Hội thảo "Khi nào nên hướng nghiệp cho con": rất nhiều thông tin và chia sẻ bổ ích

13 Tháng Mười Một 2017 4432 lượt đọc

 

Hội thảo "Khi nào nên hướng nghiệp cho con" đã được diễn giả Nguyễn Thị Hồng Liên bắt đầu rất đúng giờ, theo nguyên tắc tôn trọng những phụ huynh đã đến sớm. Sau hai hoạt động khởi động để các phụ huynh (PH) kết nối, kích hoạt khả năng tập trung và khả năng tương tác, hội thảo đã bắt đầu với phần chia sẻ thực tế về lựa chọn và trải nghiệm nghề nghiệp của các PH.

Chị Phương Anh, 40 tuổi chia sẻ: chị không được cha mẹ hướng nghiệp gì. Giống các bạn cùng thời, chị đăng kí thi vài trường đại học. Chị vào học ĐH Xây dựng vì thi đỗ chứ không hề có khái niệm trường đó dạy gì, tại sao phải học đại học để ra làm ngành xây dựng. Tới nay chị vẫn làm trong ngành xây dựng. Công việc tuy không phải là sở thích những phù hợp với năng lực nên chị có những thành công và hài lòng nhất định.  Mặc dù vậy, chị vẫn để tâm tới những lĩnh vực mình yêu thích.

Chị Nhàn, hiện đang làm kế toán ở Hà Nội, chia sẻ con đường chị đến với nghề: Chị vốn định ngheo nghề bố vào ngành công an, nhưng bố về hưu sớm, chị sợ khó bố trí được địa điểm công tác gần nhà, nên không vào ĐH đã định, mà chọn học ngành du lịch với hy vọng sớm kiếm được nhiều tiền, giúp đỡ cho gia đình ở vùng nông thôn khó khăn. Học xong chị mới thấy không phải làm du lịch là dễ kiếm tiền như mình tưởng, nên chuyển sang làm kế toán. Hiện chị vẫn làm nhưng vẫn biết là mình yêu thích việc gì đó gắn bó với thiên nhiên hơn.

Chị Thắm, 40 tuổi, cũng đang làm kế toán, lại có trải nghiệm chọn nghề hơi khác:  Chị đỗ cả 3 trường đại học, 1 trường khối sư phạm, một trường khối kinh tế. Gia đình hướng chị theo nghề sư phạm để có công việc ổn định. Nhưng cá nhân chị lại nghĩ nghề sư phạm ít thay đổi, không hấp dẫn, nên chọn học trường kinh tế, khoa Quản trị kinh doanh. Chị học thêm một khóa kế toán ngắn hạn, sau khi tốt nghiệp chị làm kế toán và vẫn làm nghề này tới vị trí kế toán trưởng hiện nay. Chị không thấy quá yêu thích nghề nhưng chị quan niệm đã làm nghề gì thì kiên trì khắc phục mọi khó khăn để làm đến nơi đến chốn.

Từ chia sẻ của 3 vị PH, có thể thấy đặc điểm chung của thế hệ 7x, 8x là không được hướng nghiệp, không được tìm hiểu trước về ngành về trường đại học mình vào. Có "duyên" với nghề nào vẫn làm tốt được nghề ấy, nhưng trong thâm tâm vẫn biết hoặc vẫn muốn tìm một việc khác có thể khiến mình thấy hạnh phúc hơn.

Lợi ích của giáo dục hướng nghiệp

Sau khi chị Hồng Liên giới thiệu về lịch sử, lợi ích của giáo dục hướng nghiệp và cách làm giáo dục hướng nghiệp của hai quốc gia đi đầu về việc này là Mỹ và Úc, các phụ huynh lại được mời chia sẻ quan điểm của mình về những yếu tố giúp thành công trong sự nghiệp. Những từ khóa đam mê, nhiệt huyết, thực tế, may mắn đã được nhắc tới. Sau đó hội trường thấy thật tâm đắc với slide tổng kết các yếu tố thành công trong sự nghiệp mà diễn giả trình bày:

Các yếu tố để thành công trong sự nghiệp

Các yếu tố để thành công trong sự nghiệp

Năng lực thiết yếu cho lao động thế kỉ 21

Những năng lực thiết yếu được yêu cầu trong thế kỉ 21 - thế kỉ của cách mạng công nghiệp 4.0

Tiếp đến là hoạt động kết nhóm làm bài chia sẻ về trải nghiệm từng có một công việc mới mà mình từng muốn làm nhưng không dám làm vì trở ngại nào đó. Các phụ huynh đã làm hết sức nhiệt tình:

Trình bày của 1 nhóm về trải nghiệm từng muốn mà không dám chuyển sang một công việc mới

Thời gian có hạn nên chỉ kịp cho một nhóm lên trình bày kết quả. Bài trình bày cho thấy các "học viên" đã lĩnh hội các yếu tố để thành công trong công việc rất nhanh.

Sau phần dẫn nhập cuốn hút, 60 phụ huynh tham dự hội thảo đã được lắng nghe rất nhiều thông tin chia sẻ hữu ích từ diễn giả:

Giáo dục hướng nghiệp cho con theo từng độ tuổi

Các căn cứ để đưa ra quyết định nghề nghiệp

Những điều tâm niệm trong giáo dục hướng nghiệp

Những điều tâm niệm trong giáo dục hướng nghiệp

Cách lập kế hoạch nghề nghiệp

Các bước lập kế hoạch nghề nghiệp

 

Cho bước tìm hiểu bản thân trong quá trình lập kế hoạch nghề nghiệp, chị Hồng Liên cũng trình bày rất nhiều mô hình và bài trắc nghiệm liên quan:

Hội thảo

Bài trắc nghiệm Holland, phù hợp với các bạn từ 16 tuổi.

Hội thảo

Hội thảo

 

Chị Liên cũng nhấn mạnh rằng các bài test chỉ mang tính tương đối, chỉ để tham khảo, không mang tính áp đặt vào cuộc đời con, các test có độ chính xác cao thường phải do chính con làm và con phải hiểu về bản thân. Nên con phải hiểu đủ về bản thân mới test được. Bài test Holland  chỉ phù hợp cho các bạn từ khoảng 15 tuổi. Các test mang tính bẩm sinh: Gencode, tử vi chỉ mang tính chính xác tương đối. Quan trọng là tự nhận diện, viết ra được bản thân...

Với rất nhiều thông tin và diễn giải chi tiết được đề cập, buổi hội thảo đã kéo dài quá dự kiến hơn một tiếng đồng hồ. Các PH tham dự vẫn rất nhiệt tình lắng nghe và chuyển lại các câu hỏi cho diễn giả.

Thay mặt cho các PH tham dự, chị Dương Thị Minh đã gửi tới chị Hồng Liên bó hoa tươi thắm và món quà lưu niệm, cùng lời cảm ơn chân thành tới chị Hồng Liên. Với buổi chia sẻ này, chị Hồng Liên đã không chỉ nhiệt huyết truyền đạt cho các phụ huynh những thông tin hữu ích về giáo dục hướng nghiệp mà chị có được sau 5 năm, mà còn cùng ConTuHoc và các PH tham dự đóng góp vào Quỹ trò nghèo vùng cao (Cơm Có Thịt): với mỗi cuốn lịch để bàn Cơm Có Thịt được mua tại hội thảo, từng PH đã đóng góp 50K, ConTuHoc.com góp thêm 15K, để tham gia ủng hộ quỹ Cơm Có Thịt.


ConTuHoc khuyến nghị học sinh sử dụng hệ thống (tự) học thêm và ôn thi tối ưu TAK12 để đạt điểm cao nhất với thời gian ôn ít nhất. Đăng kí tài khoản miễn phí để bắt đầu:
Học tốt lớp 1-12 môn Toán, Tiếng Anh Ôn thi vào lớp 6 Ôn thi vào lớp 10 Nâng cao Tiếng Anh theo khung CEFR Ôn thi chứng chỉ Tiếng Anh Cambridge, ETS, IELTS

 

Đăng kí nhận email

Nếu bạn muốn định kì nhận được email tóm tắt các thông tin cập nhật về tài nguyên, phương pháp học tập, các khóa học/CLB miễn phí và các chương trình ưu đãi của Giáo dục Con Tự Học

Trở thành Đại sứ Giáo dục Con Tự Học

 

Được khen ngợi nhiều

sổ học từ vựng thông minh azVocab