Star Donation Challenge

GIÚP CON HỌC SỚM - HAY HẠI CON?

14 Tháng Năm 2017 3373 lượt đọc

 

1, KIẾN THỨC CƠ BẢN:

Trong những năm đầu đời (0-5 tuổi), tất cả các giác quan của trẻ phát triển mạnh mẽ nhưng theo những giai đoạn khác nhau và đòi hỏi những tác nhân khác nhau từ môi trường. Vì vậy, một trong những yêu cầu cơ bản trong các chương trình mẫu giáo cũng như giáo dục sớm là phải có khung chương trình xây dựng quanh việc tác động TOÀN DIỆN, bởi sự phát triển đều sẽ kết nối với nhau, thúc đẩy sự sẵn sàng về mặt thể chất và tinh thần, giúp cho cháu bé có thể DỄ DÀNG tiếp nhận nội dung học tập cũng như đòi hỏi của môi trường học tập academic (như sự phát triển tốt của các bó cơ --> tay đủ "cứng" và khéo léo cho việc học viết; khả năng kiểm soát tốt của các trung khu thần kinh --> khả năng tập trung ngày một tăng tiến theo độ tuổi,...). Chính vì vậy, giáo dục sớm là đảm bảo các kích thích ĐÚNG THỜI ĐIỂM và TOÀN DIỆN cho các mặt này, làm sao cho chúng được phát triển tối đa nhất trong phạm vi có thể, từ đó thúc đẩy mạnh mẽ nhu cầu của cơ thể chuyển hoá sang những mức phát triển cao hơn về trí tuệ ở những giai đoạn tuổi kế tiếp.

Nếu không hiểu được điều đó mà chỉ đơn giản hoá giáo dục sớm = dạy đọc + dạy viết sớm --> đó là hại trẻ chứ không phải giúp trẻ chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc đời dài phía trước.

2, NỘI DUNG BÀI

Quay trở lại nội dung bài báo, các nhà khoa học gần đây đã nghiên cứu và phát hiện ra rằng trẻ em 4 tuổi ở Anh đa số THIẾU dấu hiệu sẵn sàng về mặt cơ thể cho việc bước vào môi trường học thuật. Thậm chí tệ hơn, ngày một nhiều trẻ bước vào lớp 1 với những triệu chứng của hiện tượng khó đọc (dyslexia) hoặc chứng tăng động (ADHD), gặp khó khăn trong việc tập viết và khả năng tập trung - ngồi yên một chỗ nghe giảng thấp đáng kinh ngạc.

Một trong những lý do chính của việc này là vì trong những giai đoạn đầu đời, thay vì cho trẻ vận động đầy đủ ngoài trời, trẻ em thường được sử dụng điện thoại hoặc Ipad và hệ quả là khả năng vận động rất thấp. Khi mà sự phát triển là một quá trình trong đó mỗi một cột mốc phát triển này sẽ là điểm khởi đầu cho sự phát triển của một mặt khác trong giai đoạn tiếp... thì việc thiếu hẳn năng lực và kỹ năng vận động khiến cho những đòi hỏi vận động ở bậc cao trở nên càng ngày càng khó hơn --> buộc lòng phải chậm việc học lại và quay về tập vận động lại cho các cháu theo đúng trình tự phát triển lẽ ra phải diễn ra từ trước đó rất lâu rồi.

3, Ý NGHĨA:

Mình nghĩ đây là một lưu ý hết sức quan trọng cho các phụ huynh có con dưới 6 tuổi đang có tham vọng muốn dạy đọc và dạy viết cho các cháu sớm trước tuổi lên 6. Trừ phi các anh chị thực sự tiến hành giáo dục sớm cho các cháu theo đúng nguyên tắc của phương pháp các anh chị theo đuổi (để đảm bảo tính toàn diện), còn nếu chỉ vì nghe người này người kia khuyên + lòng ham muốn con "biết" sớm = cắt giảm giờ "chơi" tự do của các cháu để định hướng vào các chương trình dạy tiếng Anh hoặc dạy Toán qua máy tính/Ipad thì thực lòng mong các anh chị nghĩ lại - và hãy VÌ CON MÌNH mà thay đổi chiến lược đó.

Đa phần những người đưa ra những lời khuyên như vậy, hoặc là KHÔNG CÓ KIẾN THỨC GÌ VỀ SƯ PHẠM và PHÁT TRIỂN của trẻ nhỏ, hoặc là họ chỉ tiết lộ "một nửa sự thật", nửa còn lại thì... con ai người nấy "chịu" :P

Link bài: http://www.independent.co.uk/news/education/education-news/school-age-four-year-old-children-not-physically-ready-experts-warn-a7220476.html

Nguồn: FB cô Nguyễn Thanh Thuý


ConTuHoc khuyến nghị học sinh sử dụng hệ thống (tự) học thêm và ôn thi tối ưu TiengAnhK12 để đạt điểm cao nhất với thời gian ôn ít nhất. Đăng kí tài khoản miễn phí để bắt đầu:
Học tốt lớp 1-12 môn Toán, Tiếng Anh Ôn thi vào lớp 6 Ôn thi vào lớp 10 Nâng cao Tiếng Anh theo khung CEFR Ôn thi chứng chỉ Tiếng Anh Cambridge, ETS, IELTS

 

Đăng kí nhận email

Nếu bạn muốn định kì nhận được email tóm tắt các thông tin cập nhật về tài nguyên, phương pháp học tập, các khóa học/CLB miễn phí và các chương trình ưu đãi của Giáo dục Con Tự Học

Trở thành Đại sứ Giáo dục Con Tự Học

Khóa HD ôn thi vào 10

Được khen ngợi nhiều

2.100.000 VND 1.145.000 VND

sổ học từ vựng thông minh azVocab