Star Donation Challenge

Dạy con bằng chánh niệm: Tại sao nên và làm thế nào để chủ động lắng nghe tiếng khóc của con?

19 Tháng Mười Một 2017 2956 lượt đọc

Mình đã đọc hay nghe ở đâu đó câu chuyện của một người chồng. Anh ấy kể rằng vợ chồng họ có 3 đứa con trai và vợ anh ấy cũng là một full-time mom - ở nhà toàn thời gian để chăm con. Nói đến đây, nhiều mẹ chắc cũng sẽ tưởng tượng đến cảnh loanh quanh luẩn quẩn cả ngày ở nhà, không thấy làm được gì mà đã hết ngày. Đến cả thời gian đi "ị", đi tắm cũng bị làm phiền. Chị vợ phàn nàn rằng không có thời gian để yên tĩnh ngồi đọc báo hay uống một cốc cà phê vì lúc nào cũng thấy tiếng con cái la hét, nghịch ngợm, tranh giành, rồi khóc lóc. Và chị vợ cảm thấy stress rất thường xuyên, tưởng như có lúc bị trầm cảm.

Người chồng này đã gợi ý vợ mình một cách. Nghe theo lời gợi ý của chồng, mỗi ngày chị ấy đều chủ động dành thời gian để "thư giãn" bằng cách "để tâm" lắng nghe tất cả những âm thanh mà mình có thể nghe thấy khi ngồi ở một nơi nào đó trong nhà: từ tiếng nước đến tiếng máy giặt, máy rửa bát, tiếng chim hót và tất nhiên tiếng các con chị nhảy nhót, nghịch ngợm, chạy nhảy, la hét trong nhà, từ những âm thanh êm tai đến chói tai. Lắng nghe một cách chủ động, lắng nghe một cách đặc biệt.

Chỉ lắng nghe, toàn tâm cho việc lắng nghe những gì đang xảy ra, không để tâm suy nghĩ đến việc khác và lắng nghe với thiện ý, không phán xét, không đánh giá đúng, sai 

Cách người vợ ấy làm được biết đến trong tiếng Anh với cái cái tên "MINDFULLNESS" (Chánh niệm).

Nếu bạn chưa biết đến mindfullness hay biết đến mà chưa thực hành thì mình khuyên các bạn nên đọc tiếp, vì mindfullness có thể là chìa khoá giúp bạn giải quyết rất nhiều nan đề trong cuộc sống.

Dạy con bằng chánh niệm: Tại sao nên và làm thế nào để chủ động lắng nghe tiếng khóc của con?

(Ảnh: Parenting)

Mindfullness là gì? Nó có nghĩa là sự để tâm, để ý đến những gì xảy ra trong cơ thể bạn và xung quanh bạn, hoàn toàn tập trung và tương tác với những gì xảy ra trong hiện tại mà không để tâm trí của bạn bị phân tán bởi những việc khác, với thiện ý, không phán xét.

Mindfullness bắt nguồn từ Đạo Phật nhưng trên thực tế từ lâu nó đã không còn là sở hữu riêng của Đạo Phật. Nó được mọi người kể cả vô thần hay là tín đồ của các tôn giáo đó biết đến và thực hành. Bản thân mình tin theo Chúa nhưng mình rất thích thực hành mindfullness và luôn cảm ơn Chúa Trời đã cho mình biết đến PP này. Mindfullness là một cách thiền nhưng khác với thiền bình thường ở chỗ bạn có thể thực hành nó ở bất cứ nơi đâu, bất cứ ở tư thế nào đi chẳng nữa, chỉ cần bạn để ý đến những gì đang xảy ra bên trong và cả bên ngoài cơ thể bạn, ngay tại thời điểm hiện tại mà không hề phán xét, chê bai.

Sau khi đọc về câu chuyện đã kể ở trên, mình bắt đầu áp dụng cách làm như anh chồng gợi ý, đặc biệt là áp dụng trong việc lắng nghe tiếng khóc của con và trong việc xử lý cảm xúc của bản thân với tư cách là người làm mẹ. Và mindfullness thực sự đã góp phần giúp mình trở thành một người tự tin vào bản thân mình (với tất cả những điểm tốt và xấu), tự tin vào khả năng làm mẹ (với nhiều điểm còn non nớt) và tự tin vào quá trình phát triển của các con (với tất cả những điều còn mơ hồ).

Tại sao lại chủ động lắng nghe tiếng khóc của con?

Thường thường khi cha mẹ nghe thấy tiếng con khóc, có một cái máy tự động trong đầu chúng ta bắt đầu chạy những suy nghĩ xung quanh việc con khóc CÓ THỂ VỚI NHỮNG ĐỊNH KIẾN CÓ SẴN và chúng ta cố gắng tìm ngay cách để dỗ con nín lại từ việc dùng lời hứa để nịnh trẻ, doạ dẫm, đánh lạc hướng, quát tháo... và cha mẹ hay nói với trẻ những câu như "có gì mà phải khóc", "có nín đi không thì bảo"...

Những thói quen này của cha mẹ bắt nguồn sâu sa từ suy nghĩ cho rằng tiếng khóc của con là một cái gì đó vô cùng tiêu cực THAY VÌ COI TIẾNG KHÓC CỦA TRẺ NHƯ MỘT PHƯƠNG THỨC GIAO TIẾP, MỘT CƠ HỘI ĐỂ CHA MẸ CÓ THỂ HIỂU CON HƠN, CƠ HỘI ĐỂ THỰC SỰ GẦN GŨI CON, DẠY DỖ CON VƯỢT QUA TRỞ NGẠI, KHÓ KHĂN VỀ TÂM LÝ, MỘT CƠ HỘI ĐỂ CHÍNH BẢN THÂN CHA MẸ RÈN GIŨA SỨC CHỊU ĐỰNG VÀ KHẢ NĂNG ẢNH HƯỞNG TÍCH CỰC ĐẾN CON CÁI CỦA MÌNH. Chưa nói đến rằng việc khóc là một cách tuyệt vời để xả xì trét của trẻ. Một cơ hội tuyệt vời nhưng các cha mẹ lại chỉ thấy nó là điều khó chịu.

Dạy con bằng chánh niệm: Tại sao nên và làm thế nào để chủ động lắng nghe tiếng khóc của con?

(Ảnh: Togoparts)

Việc chủ động lắng nghe tiếng khóc của con, toàn tâm nghe với thiện ý mà không phán xét, chê trách là cách tuyệt vời để chúng ta thực sự có thể hiểu con và từ đó nhìn thấy trải nghiệm này với những mặt tích cực của nó và tránh việc tức giận với con cái. Khi bạn chọn chủ động lắng nghe tiếng khóc của con tức là bạn chủ động chấp nhận tiếng khóc đó, chấp nhận cảm xúc tiêu cực của con, dù đó là cảm xúc giận dữ, buồn, ghen tị, bực bội...và khi ấy bạn làm được một điều mà bất cứ đứa con nào cũng muốn được bố mẹ làm: Được HIỂU và Được YÊU. Một khi được thông cảm, cảm xúc bao giờ cũng sẽ vơi đi mà không tăng lên. Khi bạn tập trung lắng nghe và không để tâm trí mình bị chen lẫn bởi những việc khác, bạn sẽ tránh được trường hợp những suy nghĩ đó làm bạn thêm lo lắng và dễ dàng trở bên mất bình tĩnh.

Lắng nghe vào lúc nào và như thế nào?

Trước hết tập lắng nghe vào lúc mà bạn không mệt mỏi, có khả năng giữ bình tĩnh như trường hợp chị vợ mà mình đã kể trên. Bạn có thể thực hành điều này khi ở cạnh con hay khi ở khác phòng với con. Sau đó tập lắng nghe ngay cả khi bạn mệt mỏi, hay vô cùng mệt mỏi, khi bạn ngồi ngay cạnh và ôm đứa con gào thét, giãy giụa hay mè nheo của mình vào lòng.

Khi lắng nghe tiếng khóc của con, hãy đừng quên để ý đến hơi thở của bạn và nếu bạn đang giữ hơi thở của mình, thì hãy hít thở sâu vài lần. Một điều chắc chắn sẽ xảy ra khi bạn mới áp dụng mindfullness trong việc xử lý tiếng khóc của con đó chính là, tâm trí bạn sẽ bị phân tán bởi rất nhiều suy nghĩ vẩn vơ khác. Một khi bạn thấy mình mất tập trung, hãy xác nhận rằng bạn đang bị phân tán, mời suy nghĩ của bạn đi chỗ khác và quay lại với hơi thở của mình, với tiếng khóc của con.

Dạy con bằng chánh niệm: Tại sao nên và làm thế nào để chủ động lắng nghe tiếng khóc của con?

(Ảnh: Lakeside Psychology)

Không chỉ là khi con khóc, khi con ương bướng hay làm những việc bạn không đồng ý, áp dụng mindfulness là cách tốt nhất để giữ bình tĩnh và dạy con. Nếu bạn mindful và bình tĩnh, việc dạy con sẽ trở nên hiệu quả hơn rất nhiều lần.

Nhưng để luyện mindfulness không phải đơn giản. Giống như bất cứ 1 kỹ năng nào khác, bạn cần để ý và dành thời gian luyện tập. Mình tin chắc rằng, nếu bạn chăm chỉ luyện, bạn sẽ thấy mọi phương diện trong đời sống của mình, không chỉ dạy con cũng sẽ thay đổi.

Và trong khi chờ đợi để thấy được sự thay đổi đó, hãy nhớ rằng, bạn có thể sẽ mắc lỗi thêm nhiều lần nữa. Hãy nhớ rằng, sự mắc lỗi là cần thiết cho sự học. Và cha mẹ nào cũng mắc lỗi rất nhiều, bạn không phải là duy nhất. Khi bạn mắc lỗi, nhận lỗi và tự tin sửa lỗi, con bạn cũng sẽ học được điều đó. Hãy tha thứ cho mình và tiếp tục rèn luyện thêm. Con bạn cũng sẽ học được điều đó. VẬY HÃY BÌNH TÂM NGAY CẢ KHI BẠN MẤT BÌNH TĨNH.

Theo FB Huong Chia


ConTuHoc khuyến nghị học sinh sử dụng hệ thống (tự) học thêm và ôn thi tối ưu TiengAnhK12 để đạt điểm cao nhất với thời gian ôn ít nhất. Đăng kí tài khoản miễn phí để bắt đầu:
Học tốt lớp 1-12 môn Toán, Tiếng Anh Ôn thi vào lớp 6 Ôn thi vào lớp 10 Nâng cao Tiếng Anh theo khung CEFR Ôn thi chứng chỉ Tiếng Anh Cambridge, ETS, IELTS

 

Đăng kí nhận email

Nếu bạn muốn định kì nhận được email tóm tắt các thông tin cập nhật về tài nguyên, phương pháp học tập, các khóa học/CLB miễn phí và các chương trình ưu đãi của Giáo dục Con Tự Học

Trở thành Đại sứ Giáo dục Con Tự Học

Khóa HD ôn thi vào 10

Được khen ngợi nhiều

2.100.000 VND 1.145.000 VND

sổ học từ vựng thông minh azVocab