Tóm tắt sách "Phương pháp Montessori trong gia đình-Sagara A"
- Bản ebook: Mua tại Tiki
- Bản sách nói MP3: https://goo.gl/cP0b3v, nguồn http://sachhiemnoi.net/
phuong-phap-montessori-tron g-gia-dinh/
2) Thời kỳ mẫn cảm - Sự chuẩn bị từ người mẹ với từng giai đoạn phát triển của trẻ
3) Năm nguyên tắc vàng cần nhớ trong giáo dục trẻ
4) Kết quả - "Vai trò của gia đình và giáo dục sớm"
Cuốn sách này trích dẫn khá nhiều từ cuốn "Bí ẩn tuổi thơ".
1) Quy tắc não bộ: thảo luận khá kỹ
Não người có "khuynh hướng lệch trái". Nguồn gốc của sự phát triển đó nằm ở những bộ phận thấp nhất, bắt đầu từ “Hành tủy” → “Cầu não” → “Trung não” → “Vỏ não”.
Phần vỏ não này được chia thành: vùng phía trước gọi là thùy trán, vùng phía sau có thùy đỉnh, thùy chẩm, thùy thái dương. Khuynh hướng lệch trái có nghĩa là bắt đầu phát triển từ bộ phận phía sau là thùy chẩm, rồi mới đến thùy trán ở phía trước.
Con đường đến lúc trẻ tự bước đi được chia thành bốn giai đoạn (có liên hệ mật thiết đến sự phát triển trí não):
- Giai đoạn 1: Giai đoạn "Vận động tại chỗ". Đây là giai đoạn trẻ sơ sinh có thể cử động chân tay nhưng chưa thể dùng tứ chi để di chuyển từ chỗ này đến chỗ khác.
- Giai đoạn 2: Giai đoạn “Trườn bằng bụng”. Đây là giai đoạn trẻ sơ sinh ghi nhớ cách di chuyển từ điểm A đến điểm B bằng cách vừa ấn phần bụng xuống sàn, vừa cử động cánh tay và cẳng chân theo cách trẻ định sẵn.
- Giai đoạn 3: Giai đoạn “Bò trên tứ chi”. Đây là giai đoạn trẻ có thể chống lại trọng lực, tự dùng tay và đầu gối để nâng thân người, sử dụng kỹ thuật đơn giản nhưng linh hoạt hơn trước để di chuyển từ chỗ này sang chỗ khác trên sàn.
- Giai đoạn 4: Giai đoạn “Bước đi”. Đây là giai đoạn trẻ học và nhớ cách tự đứng trên đôi chân của mình và bước đi.
Không chỉ liên quan đến vấn đề độ tuổi, có thể nói bốn giai đoạn này là một trình tự đã được hoạch định cụ thể, không thể chuyển sang giai đoạn sau nếu chưa hoàn thành giai đoạn trước.
Cuốn sách này nói chi tiết hơn về hoạt động nhận-truyền tín hiệu của não bộ hơn cuốn "Dạy con kiểu nhật-giai đoạn 0 tuổi" và khá giống với "Dạy trẻ thông minh sớm-Gelenn Doman"
2) Thời kỳ mẫn cảm-Sự chuẩn bị từ người mẹ với từng giai đoạn phát triển của trẻ
Nên hiểu từng thời kỳ mẫn cảm (Giai đoạn bùng cháy (sinh mệnh) mang tên “thời kỳ mẫn cảm”) của bé để có những ứng xử phù hợp với từng giai đoạn ptr của con. Qua đó giúp tương tác, thấu hiểu con.
Cuốn sách chỉ đề cập tới 3 thời kỳ mẫn cảm (thực tế nhiều hơn) và đưa ra các lời khuyên, ví dụ : (1) Thời kỳ mẫn cảm về cảm nhận trật tự, (2) Thời kỳ mẫn cảm về cảm giác, (3) Thời kỳ mẫn cảm về vận động
“Thời kỳ mẫn cảm về cảm nhận trật tự”
Tính cảm thụ này xuất hiện kể từ khi trẻ chào đời được mấy tháng, đạt đỉnh điểm vào khoảng 2-3 tuổi và hầu như mất đi khi trẻ lên 6.
• Trẻ không vừa lòng khi sự vật, sự việc không đúng thứ tự nhất định như thường lệ.
• Trẻ thấy chán ghét khi không ở cùng một vị trí như thường lệ.
• “Cái này là của con!”, “Cái này của bố!”, “Cái này của mẹ”, chỉ cần thay đổi vật sở hữu một chút thôi là trẻ cáu giận.
• Trẻ mong muốn người khác “Cứ làm như mọi khi ấy” và chỉ cần làm khác so với ngày thường là trẻ sẽ nổi giận.
Vào thời kỳ này, trẻ vô cùng quan tâm đến “Thứ tự - Vị trí - Vật sở hữu - Thói quen” như kể trên. Chính Montessori đã phát hiện ra sự tồn tại của tính nhạy cảm thần bí đối với trật tự ngay từ thuở sơ khai của nhân sinh và đặt tên cho khả năng cảm thụ đặc biệt này là “thời kỳ mẫn cảm đối với cảm nhận trật tự”.
"Thời kỳ mẫn cảm về cảm giác":
Khi thực hiện các hành vi nhìn - nghe - ngửi - chạm - nếm, con người sử dụng các cơ quan cảm giác có tên: Mắt (thị giác) - Tai (thính giác) - Mũi (khứu giác) - Da (xúc giác) - Lưỡi (vị giác). Nói một cách dễ hiểu, con người sử dụng mắt, tai, mũi, da, lưỡi để thu nạp những thông tin bên ngoài vào cơ thể. Cơ quan cảm giác tiếp nhận các kích thích từ môi trường và truyền các kích thích đó cho não. Sau đó, đến lượt não truyền đến các cơ quan vận động.
Thị giác - Thính giác - Khứu giác - Xúc giác - Vị giác là những đầu mối tiếp nhận quan trọng giúp con người duy trì mối quan hệ với thế giới bên ngoài. Những đầu mối trọng yếu này sẽ được hoàn chỉnh và mài giũa trong giai đoạn từ 3 đến 6 tuổi.
“Thời kỳ mẫn cảm về cảm giác” là thời kỳ duy nhất trong đời trẻ có thể luyện giác quan trở nên hiệu quả nhất. Vào giai đoạn này, việc sử dụng và tinh luyện từng giác quan giúp xây dựng nền tảng để trẻ có thể thu được các năng lực như: tính chuyên môn cao, khả năng nghệ thuật vượt trội, đạo đức trong tương lai.
Có thể ví von thế này: Để tạo ra một chiếc máy chụp hình vượt trội, trước tiên cần trau chuốt sao cho ống kính có độ chính xác cao. Tương tự, để trở thành người có cảm tính vượt trội, thì bắt buộc phải rèn giũa những cảm giác lĩnh hội được từ thế giới bên ngoài ngay trong giai đoạn mẫn cảm này.
"Thời kỳ mẫn cảm về vận động": đặc trưng liên quan đến Vận động được thể hiện trong giai đoạn này.
• Trẻ cố gắng thành thạo cách thức vận động trong khả năng có thể.
• Để làm được việc đó, trẻ tích cực quan tâm đến việc hoạt động như thế nào mới được, đồng thời nghiêm túc quan sát hoạt động của người khác.
• Trẻ cố gắng hết sức để nắm bắt cách thức vận động.
Đây là giai đoạn hiếm hoi chỉ có một lần trong đời, khi con người sẵn sàng dồn toàn lực. Qua giai đoạn này, con người sẽ bước vào giai đoạn: làm việc theo cách tiết kiệm sức lực nhất, mong mỏi “muốn làm cách nhẹ nhàng” nhất có thể, và tập trung toàn bộ sức lực để nghĩ cách không cần hoạt động mà vẫn được việc.
Nếu chúng ta phân loại khái quát nội dung của cách thức vận động trong khả năng có thể sẽ bao gồm các hạng mục sau:
① Hoạt động toàn thân (huy động toàn bộ sức lực để cử động cơ thể)
② Giữ thăng bằng (ví dụ như đi trên dây, bê vật nặng...)
③ Sử dụng cánh tay (sử dụng cổ tay và cánh tay để làm gì đó)
④ Sử dụng đầu ngón tay (dùng ngón tay để làm những việc đòi hỏi sự tỉ mỉ)
Hỏi: Thời kỳ mẫn cảm đã bỏ lỡ-Khi giáo dục đứa con lớn, tôi không biết gì về “thời kỳ mẫn cảm” nên đã bỏ lỡ tính cảm thụ quan trọng. Có phải bây giờ mọi thứ đã quá muộn? Lúc cháu còn học mẫu giáo, tôi không biết chút gì về điều này nên lúc nào cũng bức bối, quát mắng cháu. Chắc vì thế mà giờ đây, tay chân cháu lóng nga lóng ngóng, làm gì cũng bỏ dở giữa chừng, chậm chạp, không nhắc thì cháu không chịu làm.
Montessori cho rằng: “Bỏ lỡ thời kỳ mẫn cảm cũng giống như ta trễ chuyến xe buýt cuối cùng”, hay là “Giống như khi bạn đan áo len, bạn làm lỡ một mũi đạn”. Bà còn cho rằng: “Để bù đắp, cần vất vả nỗ lực và gánh vác kết quả đó suốt đời”. Nhưng nói cách khác, mỗi người chúng ta đều phải chịu hậu quả, dài như danh sách “những mũi đan thiếu”, khi bỏ lỡ thời kỳ mẫn cảm. Không ai có thể phủ nhận tầm quan trọng của “thời kỳ mẫn cảm”. ĐỒNG THỜI, KHÔNG AI CÓ THỂ PHỦ NHẬN SỰ THẬT: CON NGƯỜI CÓ CƠ HỘI ĐỂ LÀM LẠI, ĐỂ SỬA CHỮA TRONG CUỘC ĐỜI.
Não của con người có thể thay đổi, tùy vào thói quen rèn luyện cho đến khi lìa đời. Dù bạn bao nhiêu tuổi chăng nữa, não vẫn có khả năng thay đổi, tùy thuộc vào môi trường và rèn luyện. Đây là điểm quan trọng trong những phát kiến của thời đại ngày nay. Thế nên, nếu cảm thấy “mình đã bỏ lỡ thời kỳ mẫn cảm quan trọng của trẻ” mẹ nên thực hiện hai điều:
(1) Trước khi trách mắng trẻ “Chậm chạp (về đầu óc lẫn thao tác)”, “Cẩu thả”, mẹ hãy nghĩ thử xem “Tại sao trẻ lại trở nên chậm chạp như vậy?”. Suy nghĩ lại chỉ trong một khắc này thôi có thể sinh ra từ ngữ và cách nhìn nhận khác hơn so với những từ chỉ mang hàm ý trách mắng.
(2) Và, các mẹ chẳng lẽ không thể khắc ghi trong lòng “Cho dù đã bỏ lỡ thời kỳ mẫn cảm của con lúc ấu thơ, nhưng mình nhất định phải coi trọng thời kỳ mẫn cảm hiện tại”, chẳng lẽ không thể ý thức “Bây giờ con đang trong thời kỳ mẫn cảm nào nhỉ?” để bảo trợ con sao?
Mặc dù không giống như thời kỳ mẫn cảm – khi nguồn năng lượng mãnh liệt của thời thơ ấu tuôn trào – nhưng trong suốt cuộc đời, sẽ có điều gì đó khiến con người luôn say mê, do đó, sẽ tồn tại thời kỳ con người hướng toàn bộ nhiệt tâm vì nó. Và sau khi kết thúc giai đoạn toàn tâm toàn ý, con người trở nên chân thật, phóng khoáng hơn, cho dù bao nhiêu tuổi đi nữa.
Bằng chính sức lực của mình, mẹ hãy cùng với trẻ nỗ lực phát hiện ra những cơ hội khiến con có thể thay đổi như thế. Ai cũng từng trải qua cảm giác hối tiếc khi bỏ lỡ thời gian. Cho dù vào thời kỳ nào của nhân sinh đi nữa, chúng ta cũng cần làm lại với niềm tin: chính sự hối hận đó sẽ trở thành năng lượng xuất phát mạnh mẽ nhất.
3) Năm nguyên tắc vàng cần nhớ trong giáo dục trẻ (kèm hình minh họa-Chương 6)
(Chương 4-5 có đề cập tới các hoạt động Montessori)
(1) Người lớn và trẻ nhỏ không giống nhau: (i) Cho dù khuôn mặt giống nhau cỡ nào đi nữa, người lớn và trẻ nhỏ vẫn khác nhau, (ii) Mục đích của người lớn là kết quả, mục đích của trẻ nhỏ là quá trình
(2) Quan sát kỹ hành động của trẻ: (i) "Sao con lại làm thế nhỉ?"-Đứa trẻ nào đến chỗ đó cũng bắt đầu làm những việc như nhau và hành động của trẻ lặp đi lặp (ii) "Con đang gặp khó khăn gì sao?"-Quan sát xem trẻ đang gặp khó khăn gì như • Trẻ đang gặp trở ngại gì?, • Trẻ sẽ yêu cầu giúp đỡ vào khi nào? • Trẻ hay bực mình khi không làm được việc gì?
(3) Trẻ nhỏ hay quan sát: (i) Trẻ quan sát cha mẹ, (ii) Trẻ hay quan sát bạn bè-Trẻ luôn chăm chú quan sát hoạt động của các anh, chị từ cửa sổ hay hành lang lớp học
(4) Thực hành không lời: (i) Chỉ truyền đạt một điều-Đừng truyền đạt nhiều thứ cùng một lúc, mà hãy truyền đạt từng điều một; • Chỉ làm mẫu cho trẻ một việc, trẻ sẽ quan sát kỹ lưỡng và có thể hiểu được; • Truyền đạt nhiều thứ cùng lúc, trẻ sẽ không hiểu nổi. (ii) Làm mẫu chậm rãi-Lên trình tự các bước, làm mẫu từ từ, trẻ sẽ hiểu.
① Trẻ nhỏ không thể hiểu được vì người lớn thao tác quá nhanh.
② Trẻ nhỏ có hứng thú với các thao tác được làm chậm lại.
③ Làm mẫu chuẩn xác, cẩn thận.
④ Lặp đi lặp lại cùng một việc nhiều lần.
(5) Thành thạo:
① Lúc bắt đầu thì trẻ làm khá tệ.
② Làm nhiều lần, trẻ sẽ hiểu được bí quyết.
③ Hiểu rồi, trẻ sẽ lặp đi lặp lại nhiều hơn nữa. Thuần thục một việc bằng cách thức như thế rất quan trọng.
④ Khi trẻ đã thành thạo, khao khát để “thử thách với giai đoạn tiếp theo” mới được tuôn trào.
Cần có sự thấu hiểu của người lớn
Mẹ đừng chỉ vui mừng về thành quả trẻ đã đạt được. Bởi vì khi trẻ lặp đi lặp lại, tay và đại não mới hướng dần đến sự hoàn thiện. Nhờ hoạt động lặp lại cùng một công việc, mà cùng với thể xác, tâm hồn – ví dụ: cảm giác trọn vẹn, niềm vui, tự tin,... – cũng được nuôi dưỡng. Hơn nữa, trẻ sẽ tiến đến các hoạt động có độ khó cao hơn một cách tự chủ.
4) Kết quả
Nhà giáo dục học người Mỹ Bloom đã thực hiện cuộc nghiên cứu trên diện rộng những người đứng đầu thế giới trong ba lĩnh vực nghệ thuật, thể thao và khoa học tự nhiên có liên quan tới "vai trò của gia đình và giáo dục sớm". Một điểm chung giữa các đối tượng là: Cha mẹ giao cho họ chịu trách nhiệm các công việc phù hợp trong cuộc sống ngay từ khi còn nhỏ. Để các con trong khoảng 4-5 tuổi chịu trách nhiệm về các công việc phù hợp trong cuộc sống, và để chúng có thể hoạt động tự quản, cha mẹ nhấn mạnh bằng cách lặp lại công việc đó nhiều lần. Khi trẻ bắt đầu có hứng thú với một lĩnh vực chuyên môn nhất định, thì thói quen thực hành nhắc lại mỗi ngày những việc cha mẹ căn dặn trong gia đình từ thuở nhỏ sẽ phát huy tác dụng, giúp họ nỗ lực hết sức và làm đâu ra đó. Cuối cùng, họ vượt qua quá trình khổ luyện cho đến khi chạm đến ngưỡng “đứng đầu thế giới”.
Dù gia đình hiện đại bây giờ khác với ngày xưa, nhưng bản chất những việc người mẹ làm cho con cái chắc chắn không đổi. Các mẹ có thể tìm thấy các đầu mối hoặc gợi về " thời kỳ mẫn cảm" từ cuốn sách này.
______________Thời Kỳ mẫn Cảm (Bí ẩn tuổi thơ)__________________
Vào thời kỳ khả năng cảm thụ trở nên mạnh mẽ, trẻ sẽ hoàn tất việc thu nạp hiểu biết. Tính cảm thụ mạnh mẽ giống ngọn đèn pha này sẽ chiếu tỏ như ban ngày vào một phạm vi nhất định trong tâm thức trẻ... Khả năng cảm thụ này là nền tảng hỗ trợ trẻ tạo mối liên kết bền chặt giữa bản thân và thế giới xung quanh. Từ thời khắc ấy trở đi, mọi thứ đều mang lại cho trẻ cảm xúc sống động. Khi ấy, mọi nỗ lực của trẻ, dù ít hay nhiều, đều giúp tăng cường năng lực của bản thân. Vào giai đoạn này, nếu trẻ có thể đạt được năng lực trong phạm vi chạm tới khả năng cảm thụ, tấm màn che của sự vô cảm và lười biếng mới bắt đầu bao trùm tâm trí trẻ. Tuy nhiên, khi nhiệt tình ấy chưa kịp biến mất thì ngọn lửa tiếp theo đã được thắp lên. Cứ thế, trẻ chinh phục từ lĩnh vực này đến lĩnh vực khác... Khi thời kỳ cảm thụ này qua đi, nếu không thông qua các hoạt động sử dụng trí não, nói cách khác là không có ý chí nỗ lực, trẻ không tài nào đạt được năng lực sau đó.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~ Mục Lục~~~~~~~~~~~~~~~~~~
🌱🌱🌱 Chương 1: Một số gợi ý từ phương pháp giáo dục Montessori
Một: Kiến thức cơ bản giúp ích cho việc nuôi dạy trẻ
- Tôi muốn tìm hiểu phương pháp giáo dục Montessori nhưng không có cơ hội theo học các lớp đào tạo. Có cách nào để tự học không?
- Nên cho trẻ học năng khiếu và học phụ đạo từ mấy tuổi?
- Tôi từng nghe nói có thể hình thành bộ não ưu việt khi trẻ còn nhỏ, nên cho trẻ trải nghiệm vào lúc nào và như thế nào?
Hai: Xuất phát điểm để sử dụng phương pháp giáo dục Montessori
- Thay vì đưa con gái đến lớp học dành cho trẻ từ 1 đến 3 tuổi, tôi xoay xở như thế nào cho bé tại nhà?
- Để lý giải giáo dục Montessori, nên bắt đầu từ đâu?
- Trước đây các con rất hay xé các vách ngăn, cửa lùa được làm bằng giấy mỏng, vậy mà khi lớn hơn một chút chúng lại không hứng thú
Ba: Giai đoạn bùng cháy (sinh mệnh) mang tên “thời kỳ mẫn cảm”
- Đây là lần đầu tiên tôi nghe đến từ “thời kỳ mẫn cảm”. “Thời kỳ mẫn cảm” là gì?
🌱🌱🌱 Chương 2: Thời kỳ mẫn cảm của trẻ
Một: Thời kỳ mẫn cảm về cảm nhận trật tự
- Tôi thấy bối rối khi đứa con lên 3 hay để tâm đến những việc lặt vặt và khóc to. Có phải bé bướng bỉnh không? Hay bé đang trong thời kỳ chống đối?
Hai: Thời kỳ mẫn cảm về cảm giác
- Cha mẹ ngạc nhiên, kinh ngạc, cảm động trước lời nói, hành động đầy bất ngờ của trẻ. Tại sao nhỉ?
Ba: Thời kỳ mẫn cảm về vận động
- Dù còn nhỏ nhưng trẻ thích mang vác các vật lớn hơn cơ thể mình
Bốn: Thời kỳ mẫn cảm đã bỏ lỡ
- Khi giáo dục đứa con lớn, tôi không biết gì về “thời kỳ mẫn cảm” nên đã bỏ lỡ tính cảm thụ quan trọng. Có phải bây giờ mọi thứ đã quá muộn?
🌱🌱🌱 Chương 3: Thời kỳ mẫn cảm của người mẹ
Một: Thời kỳ mẫn cảm “(con) muốn tự làm!”
- Có phải các bé muốn tự làm?
Hai: Sự dày công của mẹ
- Làm cách nào chỉ dạy con hiệu quả?
Ba: Thời kỳ mẫn cảm của mẹ
- Trong quá trình nuôi dạy con, tôi luôn thiếu tự tin bởi “không biết thế này đã được chưa?”
- Suy nghĩ “thật may là kịp” xuất hiện đâu đó trong tôi một cách kỳ diệu
🌱🌱🌱 Chương 4: Từ khóa trong nuôi dạy con “Jiritsu” - tự quản và tự lập
Một: “Cách hoạt động” của trí tính và “tự quản”
- Điều gì khiến trẻ đôi khi phát triển hoạt động từ từ một cách tự phát?
Hai: Tính tự phát là bản chất của trí tính
- Tại sao bé muốn phân loại?
Ba: “Tự quản” và “tự lập”
- Nếu phải nêu lên điều tối quan trọng cần ghi nhớ trong suốt quá trình nuôi dạy trẻ, thì đó là gì?
- “Tự quản” là gì?
- Khi còn nhỏ, con thường khăng khăng “con tự làm!” nhưng khi lớn lên con lại không có ý định tự làm, mà bảo “mẹ làm đi!”
- Giáo dục hướng đến “tự lập” là thế nào?
🌱🌱🌱 Chương 5: Các thiết bị dạy học thủ công có thể làm tại nhà
Một: Các thiết bị dành cho trẻ “từ 1 đến 2 tuổi rưỡi”
- Thả
- Kéo
- Xoay vòng
- Kẹp
- Xỏ
- Khuy và khuy bấm
- Cột
Hai: “Từ 3 tuổi trở đi” - những việc nên làm trước khi nhập học
- Gấp
- Cắt
- Dán
🌱🌱🌱 Chương 6: Năm nguyên tắc vàng cần nhớ trong giáo dục trẻ - tổng hợp cùng với hình minh họa
Một: Người lớn và trẻ nhỏ không giống nhau
- Cho dù khuôn mặt giống nhau cỡ nào đi nữa, người lớn và trẻ nhỏ vẫn khác nhau
- Mục đích của người lớn là kết quả, mục đích của trẻ nhỏ là quá trình
Hai: Quan sát kỹ hành động của trẻ
- 1. “Sao con lại làm thế nhỉ?”
- 2. “Con đang gặp khó khăn gì sao?”
Ba: Trẻ nhỏ hay quan sát
- 1. Trẻ quan sát cha mẹ
- 2. Trẻ hay quan sát bạn bè
Bốn: Thực hành không lời
- 1. Chỉ truyền đạt một điều
- 2. Làm mẫu chậm rãi
Năm: Thành thạo
- Cần có sự thấu hiểu của người lớn
ConTuHoc khuyến nghị học sinh sử dụng hệ thống (tự) học thêm và ôn thi tối ưu TAK12 để đạt điểm cao nhất với thời gian ôn ít nhất. Đăng kí tài khoản miễn phí để bắt đầu: | ||||
Đăng kí nhận emailNếu bạn muốn định kì nhận được email tóm tắt các thông tin cập nhật về tài nguyên, phương pháp học tập, các khóa học/CLB miễn phí và các chương trình ưu đãi của Giáo dục Con Tự Học |
- GIÚP CON HỌC SỚM - HAY HẠI CON?
- Làm cha mẹ tốt, đừng nên hiếu thắng, đừng chạy theo trào lưu, mà hãy luôn cẩn trọng, nhẫn nại...
- Người Đức: Học trước tuổi sẽ phá hoại trí tưởng tượng của trẻ, và cần để trẻ học từ thực tiễn
- Phát triển trí thông minh nhưng đừng kích thích trẻ con quá mức
- Kiện trường mẫu giáo vì dạy con biết chữ: Chuyện ngược đời cảm động của bà mẹ Mỹ bất kỳ phụ huynh nào cũng nên đọc
- Phụ huynh gật gù tâm đắc chia sẻ của một người mẹ: Cứ an nhiên làm mẹ, đồng hành cùng con, cuống cuồng mà làm gì!