad, iPhone.
Điều khiến ứng dụng này trở nên thú vị là tính năng chia sẻ - trẻ có thể chia sẻ bài viết của mình để nhận phản hồi từ người khác.
(Ảnh: iTunes)
11. The Brainstormer
Đây là một ứng dụng giúp khơi dậy ý tưởng mà trẻ rất thích thú. Brainstormer có 3 bánh xe quay, mỗi bánh xe tương ứng với gợi ý cho phần cốt truyện/mâu thuẫn, chủ thể/địa điểm và chủ đề/bối cảnh.
Ngoài ra, bạn có thể tải Charater Builder Wheel để cung cấp cho trẻ nhiều ý tưởng hay hơn nữa khi viết.
(Ảnh: iTunes)
12. StoryJumper
Trong thời đại mà nội dung kỹ thuật số hiện diện khắp nơi, một bản sách bìa cứng có thể là thứ mà trẻ cần để tạo động lực dành nhiều thời gian viết hơn nữa. Sử dụng Storyjumper, bạn sẽ giúp trẻ có thời gian để sáng tạo với câu chuyện của mình mỗi tuần.
Chọn 1 ban giám khảo (có thể nhờ các giáo viên khác, thầy/cô hiệu trưởng, chuyên gia về đọc) để chọn ra 3 cuốn sách hoàn chỉnh và trao tặng cho trẻ bản sách in về chính câu chuyện mà trẻ sáng tác. Việc này hoàn toàn có thể thực hiện qua trang.
(Ảnh: AlternativeTo)
13. Scribble Press
Nếu trẻ gặp khó khăn trong việc khơi dậy những ý tưởng gốc, hãy để trẻ sử dụng một trong những cốt truyện sẵn có trong Scribble Press. Khi hoàn thành, trẻ có thể xuất bản dưới dạng riêng tư hoặc công khai. Nhờ đó, trẻ sẽ tâm huyết hơn với tác phẩm của mình khi có một lượng độc giả thực sẵn sàng đón nhận và đưa ra phản hồi.
(Ảnh: iTunes)
14. Comic Life
Khích lệ những trẻ gặp khó khăn khi viết sáng tác một cuốn truyện tranh thay vì dạng viết truyền thống. Với Comic Life, quá trình này trở nên đơn giản và thú vị với trẻ, nhờ những hình ảnh được tải trước, các lựa chọn về từ và những phong cách viết. Trẻ có thể cảm thấy thoải mái hơn khi viết khi được tự do thể hiện ý tưởng của mình dưới dạng truyện tranh.
(Ảnh: iTunes)
15. Spelling City
Tạo động lực cho trẻ mở rộng vốn từ vựng phục vụ cho các bài viết của mình bằng cách tải về ứng dụng Spelling City. Nhiệm vụ rất đơn giản: trẻ chơi trò chơi từ vựng theo lựa chọn và sau đó phải sử dụng các từ đó để tạo thành một câu chuyện mới. Trẻ cũng có thể dùng các từ mới làm cảm hứng cho những ý tưởng về cốt truyện…
Nếu trẻ lưỡng lự trong việc viết lách, không muốn viết dài hơn đoạn gồm 2-3 câu, ứng dụng viết này cũng sẽ giúp trẻ bộc lộ sự sáng tạo và tập trung vào quá trình viết.
(Ảnh: iTunes)
Theo Whooo’s Reading
ConTuHoc khuyến nghị học sinh sử dụng hệ thống (tự) học thêm và ôn thi tối ưu TAK12 để đạt điểm cao nhất với thời gian ôn ít nhất. Đăng kí tài khoản miễn phí để bắt đầu: | ||||
Đăng kí nhận emailNếu bạn muốn định kì nhận được email tóm tắt các thông tin cập nhật về tài nguyên, phương pháp học tập, các khóa học/CLB miễn phí và các chương trình ưu đãi của Giáo dục Con Tự Học |
- Sơ đồ gợi ý để triển khai các ý nên nói/viết về một chủ đề
- Những cách thức để giúp con thích viết văn và tăng cường vốn từ của chị Phan Thị Hồ Điệp - phần 1: Quan sát
- Những cách thức để giúp con thích viết văn và tăng cường vốn từ của chị Phan Thị Hồ Điệp - phần 2: Hộp ý tưởng
- LÀM THẾ NÀO ĐỂ GIÚP TRẺ CÓ KĨ NĂNG VIẾT TỐT?
- VIỆT NGỮ VÀ ANH NGỮ: ĐẰNG NÀO QUAN TRỌNG HƠN ĐẰNG NÀO
- RÈN "CHÍ" VÀ "KHÍ" ĐỂ HÌNH THÀNH "BẢN LĨNH" CHO LŨ TRẺ TỪ SỚM....