Sự khác nhau giữa nghề nghiệp và công việc
Sự khác nhau giữa nghề nghiệp và công việc
Trích dạy con làm giàu – Robert T.Kiyosaki & Sharon L. Lechter
“Con có thấy sự khác nhau giữa nghề nghiệp và công việc không?” Ngày nọ người cha giàu hỏi.
Tôi hơi bối rối và hỏi lại, “ Không phải hai thứ là một sao cha? Không phải nghề nghiệp giống công việc sao?”
Người cha giàu lắc đầu nói, “ Nếu con muốn thành công trong đời, con cần biết sự khác nhau đó.”
“Có gì là quan trọng?” Mike hỏi và cả hai đứa nhún vai, chờ bài học của cha vì biết nó sẽ đến cho dù chúng tôi có muốn nghe hay không.
“Cha ruột của con thường nói gì về chuyện tìm việc làm?”
Nghĩ một chút tôi trả lời, “ Chacon vẫn nói là đi học và học cho giỏi vào để tìm được việc làm tốt.”
“Thế cha con có nói Làm bài tập đi để có việc làm tốt không?”
“Vâng có,” tôi trả lời “ Cha con có nói những điều như thế”
“vậy cái khác nhau giữa nghề nghiệp và công việc là gì?” Người cha giàu hỏi lại.
“ Con không biết”, Với con thì cái nào cũng là công việc thôi.”
“A, con hiểu cha muốn nói gì rồi,” Mike thốt lên. “Nghề nghiệp là việc con làm được trả lương. Còn công việc thì con không được trả lương, ví dụ bài tập về nhà. Công việc là những gì con làm để chuẩn bị cho nghề nghiệp của mình.”
Người cha giàu gật đầu, “ Đúng vậy. Đó là sự khác nhau giữa công việc và nghề nghiệp. Con ăn lương từ nghề của mình nhưng con chẳng được trả lương cho việc của mình.” Nhìn tôi, ông hỏi, “Thế con có được trả tiền để dọn cỏ, hay mẹ con có được trả tiền để làm việc nhà không?”
“Dạ không,” tôi trả lời. “Trong nhà con không có chuyện đó. Con còn chẳng được cho tiền tiêu vặt nữa là.”
“Vậy con có được trả tiền để làm bài tập không?”Người cha giàu hỏi. “Cha con có cho con tiền để con đọc sách không?”
“Dạ không,” tôi trả lời giọng nghi ngờ. “Ý cha là bài tập về nhà cũng là bước chuẩn bị cho nghề nghiệp của con?”
“Đúng vậy đấy,” người cha giàu mỉm cười .” Về chuyện tiền bạc , càng làm nhiều bài tập, con càng kiếm được nhiều tiền trong nghề nghiệp. Nhưng ai không làm bài tập sẽ kiếm được ít tiền hơn, cho dù là làm công hay làm chủ.”
Nghĩ ngợi một lúc, cuối cùng tôi nói, “ Vậy có thực là nếu con không làm bài tập về nhà khi đi học, con sẽ không có nghề lương cao?”
“Phải, ý cha là thế,” Người cha giàu nói. “Ít nhất, nếu con không làm bài tập thì con sẽ không thể trở thành bác sĩ, kế toán hay luật sư. Nếu con đi làm công, con sẽ gặp khó khăn trên đường thăng tiến và ít lương bổng nếu con không có kỹ năng được đào tạo đàng hoàng hay bằng cấp đại học.”
“Và nếu muốn trở thành chủ doanh nghiệp, chúng con cần làm nhiều loại bài tập khác nữa”
Người cha giàu gật đầu nói, “ Và nhiều chủ doanh nghiệp thôi việ mà không làm bài tập. Vì thế mà rất nhiều doanh nghiệp nhỏ thất bại hoặc rất vất vả chuyện tài chính.”
“Vì thế mà cha đang ép chúng con làm bài tập để trở thành chủ doanh nghiệp.”
“Chính xác,” người cha giàu nói. “ Và vì thế mà cha không trả tiền cho các con. Làm việc không lương choc ho chính là các con đang làm bai tập. Nhiều chủ doanh nghiệp không hiểu chuyện làm việc không lương. Họ cho rằng cái gì họ làm cũng phải được trả tiền chứ. Vì thế mà họ thấ bại. Họ tieeps tục suy nghĩ theo cách của người làm công. Họ muốn được hưởng lương đều đặn.”
Mỗi khi nghĩ tới công việc, chúng ta thường liên tưởng chúng tới những thứ phải làm, thứ đó có thể là bây giờ, hôm nay, tuần này hoặc những ngày tiếp theo. Mỗi khi nghỉ một công việc nào đó, bạn có thể thấy rõ điểm bắt đầu, khoảng đỉnh cao của bản thân và cái kết thúc. Mặc dù vậy, nghề nghiệp lại là thứ khác biệt hoàn toàn mặc dù 2 khái niệm này có nhiều điểm tương đồng.
Khi nhìn về nghề nghiệp, chúng ta nhìn thấy sự mở đầu, giả sử bạn muốn nghề nghiệp của mình là một chuyên viên tư vấn, có thể thấy rõ điểm khởi đầu, thế còn điểm kết thúc? Nghề nghiệp là tổng thể của nhiều công việc, sự kiện cũng như những thay đổi trong cuộc sống, nó giúp định nghĩa bản thân mỗi người.
Vậy điều này có gì quan trọng? Trong thời điểm hiện tại, nhiều người chỉ quan tâm tới công việc, cho nó là mục tiêu sống mà quên đi mất nghề nghiệp mới là thứ theo ta tới suốt đời.
Thông tin thêm để bạn nói với con về công việc và nghề nghiệp nhằm giúp con hướng nghiệp
Theo Trí thức trẻ
Công việc không định nghĩa bạn là ai
Một công việc gắn liền với những hoạt động hoàn thiện đầu việc nhỏ, ví dụ như tôi triển khai một chiến dịch mới, luyện tập kĩ năng hay tôi bán được món hàng này cho khách hàng... Công việc có thể có khoảng thời gian rất ngắn hoặc rất dài nhưng nó luôn có bắt đầu, giữa và kết thúc.
Qua quá trình làm việc, công việc dần gắn bó với cuộc sống của con người và dần cho ta thấy mình đã làm được những gì. Khi gặp gỡ ai đó, người ta nói về công việc, họ sẽ hỏi bạn "Bạn là ai?" khi đó bạn sẽ trả lời họ với công việc của mình.
Ai cũng nói được rằng tôi làm công việc A cho công ty B và đã làm được C năm... Thực tế là ai cũng nói được như vậy. Thế nhưng, nếu có người hỏi bạn rằng "nghề nghiệp" của anh là gì, liệu bạn có trả lời được?
Nghề nghiệp là thứ quá rộng, nó tổng hợp các công việc liên quan, những thứ bạn muốn gặt hái trong tương lai cũng như cái đích bạn muốn đến trong cuộc sống của mình.
Nếu như bạn không muốn bị gọi bằng công việc của mình (ví dụ như anh lập trình viên), hãy dừng nghĩ tới công việc mà nghĩ tới định hướng nghề nghiệp đã.
Nghề nghiệp là ngọn đèn chỉ lối cho mỗi người
Nghề nghiệp và công việc có những điểm chung, chúng liên kết chặt chẽ với nhau, nếu không có công việc, bạn chẳng thể định hình được nghề nghiệp của mình là gì. Thế nhưng nếu không có nghề nghiệp, bạn sẽ chẳng biết mình cần làm gì tiếp theo.
Nhảy việc là điều rất bình thường và có rất nhiều người nhảy việc. Thế nhưng khi nhìn về nghề nghiệp, thứ mà bạn muốn trở thành, nó chẳng dễ thay đổi như những công việc bạn đã, đang làm. Nghề nghiệp giúp bạn tìm được công việc mong muốn, nếu nó phù hợp với tiêu chí nghề nghiệp, đó là một công việc đúng, nếu không, bạn cần tìm việc khác.
Vậy, nghề nghiệp của bạn là gì?
Tôi từng có một người bạn với sở thích nhảy việc, anh ta thay tới 10 công ty khác nhau chỉ trong vòng 4 năm. Lý do của anh ta đưa ra rất đơn giản "chán thì nghỉ, chẳng có lý do gì". Thế rồi tôi hỏi lại "vậy định hướng nghề nghiệp của anh là gì? Những công việc anh từng làm liệu có đúng với nghề nghiệp anh chọn?". Lúc này người bạn của tôi dừng lại, anh bắt đầu suy nghĩ về những mơ ước của mình và rồi sau đó không lâu, anh ta tìm được một công việc đủ hấp dẫn để níu kéo anh ta lâu dài.
Bạn thấy gì trong câu chuyện phía trên? Nếu công việc bạn đang làm khiến bạn mệt mỏi, không thấy thoải mái, hãy xem lại định hướng nghề nghiệp của mình, liệu công việc này có đúng với nghề nghiệp cùng con đường bạn đang muốn đi?
Biết được định hướng nghề nghiệp cho bản thân là điều rất quan trọng. Giả sử bạn làm ngân hàng trong nhiều năm nhưng chẳng bao giờ cảm thấy thoả mãn với mình hay công việc, hãy xem lại định hướng nghề nghiệp, thứ mà bạn thích nhất, biết đâu công việc ngân hàng không phải là thứ dành cho bạn.
Vậy có nên nghỉ việc? Để trả lời câu hỏi này, trước hết hãy tự hỏi mình rằng trong công việc bạn đang làm, nó có cung cấp được những thứ hữu ích cho nghề nghiệp của bạn hay không? Làm nó có giúp nghề nghiệp của bạn sáng lạng hơn không? Nếu nó không giúp ích gì, nghỉ là lựa chọn đúng đắn, làm một công việc theo đúng định hướng nghề nghiệp sẽ giúp bạn giải toả được rất nhiều vấn đề.
Sẽ ra sao nếu không có định hướng nghề nghiệp
Nếu không biết nghề nghiệp mình đang theo đuổi, bạn sẽ rơi vào tình thế nhảy việc liên hồi, từ công việc này qua công việc khác mà không có điểm dừng. Tệ hại hơn, bạn không thể thấy thoải mái cho dù đã làm thử rất nhiều, cố gắng rất nhiều... nó là một sự phí phạm về thời gian mà bạn không nên có.
Steve Jobs từng nói làm một công việc bạn thích, bạn sẽ chẳng phải đi làm ngày nào vì mọi ngày đi làm đều như những ngày bạn hiện thực hoá giấc mơ. Vậy, nghề nghiệp của bạn là gì? Công việc hiện tại có đúng với định hướng nghề nghiệp, giấc mơ mà bạn hằng mong muốn?
ConTuHoc khuyến nghị học sinh sử dụng hệ thống (tự) học thêm và ôn thi tối ưu TAK12 để đạt điểm cao nhất với thời gian ôn ít nhất. Đăng kí tài khoản miễn phí để bắt đầu: | ||||
Đăng kí nhận emailNếu bạn muốn định kì nhận được email tóm tắt các thông tin cập nhật về tài nguyên, phương pháp học tập, các khóa học/CLB miễn phí và các chương trình ưu đãi của Giáo dục Con Tự Học |
- Nếu chưa được hướng nghiệp, bạn đừng nên đi du học
- Du học sinh khó xin việc khi về nước
- Tỷ phú đa phần học kĩ thuật và bắt đầu với nghề sales
- Viettel tuyển dụng nhân sự chuyên môn không nhất thiết phải có bằng đại học
- Hướng nghiệp theo STEM, có nên cố cho trẻ học lập trình từ nhỏ?
- Cha mẹ nên hướng nghiệp cho con từ thời điểm nào?