Hướng dẫn chi tiết các cách hỗ trợ hoạt động đọc và viết của trẻ
Dành một khoảng thời gian trong ngày cho trẻ, tương tác với trẻ bằng những hoạt động học mà chơi, chơi mà học là cách để cha mẹ giúp trẻ củng cố và hoàn thiện kỹ năng đọc, viết.
Những hoạt động hàng ngày để tạo kết nối ở nhà
1. Chia sẻ các giai điệu và bài hát, khuyến khích trẻ tham gia.
2. Lưu lại những vật dụng gia đình bằng bìa để trẻ mày mò, sáng tạo. Đề nghị trẻ mô tả thứ mà trẻ đang tạo ra.
3. Tự chế một tủ quần áo, phụ kiện cho trẻ sử dụng trong các trò chơi tưởng tượng.
Một chiếc tủ quần áo, phụ kiện đơn giản sẽ là công cụ tuyệt vời để bé
sử dụng trong các trò chơi tưởng tượng. (Ảnh: Childhood101)
4. Lắng nghe và phản hồi ý tưởng của trẻ bằng các câu hỏi, đề nghị trẻ cung cấp nhiều thông tin hơn.
5. Viết ra giấy những câu chuyện trẻ kể cho bạn và khuyến khích con đọc lại truyện đó cho bạn nghe.
6. Chỉ cho trẻ thấy và trò chuyện về những chữ cái và từ ngữ quanh bạn. Ví dụ, chữ in trên hộp ngũ cốc, biển số xe, biển báo…
7. Cùng nhau nấu những món ăn đơn giản. Đọc to công thức lên và trò chuyện cùng trẻ trong suốt quá trình nấu nướng.
Nấu nướng là một hoạt động thú vị mà bạn có thể thực hiện cùng trẻ (cả bé trai lẫn bé gái)
ở nhà. (Ảnh: Healthy Dining Finder)
8. Tham gia một thư viện đồ chơi và cùng chọn đồ chơi với trẻ.
9. Cho trẻ xem danh mục thư rác trong hòm thư điện tử của bạn và nói với trẻ về những thứ được người ta rao bán.
10. Cung cấp nguyên liệu và tạo ra một chiếc bàn hoặc một khu vực để trẻ viết/vẽ.
11. Trò chuyện với trẻ về những bức ảnh và lịch sử gia đình bạn.
Kể chuyện về:
12. Một nhìn vật yêu thích từ một cuốn sách hoặc một chương trình truyền hình.
13. Một thành viên khác trong gia đình.
14. Đồ chơi yêu thích của trẻ.
Đọc cùng trẻ:
15. Khuyến khích trẻ lựa chọn những cuốn sách, tạp chí, catalogue (ẩn phẩm quảng cáo, giới thiệu sản phẩm), các câu chuyện trên mạng hoặc đĩa DVD.
16. Thảo luận về hình ảnh trong một cuốn sách và khích lệ trẻ nói về hình ảnh đó.
17. Chia sẻ những cuốn sách tranh không lời để giúp phát triển trí tưởng tượng, ý tưởng và vốn từ cho trẻ thông qua việc đặt tên những thứ xuất hiện trong tranh.
18. Đọc lại cho trẻ những cuốn sách và câu chuyện mà trẻ yêu thích.
Đọc sách cùng con nên là một trong những hoạt động không thể thiếu tại nhà.
(Ảnh: Shutterstock)
19. Tìm kiếm vần điệu, nhịp điệu hoặc những yếu tố lặp lại trong các cuốn sách.
20. Hỗ trợ trẻ sáng tạo ra cuốn sách của riêng mình bằng các bức tranh và sau đó trẻ sẽ “đọc” câu chuyện ấy cho bạn nghe.
Những câu hỏi giúp khám phá
21. Nhìn vào bức tranh, con thấy thứ gì có thể bắt đầu bằng chữ cái đó?
22. Nhìn vào bức tranh, từ nào có nghĩa có thể được dùng để mô tả bức tranh?
23. Bức tranh bắt đầu bằng chữ cái nào? Chữ cái đó tạo ra âm thanh gì? Bức tranh kết thúc bằng chữ cái nào?
24. Con thích đọc gì?
25. Nhìn vào trang bìa – con nghĩ cuốn sách này nói về chuyện gì?
26. Chuyện gì xảy ra trong những bức tranh?
27. Chúng ta có thể xử lý những từ khó này thế nào nhỉ?
Có rất nhiều chi tiết cha mẹ có thể gợi ý cho con khám phá khi cầm một cuốn sách trên tay:
bìa sách, tựa đề sách, hình ảnh minh hoạ... (Ảnh: iStock)
28. Con nghĩ điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?
29. Con thích phần nào trong sách?
30. Con thích nhân vật nào trong truyện? Tại sao con lại thích nhân vật đó?
31. Nếu con có thể thay đổi kết truyện, thì kết truyện mới của con sẽ là gì?
Các ý tưởng về việc đọc
32. Viết ra giấy những gì trẻ kể cho bạn về một trải nghiệm nào đó rồi đọc lại cho nhau nghe.
33. Tới thư viện địa phương hoặc thư viện trường để chọn và đọc sách cùng nhau.
34. Tìm ra những thông tin thú vị về cơ thể bằng cách ghé thăm trang web www.cyh.com/subdefault.aspx?p=255
35. Vẽ hoặc tô màu những bức tranh phong cảnh bằng cách ghé trang web Brushter tại địa chỉ https://www.nga.gov/education/kids.html
36. Trò chuyện về những gì mà tác giả và hoạ sĩ minh hoạ đã làm.
37. Chỉ ra những điều quan trọng về một cuốn sách – ví dụ, bìa sách, gáy sách, các trang sách hoặc tiêu đề sách.
Đọc và viết cùng lúc
38. Đề nghị trẻ nói về một trải nghiệm hoặc thứ gì đó khiến trẻ thích thú.
39. Hỏi trẻ về phần nào trong cuộc trò chuyện mà trẻ muốn bạn viết ra giấy.
40. Viết ra giấy một danh sách mua sắm hoặc thêm các vật dụng vào danh sách và đánh dấu những vật dụng đã mua hoặc đã mở ra.
41. Chuẩn bị sẵn một tấm bảng để viết và đọc những tin nhắn mà các thành viên trong gia đình gửi cho nhau.
Một tấm bảng dính trên tường là sự chuẩn bị vô cùng đơn giản nhưng mang lại
hiệu quả lớn trong việc giúp trẻ phát triển khả năng đọc viết. (Ảnh: Idulgy)
42. Đưa cho trẻ một tập giấy nhắn để viết lời nhắc cho chính trẻ.
43. Lên kế hoạch và viết về thực đơn hàng tuần cùng trẻ.
44. Viết mô tả cho các bức ảnh trong album ảnh gia đình bạn.
45. Viết thông tin cho các tác phẩm nghệ thuật và sáng tạo của trẻ.
46. Tạo ra từ bằng cách sử dụng các chữ cái có nam châm và đính chúng lên cánh cửa tủ lạnh.
47. Sáng tạo và viết những tấm thiệp chúc mừng, thiệp sinh nhật, tờ nhắn gửi lời cảm ơn.
48. Chuẩn bị một cuốn lịch gia đình và viết ra những sự kiện của cả nhà. Trò chuyện với trẻ về những sự kiện sắp diễn ra, ví dụ, về thời gian, địa điểm diễn ra sự kiện và người nào sẽ có mặt ở đó.
Tham khảo: Berwickfieldsps
ConTuHoc khuyến nghị học sinh sử dụng hệ thống (tự) học thêm và ôn thi tối ưu TAK12 để đạt điểm cao nhất với thời gian ôn ít nhất. Đăng kí tài khoản miễn phí để bắt đầu: | ||||
Đăng kí nhận emailNếu bạn muốn định kì nhận được email tóm tắt các thông tin cập nhật về tài nguyên, phương pháp học tập, các khóa học/CLB miễn phí và các chương trình ưu đãi của Giáo dục Con Tự Học |
- Sơ đồ gợi ý để triển khai các ý nên nói/viết về một chủ đề
- Những cách thức để giúp con thích viết văn và tăng cường vốn từ của chị Phan Thị Hồ Điệp - phần 1: Quan sát
- Những cách thức để giúp con thích viết văn và tăng cường vốn từ của chị Phan Thị Hồ Điệp - phần 2: Hộp ý tưởng
- LÀM THẾ NÀO ĐỂ GIÚP TRẺ CÓ KĨ NĂNG VIẾT TỐT?
- VIỆT NGỮ VÀ ANH NGỮ: ĐẰNG NÀO QUAN TRỌNG HƠN ĐẰNG NÀO
- RÈN "CHÍ" VÀ "KHÍ" ĐỂ HÌNH THÀNH "BẢN LĨNH" CHO LŨ TRẺ TỪ SỚM....