Những chia sẻ rất đáng tham khảo về việc chọn trường cho trẻ cấp 1, cấp 2
Chia sẻ của chị Laida Hanoi
Theo Facebook của chị Laida Hanoi ngày 4/2/2017
Chị nghĩ thế này: TIỂU HỌC đặc điểm chung Cả hai cháu nhà chị đều được rèn luyện rất tốt ở cấp 1, cháu đầu học dân lập cháu sau học công lập. Lên THCS trẻ bị chi phối bởi bạn bè thày cô nhiều hơn gia đình: các bạn mặc thế, dùng đồ thế, hay nói thế, chả ai như nhà mình... Nhà chị đã trải nghiệm, con chị được tuyển thẳng vào lớp đầu của trường công nhất nhì quận CG, tuy nhiên vì những lý do trên chị đổi ngay sang học dân lập sau 2 tháng. Cảm xúc như thoát khỏi thời bao cấp, trước đây xếp hàng đong gạo ẩm mốc mua được cũng là đặc ân thì nay thích mua lúc nào, ăn gì cũng có :D Mọi người cứ mặc định giáo viên trường công tốt hơn trường tư, nhà chị đã đi qua chặng này hai lần lại thấy khác. Học sinh chuyên ở các tỉnh, giải quốc gia lên HN học sư phạm rồi ở lại dạy dân lập, chính những thày cô giáo trẻ mới ra trường đầy nhiệt tình cộng bao nhiêu kinh nghiệm bản thân học chuyên trình độ giảng dạy chả kém các cô công lập, có khác chăng là chưa có vé công chức để vào công lập dạy nhàn giữ sức, thu nhập chính là dạy thêm. Tóm lại nếu các em vẫn nhắn tin xin chị ý kiến về chọn trường thì chị khuyên cấp 1 có thể học hệ nào cũng được tùy theo hoàn cảnh gia đình, nhưng cấp 2 khôn ngoan nhất vẫn là cho vào trường dân lập có định hướng giáo dục tốt để đỡ bực mình và mất thời gian, chi phí luôn là ngang nhau.
|
Chia sẻ của chị Phan Hồ Điệp
Theo Facebook của chị Phan Hồ Điệp ngày 17/3/2015
Đây quả thực là một việc rất đau đầu phải không các mẹ. Bản thân mình cũng mất mấy tháng để tham khảo, tìm hiểu. Chọn trường nào phụ thuộc vào từng gia đình, không có công thức chung cho tất cả mọi người. Vậy nên mình chỉ nêu quan điểm CÁ NHÂN mình, các mẹ cùng tham khảo nhé. Để chọn trường phù hợp, theo mình nên: 1. Tự lên danh sách các mục tiêu mà mình hướng tới:Mục tiêu thế nào sẽ dẫn đến việc chọn trường thế ấy. Với mình, mục tiêu của mình trong việc chọn trường cho Nam là: - Đảm bảo kiến thức phổ thông (nội dung chương trình sách giáo khoa), không có nhu cầu cho con học thêm ( từ “học thêm” được hiểu là học các bài tập nâng cao, học do cô giáo hướng dẫn ngoài giờ lên lớp). Chính từ mục tiêu này, mình không có ý định chọn những trường có sự cạnh tranh cao giữa các học sinh, các trường mà tỉ lệ “chọi” để vào cao. Vì mình nghĩ đơn giản, cùng một bộ sách giáo khoa, ngay cả các em học sinh miền núi, vùng nông thôn vẫn có thể học được, thậm chí tự học thì sao phải quá lo nghĩ. Mình mong muốn Nam được phát triển toàn diện, có thời gian được làm những việc mình theo đuổi, có thời gian để học thêm ngoại ngữ. Và một điều quan trọng là con luôn có khoảng thời gian mỗi ngày để đọc sách, để chơi cùng bố mẹ. - Trường học phải tạo điều kiện cho con có khả năng tự học. Mình quan niệm, việc học muốn đi được đường dài phải dạy cho người học cách học. Vậy nên những trường học nào o ép, yêu cầu học sinh làm nhiều bài tập về nhà, mình cũng hơi e sợ và không nằm trong mục tiêu lựa chọn của mình. - Trường học phải gần nhà: Mình rất sợ cho con học xa nhà vì nghĩ không nên để con tốn thời gian và sức khỏe vào việc “tham gia giao thông”. Ưu tiên “gần nhà” thậm chí choán hết cả suy nghĩ của mình khi xin học cho con. Mình cũng thích trường có xe đưa đón, cảm giác an toàn hơn là mẹ chở con (vì mình hơi yếu mà Nam thì ục ịch nên chở đi đâu rất khó ). Trường Nam học tuy gần nhà nhưng mình vẫn đăng kí xe đưa đón. Mình thấy rất ngạc nhiên khi có những cháu, vì nhà xa quá nên buổi sáng, mẹ bế lên xe cho ngủ, đến trường mọi người đánh thức dậy rồi làm vệ sinh cá nhân tại trường. Thương ơi là thương. Nhiều người cứ hỏi có nên cho con học trường này trường kia không. Mình hỏi mà nói cách nhà cả gần chục cây là mình sẽ khuyên nên suy nghĩ lại. Theo mình, đừng để con phải lãng phí sức khỏe và thời gian cả sự an toàn nữa. - Trường học sạch sẽ, thân thiện: Vì Nam rất ngại những nhà vệ sinh không được sạch sẽ nên đi chọn trường cho Nam, mình thậm chí còn vào cả nhà vệ sinh để xem. Có những nơi trường học thì cũng khá đẹp nhưng nhà vệ sinh không thể chấp nhận được. Đó một phần do cách quản lý, phần nữa do các cô trong trường không nhắc nhở các cháu. Trong một môi trường, những việc “nhỏ” không được quan tâm như thế thì mình cũng không yên tâm để gửi gắm. - Điều cuối cùng là trường học phù hợp với điều kiện kinh tế của gia đình. 2. Sau khi xem xét những điều kiện trên, đến mục mình “tự kỉ” với bản thân như sau:- Không có trường học nào là “trong mơ”, như kiểu trường học trên lớp học toa tàu. Thế nào bạn cũng tìm thấy những điểm chưa được ưng ý với bản thân mình hoặc con mình. Nhưng không sao, việc con mình phải thích nghi với một môi trường chưa được ưng ý cũng là một bài học cuộc sống tuyệt vời. - Trường nào cũng có những giáo viên tốt: Mình luôn tin chắc là như vậy. - Trường học là một “thánh đường” của tri thức. Trường học luôn mang lại những điều tuyệt vời cho đứa trẻ nhưng không có nghĩa là sẽ giúp “biến hóa” đứa con của bạn thành những đứa trẻ hoàn toàn khác. Mình luôn tin, giáo dục gia đình cũng có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. |
Hiện FB group Con Tự Học rất nóng với những thông tin hỏi han về một trường cụ thể, rủ nhau gom nhóm nhập học vào cùng một trường để được giảm giá. Các phụ huynh có thể tìm kiếm các chia sẻ này bằng từ khóa "chọn trường" trong group: https://www.facebook.com/groups/ConTuHoc/search/?query=%22ch%E1%BB%8Dn%20tr%C6%B0%E1%BB%9Dng%22
ConTuHoc khuyến nghị học sinh sử dụng hệ thống (tự) học thêm và ôn thi tối ưu TAK12 để đạt điểm cao nhất với thời gian ôn ít nhất. Đăng kí tài khoản miễn phí để bắt đầu: | ||||
Đăng kí nhận emailNếu bạn muốn định kì nhận được email tóm tắt các thông tin cập nhật về tài nguyên, phương pháp học tập, các khóa học/CLB miễn phí và các chương trình ưu đãi của Giáo dục Con Tự Học |
- Chia sẻ về việc chọn trường và lộ trình học qua các cấp cho con của chị Lucy Lu
- 'Ép con học nhiều là cha mẹ mắc bẫy của giáo viên lười'
- Có nhất thiết phải chọn một trường mẫu giáo theo phương pháp giáo dục Mon hay theo một phương pháp lừng danh nào khác?
- Dạy con đánh vần trước khi vào lớp 1
- Để con thích học từ lớp 1
- Vui học Toán lớp 1: 10 trò chơi dạy bé nhanh thạo phép cộng, trừ