Học ngành gì để có thể làm robot, chế tạo robot?

10 Tháng Mười Một 2017 4027 lượt đọc

Một vài đặc trưng cơ bản của robot

Đầu tiên robot luôn có sự vận động, di chuyển hoặc tác động lực lên một đối tượng khác. Một số robot có bánh xe để di chuyển một cách tự do. Một số robot khác lại được gắn cố định, nhưng chúng lại có các cơ cấu chuyển động giúp robot thao tác tại chỗ như cầm, nắm, di chuyển một vật nào đó.

Các khung cơ khí, kết cấu truyền động cơ khí rất quan trọng để hình thành cho robot khả năng vận động một cách tự do, linh hoạt. Robot hoạt động lâu dài, ổn định, linh hoạt luôn cần một hệ thống kết cấu cơ khí thật tốt.

Học ngành gì để có thể làm robot, chế tạo robot? 

Thứ hai, robot không cần sự điều khiển liên tục của con người mà hoạt động một cách tự động. Những robot hiện đại nhất không chỉ tự động mà còn thông minh nữa. Để làm được điều này, người ta ứng dụng sức mạnh của công nghệ thông tin, lập trình điều khiển trên máy tính.

Từ hệ thống thông tin muốn gửi tín hiệu điều khiển để robot hoạt động cần có các đường truyền dẫn tín hiệu bằng điện, điện tử.

Một robot được chế tạo, cần phải có sự tham gia của 3 lĩnh vực lớn là cơ khí, công nghệ thông tin và điện - điện tử. Chính vì vậy mà chế tạo sản xuất robot không phải là một việc dễ dàng, và luôn có nhiều thách thức mà người chế tạo phải đối mặt.

Học ngành gì để có thể làm robot, chế tạo robot?

Mô hình robot của sinh viên

Những ngành nào có thể tham gia chế tạo robot

Như trên đã phân tích, để chế tạo robot thì ngành này phải liên quan đến cả 3 lĩnh vực là: cơ khí, điện - điện tử, và công nghệ thông tin.

Ngành cơ điện tử là ngành có liên quan đến cả ba lĩnh vực trên, đồng thời cơ điện tử còn có các chuyên ngành liên quan mật thiết đến việc chế tạo robot.

Ngành điều khiển và tự động hóa cũng liên quan đến cả ban lĩnh vực cơ khí, điện - điện tử, công nghệ thông tin.

Để chính một mình cá nhận bạn tự chủ động chế tạo được robot, thì hai ngành cơ điện tử và ngành điều khiển và tự động hóa là phù hợp. Tuy vậy, hãy thật lưu ý những phần bên dưới để quyết định ngành học cho phù hợp.

Học ngành gì để có thể làm robot, chế tạo robot?

Tay máy robot trong công nghiệp thường rất lớn, hội tụ nhiều công nghệ hiện đại và được thực hiện bởi rất nhiều công ty khác nhau.

Nên chọn học ngành nào?

Chế tạo robot luôn được xếp là các dự án lớn, một cá nhân không thể đảm đương hết được.

Ví dụ như trong cuộc thi robot con, để làm được robot hoàn chỉnh các bạn phải thành lập đội, phân chia nhóm chuyên môn:

- Nhóm phân tích - thiết kế tổng hợp, 
- Nhóm thi công cơ khí (tạo hình robot)
- Nhóm thi công điện - điện tử (làm bản mạch điện, làm hệ thống dẫn điện, chọn pin, chọn động cơ phù hợp...), 
- Nhóm lập trình để tạo chương trình giúp robot tự hoạt động một cách thông minh.

Với nhóm phân tích - thiết kế tổng hợp thì đỏi hỏi các chuyên ngành tổng hợp liên quan đến robot: ngành cơ điện tử, ngành điều khiển và tự động hóa. Nhưng với các nhóm còn lại, các cá nhân có sở trường chuyên môn riêng theo lĩnh vực sẽ làm tốt hơn hết. Vì vậy, để chế tạo ra robot hoạt động tốt cũng cần người làm chuyên về cơ khí, cần những người chuyên về điện - điện tử, cần những người chuyên về công nghệ thông tin.

Như vậy, theo ngành cơ khí, điện - điện tử, công nghệ thông tin, kỹ thuật máy tính... đều có thể tham gia chế tạo được robot.

Theo Hướng Nghiệp Việt


ConTuHoc khuyến nghị học sinh sử dụng hệ thống (tự) học thêm và ôn thi tối ưu TAK12 để đạt điểm cao nhất với thời gian ôn ít nhất. Đăng kí tài khoản miễn phí để bắt đầu:
Học tốt lớp 1-12 môn Toán, Tiếng Anh Ôn thi vào lớp 6 Ôn thi vào lớp 10 Nâng cao Tiếng Anh theo khung CEFR Ôn thi chứng chỉ Tiếng Anh Cambridge, ETS, IELTS

 

Đăng kí nhận email

Nếu bạn muốn định kì nhận được email tóm tắt các thông tin cập nhật về tài nguyên, phương pháp học tập, các khóa học/CLB miễn phí và các chương trình ưu đãi của Giáo dục Con Tự Học

Trở thành Đại sứ Giáo dục Con Tự Học

 

Được khen ngợi nhiều

sổ học từ vựng thông minh azVocab